(VTC News) – Bộ Giao thông vận tải vừa yêu cầu Hà Nội, TP.HCM khai tử những biển báo, đèn tín hiệu giao thông “ép” dân vi phạm.
Bộ GTVT cũng đề nghị hai sở GTVT tiếp nhận thông tin phản ảnh của người dân để nghiên cứu khắc phục các nhược điểm về hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông.
Tháng 4/2013, tổ công tác của Bộ GTVT đã phát hiện nhiều biển báo bị cây xanh che lấp (đường Điện Biên Phủ, xa lộ Hà Nội), có vị trí không phù hợp, các biển báo phân làn xe khó nhận biết; tại vị trí giao cắt đường sắt với quốc lộ 13 đi song song với đường Kha Vạn Cân chưa có sự kết nối tín hiệu giữa đường bộ và đường sắt nên thường xảy ra ùn tắc giao thông khi có tàu đi qua...
Tình trạng biển báo có những tồn tại trên cũng xuất hiện trên các tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài và Phạm Văn Đồng, quốc lộ 6, quốc lộ 5 ở Hà Nội.
Ngoài ra, tại Ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến (hướng đi Hà Đông, quận Thanh Xuân, Hà Nội) có tới hai vạch dừng đèn đỏ. Mỗi khi đèn tín hiệu chuyển từ xanh sang đỏ, nhiều người phân vân không biết nên dừng vạch nào mới đúng luật.
Theo người dân bên đường, từ hơn một tháng nay một vạch sơn mới được vẽ cách vạch cũ gần 10m, nhưng vạch cũ không được xóa nên nhiều người đi tới đây không biết dừng vạch nào là đúng để đợi đèn.
Cũng tại nút giao này, vài tháng nay phần cho xe rẽ trái được ưu tiên hoàn toàn, vạch chéo vàng được xóa bỏ, những xe rẽ trái rồi đi thẳng phải tạt sang phải để đi đúng làn. Vì đoạn này chỉ dài hơn 5m, nên nhiều xe đánh hết tay lái vẫn không sang đúng làn cho xe đi thẳng, vậy là phải lấn vạch, sai làn đường, lập tức bị cảnh sát giao thông đón lõng phía trước tuýt còi.
Ngã tư Kim Ngưu - Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) biển báo rẽ phải nằm khiêm tốn một góc, không có thêm câu chỉ dẫn phụ nào. Tất cả phương tiện muốn đi từ Kim Ngưu – Tam Trinh đểu phải rẽ phải sang Minh Khai và vòng lại, chỉ trừ xe buýt được đi thẳng. Nhiều người thấy xe buýt đi thẳng nên cũng đi theo và lập tức vi phạm vì đi vào đường cấm.
Nút giao Láng - Thái Thịnh 2 (hướng đi ngã tư Sở) với cách tổ chức giao thông cấm phương tiện đi thẳng, để đi đúng biển chỉ dẫn phương tiện đi thẳng phải rẽ phải vong qua cột điện. Nhưng để hiểu được điều này chắc phải dừng xe lại nghiên cứu biển chỉ dẫn một lúc.
Xe buýt cũng đi thẳng nên nhiều xe đi theo. Nếu không hiểu biển báo hoặc làm theo mũi tên chỉ dẫn trên đường đi thẳng mà không rẽ phải vòng qua chân cột điện lập tức bị công an phường chặn xe xử lý vì đi vào đường cấm.
Điều này cho thấy, giao thông ở các thành phố lớn hỗn loạn nhiều khi không hẳn đã là do ý thức tham gia giao thông của người dân kém mà còn do sự tồn tại của những biển báo “ép” dân vi phạm.
Trong văn bản gửi UBND TP Hà Nội và TP.HCM, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã yêu cầu hai thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục những tồn tại về hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông.
Bộ GTVT cũng đề nghị hai sở GTVT tiếp nhận thông tin phản ảnh của người dân để nghiên cứu khắc phục các nhược điểm về hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông.
Tháng 4/2013, tổ công tác của Bộ GTVT đã phát hiện nhiều biển báo bị cây xanh che lấp (đường Điện Biên Phủ, xa lộ Hà Nội), có vị trí không phù hợp, các biển báo phân làn xe khó nhận biết; tại vị trí giao cắt đường sắt với quốc lộ 13 đi song song với đường Kha Vạn Cân chưa có sự kết nối tín hiệu giữa đường bộ và đường sắt nên thường xảy ra ùn tắc giao thông khi có tàu đi qua...
Tình trạng biển báo có những tồn tại trên cũng xuất hiện trên các tuyến đường Bắc Thăng Long - Nội Bài và Phạm Văn Đồng, quốc lộ 6, quốc lộ 5 ở Hà Nội.
Ngã tư Kim Ngưu - Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) biển báo rẽ phải nằm khiêm tốn một góc, không có thêm câu chỉ dẫn phụ nào (Ảnh: Internet) |
Ngoài ra, tại Ngã tư Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến (hướng đi Hà Đông, quận Thanh Xuân, Hà Nội) có tới hai vạch dừng đèn đỏ. Mỗi khi đèn tín hiệu chuyển từ xanh sang đỏ, nhiều người phân vân không biết nên dừng vạch nào mới đúng luật.
Theo người dân bên đường, từ hơn một tháng nay một vạch sơn mới được vẽ cách vạch cũ gần 10m, nhưng vạch cũ không được xóa nên nhiều người đi tới đây không biết dừng vạch nào là đúng để đợi đèn.
Cũng tại nút giao này, vài tháng nay phần cho xe rẽ trái được ưu tiên hoàn toàn, vạch chéo vàng được xóa bỏ, những xe rẽ trái rồi đi thẳng phải tạt sang phải để đi đúng làn. Vì đoạn này chỉ dài hơn 5m, nên nhiều xe đánh hết tay lái vẫn không sang đúng làn cho xe đi thẳng, vậy là phải lấn vạch, sai làn đường, lập tức bị cảnh sát giao thông đón lõng phía trước tuýt còi.
Ngã tư Kim Ngưu - Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) biển báo rẽ phải nằm khiêm tốn một góc, không có thêm câu chỉ dẫn phụ nào. Tất cả phương tiện muốn đi từ Kim Ngưu – Tam Trinh đểu phải rẽ phải sang Minh Khai và vòng lại, chỉ trừ xe buýt được đi thẳng. Nhiều người thấy xe buýt đi thẳng nên cũng đi theo và lập tức vi phạm vì đi vào đường cấm.
Nút giao Láng - Thái Thịnh 2 (hướng đi ngã tư Sở) với cách tổ chức giao thông cấm phương tiện đi thẳng, để đi đúng biển chỉ dẫn phương tiện đi thẳng phải rẽ phải vong qua cột điện. Nhưng để hiểu được điều này chắc phải dừng xe lại nghiên cứu biển chỉ dẫn một lúc.
Xe buýt cũng đi thẳng nên nhiều xe đi theo. Nếu không hiểu biển báo hoặc làm theo mũi tên chỉ dẫn trên đường đi thẳng mà không rẽ phải vòng qua chân cột điện lập tức bị công an phường chặn xe xử lý vì đi vào đường cấm.
Điều này cho thấy, giao thông ở các thành phố lớn hỗn loạn nhiều khi không hẳn đã là do ý thức tham gia giao thông của người dân kém mà còn do sự tồn tại của những biển báo “ép” dân vi phạm.
Minh Quân
Bình luận