Ở nước ta, tính cho tới năm 2016 có tới 25% số trẻ em bị cong vẹo cột sống, cong, vẹo, gù lưng hay ưỡn bụng…
Tình trạng trẻ em trong độ tuổi 6 - 15 tuổi bị dị tật cong vẹo cột sống cũng có chiều hướng gia tăng. Phần lớn các trẻ bị cong vẹo cột sống đều ở dạng nhẹ, có thể chữa khỏi bằng cách rèn luyện.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, trẻ bị cong vẹo cột sống nhẹ nhưng không được phát hiện, chữa trị sớm sẽ rất dễ tàn tật, giảm thể tích lồng ngực, ảnh hưởng xấu tới chức năng hô hấp và gây đau lưng mãn tính.
Có nhiều nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống, một số trẻ sinh ra đã bị cong hoặc vẹo cột sống bẩm sinh. Một số trẻ khác bị cong vẹo cột sống do ngồi, đi đứng quá sớm hoặc bị mắc các bệnh về thần kinh, cơ, bị chấn thương, suy dinh dưỡng thể còi xương, lao động không phù hợp với lứa tuổi.
Đặc biệt, ngày càng có nhiều trẻ cong vẹo cột sống do phải mang vác đồ nặng, hoặc dùng cặp sách có trọng lượng lớn hơn khả năng chịu đựng của cơ thể, đeo cặp sách sai cách gây nên.
Để hạn chế nguy cơ cong vẹo cột sống cho con trẻ, các chuyên gia y tế khuyến cáo, cha mẹ chú ý, không nên cho các bé đeo cặp hay túi xách quá nặng.
Khi mua cặp nên chọn những loại cặp có 2 quai, vững chắc, nhiều ngăn đựng và làm bằng vật liệu mềm, dễ tiếp giáp với lưng.
Không nên cho bé đeo cặp nặng tới 4 - 5 kg, đeo cặp lệch vai hoặc đeo cặp có dây đeo nhỏ trong thời gian dài, những loại cặp này khiến trẻ bị ê vai, mỏi lưng và ảnh hưởng tới xương, cột sống.
Ngoài ra, mẹ cần chú ý hướng dẫn trẻ cách ngồi học và đeo cặp đúng quy chuẩn và thường xuyên đưa trẻ đi khám sức khỏe để sớm phát hiện những vấn đề về sức khỏe có thể xảy ra.
Video: Đau lưng suốt 14 năm vì bác sĩ gây tê làm gãy kim trong cột sống.
>>> Đọc thêm: Chết não vì tai nạn, người đàn ông hiến tặng hai quả thận và giác mạc
Bình luận