Đây là những loại vũ khí tối tân, được trang bị các công nghệ hiện đại với hoả lực mạnh, có khả năng đáp ứng được yêu cầu của quân đội Ấn Độ trong các cuộc xung đột.
Xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun Mk2: Nắm đấm hỏa lực mạnh nhất của lục quân Ấn Độ. Đây là dự án xe tăng sản xuất trong nước đầu tiên của Ấn Độ. Arjun được trang bị pháo 120 mm, trạm vũ khí điều khiển từ xa cùng hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến. Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 Bhishma nhập khẩu từ Nga, một trong 10 xe tăng mạnh nhất thế giới. Nhỏ gọn, cơ động nhanh, hỏa lực mạnh là những điểm vượt trội của T-90. Xe tăng này đã chứng minh sức mạnh tại chiến trường Syria. Pháo phản lực phóng loạt (MRLS) BM-30 Smerch nhập khẩu từ Nga, một trong những hệ thống MRLS có tầm bắn xa nhất thế giới. BM-30 có tầm bắn 90 km mang theo nhiều loại đầu đạn khác nhau, đặc biệt là đạn chùm chống tăng tự dẫn. Tên lửa hành trình BrahMos: Vũ khí mặt đất có tốc độ tấn công nhanh nhất thế giới hiện nay. BrahMos là sản phẩm liên doanh giữa Ấn Độ và Nga. Tên lửa có tầm bắn trên 300 km, tốc độ tấn công pha cuối lên đến 3.700 km/h nên rất khó đánh chặn. Tiêm kích Su-30MKI: Phiên bản hiện đại nhất của dòng Su-30 do Nga chế tạo. Đặc biệt, Su-30MKI của Ấn Độ được trang bị tên lửa BrahMos đem lại khả năng tấn công đáng sợ mà chưa có quốc gia châu Á nào có. Tên lửa đạn đạo chiến thuật Prahaar: Tầm bắn 150 km. Tên lửa được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến với sai số trượt mục tiêu chỉ khoảng 10 m. Mỗi xe phóng mang theo 6 đạn tên lửa đem lại khả năng tấn công mạnh mẽ. Tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi: Nó được chế tạo với nhiều phiên bản khác nhau, tầm bắn từ 150-600 km. Tên lửa này có thể phóng từ xe phóng cơ động trên mặt đất hay trên tàu chiến đem lại khả năng linh hoạt cao. Tên lửa đạn đạo tầm trung chính xác cao Shaurya: Tầm bắn tối đa 1.900 km. Tên lửa có thể mang đầu đạn thông thường nặng 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Shaurya được trang bị công nghệ dẫn hướng tiên tiến có thể đánh trúng mục tiêu với sai số khoảng 20 m. Họ tên lửa đạn đạo Agni: Được chế tạo với nhiều phiên bản khác nhau, tầm bắn từ 700 đến 8.000 km, trong đó, Agni-V là tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của Ấn Độ, giúp nước này gia nhập câu lạc bộ các nước sở hữu vũ khí tấn công xuyên lục địa. (Nguồn: Zing News)
Bình luận