(VTC News) – Số lượng mũ bảo hiểm giả vẫn tràn lan bất chấp các quy định xử phạt.
Tuy nhiên, thời gian gần đây diễn ra tình trạng không đội mũ hoặc mũ không đảm bảo chất lượng.
Chưa đồng lòng?
Trước thực trạng này, không ít người đã tự đặt câu hỏi: Phải chăng những chế tài cụ thể còn nằm trên giấy mà chưa chuyển thành những hành động thực tế để tạo tính răn đe, giáo dục? Công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu cũng như việc dán tem chống hàng giả trên thị trường chẳng khác nào chuyện đánh trống bỏ dùi? Nhất là vì sao người dân vẫn chưa đồng lòng cùng với cơ quan chức năng trong “trận chiến” quét sạch mũ giả, kém chất lượng trên thị trường?
Lý giải về điều này, có ý kiến cho rằng, lẽ ra việc công tác kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm (MBH) phải được cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt và đồng bộ từ khi ngay cùng thời điểm quy định bắt buộc đội MBH. Thế nhưng, trong 5 năm qua, vấn đề trên dường như lại bị thả nổi, việc thực hiện chỉ mang tính phong trào, lác đác ở một số nơi, sau đó lại bị bỏ ngỏ.
Con số 70% MBH giả mà người dân đang sử dụng hiện nay đã nói lên điều đó. Các sản phẩm giả, kém chất lượng lâu nay vẫn được mua bán một cách công khai. Không chỉ ở các thành phố lớn như như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng... mà ở các vùng quê, MBH rởm, kém chất lượng cũng tràn lan lâu nay ít bị xử lý.
Trao đổi với Dân việt, Luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm: “Trách nhiệm để xảy ra việc đó là thuộc về cơ quan chức năng. Việc nạn nhân lại bị phạt điều là điều phi lý. Những trường hợp vi phạm luật giao là số ít còn có thể dừng xe xử lý, còn với số lượng lớn người tham gia giao thông thì khó có thể dừng xe họ để kiểm tra chiếc mũ”.
Trong khi đó, trao đổi với VTC News, ông Khương Kim Tạo – Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia thừa nhận: “Trong thời gian qua, lực lượng thực thi luật có thể đã “hơi ngại” khi đứng ra phạt những người đội loại mũ giống như mũ bảo hiểm. Thực ra hiện nay khi buôn mũ bảo hiểm giả, người ta thường nói “không phải tôi buôn mũ bảo hiểm, mà chỉ bán mũ sử dụng cho sinh hoạt, đi đường cho đỡ nắng thôi”. Trong khi đó, chế tài xử phạt lại chưa đầy đủ”.
“Muốn xử phạt ngay tức khắc những trường hợp đó, chúng ta cần thêm những quy định về việc buôn bán những loại mũ giống dáng mũ bảo hiểm, nhưng chất lượng không bằng mũ bảo hiểm thì mới có thể phạt được.
Tuy nhiên, hiện nay, việc ban hành những quy định như thế gặp khó ở chỗ khi người ta chưa triển khai hoạt động thông báo bán mũ bảo hiểm thì chúng ta không thể kiểm soát theo quy trình về mũ bảo hiểm được. Đó là khó khăn cho bên Cục Quản lý thị trường”, ông Tạo nhấn mạnh.
Trong khi nhiều bậc phụ huynh đang ráo riết tìm mua mũ bảo hiểm đạt chất lượng cho gia đình mình, nhiều bạn trẻ vẫn bình chân như vại, thản nhiên trước thông tin mới trên.
Thùy Linh (18 tuổi, Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Để thay đổi một thói quen không hề dễ dàng gì, nhất là với giới trẻ. Tụi em quen đội mũ siêu nhẹ, siêu rẻ và thời trang rồi”.
Thị trường mũ bảo hiểm ‘xịn’ lên cơn sốt
Từ ngày 15/4, các lực lượng chức năng sẽ xử phạt nghiêm hành vi sản xuất kinh doanh và sử dụng MBH giả. Quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không đảm bảo chất lượng và an toàn này đang khiến người bán loại mũ này như đang “ngồi trên đống lửa”. Họ đang tìm mọi cách để thanh lý mặt hàng này cũng như tìm kế sinh nhai mới sau khi nghị định đi vào cuộc sống.
Theo ghi nhận của phóng viên VTC News tại các cửa hàng bán mũ bảo hiểm uy tín, chất lượng trên địa bàn Hà Nội, lượng người tới mua hàng tăng đột biến từ đầu năm tới giờ. Nhiều chủ cửa hàng, đại lý phân phối mũ bảo hiểm chính hãng tự tin khẳng định rằng doanh thu của họ sẽ còn khởi sắc hơn nữa trong thời gian tới.
Tuy nhiên, họ cũng khẳng định các hãng chuyên sản xuất, phân phối mũ bảo hiểm hiện chưa có động thái tăng giá sản phẩm của mình.
Qua tìm hiểu, được biết các loại mũ bảo hiểm “xịn” có giá khoảng trên 200.000 đồng. Các “thượng đế” chủ yếu tìm mua sản phẩm của Protec, Andes, Napoli, Chase Agonistic, Simpson, Bktec…
Tuy nhiên, chủ nhiều cửa hàng thừa nhận, đối tượng tới mua hàng của họ chủ yếu là người già, người trung tuổi, đặc biệt công viên chức Nhà nước.
Chia sẻ kinh nghiệm chọn mũ bảo hiểm “xịn”, chủ một cửa hàng ở Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Mũ đạt chuẩn thì phải có tem đảm bảo chất lượng – tem CR. Dưới tem CR là nguồn gốc công ty sản xuất. Tem giả sẽ không có tên công ty sản xuất ở dưới hay nguồn gốc sản xuất. Ngoài tem ra, sản phẩm phải có phiếu bảo hành riêng".
Hiện các Sở Công Thương đang chỉ đạo chi Cục quản lý thị trường thuộc phạm vi quản lý của mình tiếp cận vấn đề sản xuất, lưu thông, sử dụng mũ bảo hiểm chất lượng.
Hi vọng rằng với đợt ra quân mới này, đến hết năm 2013, Việt Nam sẽ chấm dứt việc lưu hành, sử dụng, buôn bán, sản xuất các loại mũ giống như mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm cho người đi xe máy.
Từ năm 2007 khi thực hiện quy định về đội mũ bảo hiểm tham gia giao thông, ý thức chấp hành của người dân tương đối tốt và đã góp phần giảm tai nạn giao thông. Từ cuối năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã ban hành quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy. Theo đó, những loại mũ không có dấu hợp chuẩn (CR) không được phép sản xuất, lưu hành.
Tuy nhiên, thời gian gần đây diễn ra tình trạng không đội mũ hoặc mũ không đảm bảo chất lượng.
Chưa đồng lòng?
Trước thực trạng này, không ít người đã tự đặt câu hỏi: Phải chăng những chế tài cụ thể còn nằm trên giấy mà chưa chuyển thành những hành động thực tế để tạo tính răn đe, giáo dục? Công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu cũng như việc dán tem chống hàng giả trên thị trường chẳng khác nào chuyện đánh trống bỏ dùi? Nhất là vì sao người dân vẫn chưa đồng lòng cùng với cơ quan chức năng trong “trận chiến” quét sạch mũ giả, kém chất lượng trên thị trường?
Lý giải về điều này, có ý kiến cho rằng, lẽ ra việc công tác kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm (MBH) phải được cơ quan chức năng thực hiện quyết liệt và đồng bộ từ khi ngay cùng thời điểm quy định bắt buộc đội MBH. Thế nhưng, trong 5 năm qua, vấn đề trên dường như lại bị thả nổi, việc thực hiện chỉ mang tính phong trào, lác đác ở một số nơi, sau đó lại bị bỏ ngỏ.
Mũ bảo hiểm giả vẫn tràn lan trên thị trường |
Con số 70% MBH giả mà người dân đang sử dụng hiện nay đã nói lên điều đó. Các sản phẩm giả, kém chất lượng lâu nay vẫn được mua bán một cách công khai. Không chỉ ở các thành phố lớn như như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng... mà ở các vùng quê, MBH rởm, kém chất lượng cũng tràn lan lâu nay ít bị xử lý.
Trao đổi với Dân việt, Luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nêu quan điểm: “Trách nhiệm để xảy ra việc đó là thuộc về cơ quan chức năng. Việc nạn nhân lại bị phạt điều là điều phi lý. Những trường hợp vi phạm luật giao là số ít còn có thể dừng xe xử lý, còn với số lượng lớn người tham gia giao thông thì khó có thể dừng xe họ để kiểm tra chiếc mũ”.
“Muốn xử phạt ngay tức khắc những trường hợp đó, chúng ta cần thêm những quy định về việc buôn bán những loại mũ giống dáng mũ bảo hiểm, nhưng chất lượng không bằng mũ bảo hiểm thì mới có thể phạt được.
Tuy nhiên, hiện nay, việc ban hành những quy định như thế gặp khó ở chỗ khi người ta chưa triển khai hoạt động thông báo bán mũ bảo hiểm thì chúng ta không thể kiểm soát theo quy trình về mũ bảo hiểm được. Đó là khó khăn cho bên Cục Quản lý thị trường”, ông Tạo nhấn mạnh.
Trong khi nhiều bậc phụ huynh đang ráo riết tìm mua mũ bảo hiểm đạt chất lượng cho gia đình mình, nhiều bạn trẻ vẫn bình chân như vại, thản nhiên trước thông tin mới trên.
Thùy Linh (18 tuổi, Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Để thay đổi một thói quen không hề dễ dàng gì, nhất là với giới trẻ. Tụi em quen đội mũ siêu nhẹ, siêu rẻ và thời trang rồi”.
Thị trường mũ bảo hiểm ‘xịn’ lên cơn sốt
Từ ngày 15/4, các lực lượng chức năng sẽ xử phạt nghiêm hành vi sản xuất kinh doanh và sử dụng MBH giả. Quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông không đảm bảo chất lượng và an toàn này đang khiến người bán loại mũ này như đang “ngồi trên đống lửa”. Họ đang tìm mọi cách để thanh lý mặt hàng này cũng như tìm kế sinh nhai mới sau khi nghị định đi vào cuộc sống.
Thị trường mũ bảo hiểm xịn đang lên "cơn sốt" |
Theo ghi nhận của phóng viên VTC News tại các cửa hàng bán mũ bảo hiểm uy tín, chất lượng trên địa bàn Hà Nội, lượng người tới mua hàng tăng đột biến từ đầu năm tới giờ. Nhiều chủ cửa hàng, đại lý phân phối mũ bảo hiểm chính hãng tự tin khẳng định rằng doanh thu của họ sẽ còn khởi sắc hơn nữa trong thời gian tới.
|
Qua tìm hiểu, được biết các loại mũ bảo hiểm “xịn” có giá khoảng trên 200.000 đồng. Các “thượng đế” chủ yếu tìm mua sản phẩm của Protec, Andes, Napoli, Chase Agonistic, Simpson, Bktec…
Tuy nhiên, chủ nhiều cửa hàng thừa nhận, đối tượng tới mua hàng của họ chủ yếu là người già, người trung tuổi, đặc biệt công viên chức Nhà nước.
Chia sẻ kinh nghiệm chọn mũ bảo hiểm “xịn”, chủ một cửa hàng ở Xã Đàn (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Mũ đạt chuẩn thì phải có tem đảm bảo chất lượng – tem CR. Dưới tem CR là nguồn gốc công ty sản xuất. Tem giả sẽ không có tên công ty sản xuất ở dưới hay nguồn gốc sản xuất. Ngoài tem ra, sản phẩm phải có phiếu bảo hành riêng".
Hiện các Sở Công Thương đang chỉ đạo chi Cục quản lý thị trường thuộc phạm vi quản lý của mình tiếp cận vấn đề sản xuất, lưu thông, sử dụng mũ bảo hiểm chất lượng.
Hi vọng rằng với đợt ra quân mới này, đến hết năm 2013, Việt Nam sẽ chấm dứt việc lưu hành, sử dụng, buôn bán, sản xuất các loại mũ giống như mũ bảo hiểm không bảo đảm chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm cho người đi xe máy.
Bình luận