Các nhà khoa học vừa phát hiện xương hóa thạch của một loài người chưa từng được biết đến trước đây trong một hang động ở Nam Phi.
Loài người mới phát hiện được đặt tên là Homo naledi, thuộc cùng chi Homo với người hiện đại hay còn gọi là người thông minh (Homo sapiens), tổ tiên trực tiếp của chúng ta ngày nay.
Người Homo naledi có thể xuất hiện trên Trái đất từ cách đây 2,8 triệu năm. Ảnh: Daily Mail |
Theo báo cáo nghiên cứu, các chuyên gia đã khai quật được hơn 1.500 mảnh xương thuộc về ít nhất 15 người Homo naledi, gồm cả người lớn và trẻ con, trong hệ thống hang động Rising Star Rising Star ở tỉnh Gauteng thuộc Nam Phi, nơi được mệnh danh là cái nôi di sản thế giới của nhân loại. Dù chưa xác định được niên đại một cách chính xác, nhưng nhóm nghiên cứu phỏng đoán số xương hóa thạch này hiện có thể lên tới 2,8 triệu năm tuổi.
Nơi tìm thấy các mảnh xương của loài người mới tọa lạc ở nơi rất khó tiếp cận thuộc hệ thống hang Rising Star ở Nam Phi. Ảnh: Daily Mail |
Hang chứa các mảnh xương hóa thạch tọa lạc ở phía cuối một đường dốc đứng và hẹp, rất khó tiếp cận. Hiện các chuyên gia vẫn chưa rõ, bằng cách nào hơn một chục bộ xương người H. naledi, từ trẻ nhỏ tới người già, lại bị vùi lấp ở một nơi xa xôi của hệ thống hang động lớn như vậy.
Khuôn mặt phục dựng của một người H.naledi trưởng thành. Ảnh: Getty Images |
Các nhà nghiên cứu không loại trừ khả năng, các thi thể người tiền sử đã cố tình bị bỏ vào hang hoặc đây là một cái "bẫy tử thần" thảm khốc khiến nhóm người H. naledi lạc bước vào hang và tất cả đều chết ở đấy và một nguyên nhân chưa biết. Nếu đây là kết quả của việc chôn cất, những người tiến hành nghi thức này chắc chắn đã phải dùng đuốc để đưa ánh sáng nhân tạo vào hang do lối đi vào quá hẹp, hoàn toàn thiếu vắng ánh sáng tự nhiên, ám chỉ hành vi phức tạp đáng kinh ngạc của một loài người nguyên thủy.
Cấu trúc xương của người Hôm naledi (giữa) so với vượn người phương Nam (Australopithecus) và người hiện đại (Homo sapien). Ảnh: Getty Images |
Các mảnh xương hóa thạch cũng được tìm thấy trong tình trạng kỳ lạ, với cả các xương tai trong nhỏ bé vẫn còn nguyên vẹn. Nhóm nghiên cứu nhận định, trong hệ thống hang Rising Star có thể còn dung chưa nhiều mẫu hóa thạch hơn về loài người mới vẫn chưa được khám phá.
Phát hiện trên đã mang tới một thách thức đối với nhóm nhà khoa học quốc tế được giao nhiệm vụ phân tích và xác định tuổi của các mảnh xương.
Tiến sĩ Chris Stringer, trưởng nhóm nghiên cứu về nguồn gốc con người thuộc Bảo tàng lịch sử tự nhiên ở London, Anh cho biết: "Một số đặc điểm của người Homo naledi, chẳng hạn như bàn tay, cổ tay và bàn chân, rất giống của người hiện đại. Tuy nhiên, bộ não nhỏ và hình dạng phần thân trên của người Homo naledi lại có nhiều điểm tương tự với một nhóm tổ tiên loài người có tên gọi 'vượn người phương Nam' (Australopithecine), tồn tại cách đây 4 triệu năm, hơn.
So sánh tổng thể hình dáng bên ngoài của người H. naledi (phải) với người đứng thẳng (H. erectus) và vượn người phương Nam (trái). Ảnh: Daily Mail |
Sự trộn lẫn các đặc điểm ở người H. naledi một lần nữa nêu bật bản chất phức tạp của sơ đồ phả hệ loài người và nhu cầu nghiên cứu sâu rộng hơn nữa để hiểu rõ lịch sử cũng như các nguồn gốc cơ bản của loài chúng ta".
Ông Stringer và các cộng sự hy vọng, người Homo naledi sẽ hé lộ thông tin quan trọng về sự biến đổi từ vượn người phương Nam sang con người cũng như lí giải cách con người thích nghi với thế giới tự nhiên theo tiến trình tiến hóa như thế nào.
Các nhà khoa học thừa nhận, họ có thể mất tới hàng chục năm nữa trước khi có khả năng nhận diện người Homo naledi thực sự là ai và có vị trí như thế nào trong sơ đồ phả hệ phức tạp của chúng ta.
Nguồn: Vietnamnet/NatGeo, Daily Mail
Bình luận