Kế thừa thành quả chinh phục Bắc Cực của Liên Xô, trong 10 năm trở lại đây Nga tiếp tục nâng cấp các căn cứ dân sự và quân sự tại khu vực Bắc Cực. Bộ quốc phòng Nga đã và đang tiếp tục xây dựng nhiều đường băng, căn cứ và các điểm phòng thủ chiến lược trên những hòn đảo nằm ở khu vực cực bắc của nước Nga.
Hạm đội phương Bắc của Hải quân Nga là lực lượng hải quân hùng hậu nhất tại khu vực Bắc Cực. Tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc Viktor Murakhovsky nói với phóng viên RIA Novosti rằng, “Hạm đội phương Bắc ngày nay không chỉ đơn thuần là một hạm đội hải quân”.
Ông giải thích, xét trên phương diện lý luận, hạm đội này giống như một trung tâm chỉ huy chiến lược hoặc một quân khu, bao gồm các binh chủng pháo binh và tên lửa hợp thành, cùng với các đơn vị bộ binh, phòng không và các công trình phòng thủ được xây trên mặt đất khác.
Trong những năm gần đây, Bộ quốc phòng Nga đã chỉ đạo nghiên cứu, thiết kế và sản xuất các loại phương tiện và vũ khí đặc chủng có khả năng hoạt động trong điều kiện thời tiết lạnh giá tại Bắc Cực.
Trong lễ duyệt binh mừng Ngày chiến thắng tại Quảng trường Đỏ, quân đội Nga đã giới thiệu nhiều loại phương tiện và vũ khí đặc chủng cho khu vực Bắc Cực. Trong đó có hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M2DT và tổ hợp phòng không Pantsir-SA nhằm bổ sung năng lực phòng không khi kết hợp với những hệ thống S-400 đã được triển khai tại khu vực này từ năm 2015.
Để hỗ trợ việc vận chuyển các hệ thống vũ khí này, Nga phát triển xe đa địa hình chuyên dụng Vityaz DT-30 có thể hoạt động bình thường ở nhiệt độ -55 độ C với hệ thống sưởi ấm đặc biệt bên trong xe. Ngoài ra, RIA Novosti cho biết Vityaz DT-30 phiên bản lội nước có khả năng hoạt động ở Bắc Cực đang được chế tạo.
Video: Quân đội Nga luyện tập tại khu vực Bắc Cực
Bên cạnh đó, Bộ quốc phòng Nga còn chỉ đạo phát triển một số trang thiết bị nhỏ hơn dành cho các lực lượng hoạt động trên mặt đất, ví dụ như Tiểu đoàn súng trường cơ động độc lập số 80, đồn trú tại căn cứ Alakurtti. Tiểu đoàn này được coi là một trong các đơn vị thiện chiến nhất của quân đội Nga tại khu vực Bắc Cực.
Bên cạnh các loại xe tải Ural và Kamaz có khả năng hoạt động ở điều kiện nhiệt độ cực thấp, các lực lượng đồn trú tại khu vực này còn được trang bị xe đa địa hình 6x6 TREKOL và xe trượt tuyết TTM-1901 Berkut với khoang lái có hệ thống sưởi. Ngoài ra quân đội Nga tại đây vẫn sử dụng chó và tuần lộc để kéo xe trượt tuyết.
Trong thời gian sắp tới, Nga sẽ tiếp tục đưa vào biên chế nhiều loại phương tiện chiến đấu như xe tăng, xe chiến đấu và máy bay trực thăng được thiết kế để tác chiến trong môi trường giá lạnh tại Bắc Cực
Mới đây, quân đội Nga đưa vào biên chế trực thăng vùng cực Mi-8AMTSh-VA với hệ thống luân chuyển nhiệt để đảm bảo cho các bộ phận của trực thăng hoạt động bình thường.
Ngoài ra, quân đoàn Bắc Cực của Nga còn nhận được sự hỗ trợ đáng kể của lực lượng tàu phá băng hạt nhân và tàu phá băng diesel điện, hiện Nga là nước duy nhất trên thế giới sở hữu lực lượng tàu phá băng nguyên tử.
Đội tàu phá băng nguyên tử của Nga trợ giúp đắc lực cho quân đội Nga trong việc vận tải hàng hóa cũng như trang thiết bị, lương thực thực phẩm tới những vị trí khắc nghiệt và trọng yếu trong khu vực này. Mặc dù nhiều quốc gia phương Tây cũng cố gắng chinh phục khu vực này, nhưng họ vẫn bị người Nga bỏ lại đằng sau rất xa.
Trong năm 2017, Hạm đội phương Bắc của Nga sẽ nhận thêm tàu phá băng Ilya Muromets thuộc lớp tàu đề án 21180. Con tàu này có thể phá vỡ lớp băng dày 1 mét, được trang bị một sàn đáp trực thăng và có khả năng chở hàng để tiếp tế cho các đơn vị của Nga ở Bắc Cực.
Bên cạnh đó theo kế hoạch, tới năm 2020 tàu tuần tra vùng cực Ivan Papanint huộc lớp tàu Đề án 23550 sẽ được biên chế vào Hạm đội phương Bắc. Lớp tàu Đề án 23550 có khả năng phá lớp băng dày đến 1,7 m và có năng lực tác chiến mạnh với pháo hạm AK-190 và tên lửa chống hạm. Về bản chất lớp tàu này là chiến hạm có khả năng phá băng, chứ không phải là tàu phá băng được lắp thêm pháo hạm.
Bình luận