(VTC News) – Sau khi chọn lựa, thuê phòng nghỉ tại một Resort ở Mũi Né, khách du lịch đã “té ngửa” khi Resort này chất lượng không bằng… nhà trọ.
Nhưng khi vào thuê phòng, những người khách du lịch Thủ đô mới “té ngửa” về một “thiên đàng” đã được “hô biến” một cách tài tình từ lời giới thiệu của tài xế taxi. Ba căn phòng được anh chị Tuấn Trang thuê trong Resort được thiết kế đơn giản, nội thất bình dân, không điện thoại, không tủ lạnh, ti vi đời cũ bắt sóng nhập nhèm, tủ đựng quần áo là một ô vuông được ốp ghạch nằm giữa bức tường ố màu.
Trong phòng tắm không có bồn tắm, dầu gội đầu không được phục vụ, khăn tắm ngả màu vàng ố thủng lỗ chỗ không có gì gọi là đạt tiêu chuẩn, chất lượng của một Resort.
Thất vọng trước một Resort ở khu du lịch biển Mũi Né, nhưng do vào dịp cao điểm nên anh chị Tuấn Trang và những người bạn đành ở lại qua ngày để sáng hôm sau sẽ di chuyển tới nơi nghỉ mới.
Chưa kịp ngả lưng sau chuyến bay dài, đoàn khách lại được phen “nhức đầu” khi điều hòa trong phòng phát ra tiếng kêu khó chịu. Khi phản ánh tới bộ phận quản lý Resort thì nhận được câu trả lời cụt ngủn của nhân viên phục vụ: “Điều hòa bị lỗi kỹ thuật, Resort chưa kịp sửa!”
Với dự định từ trước, ngày hôm sau trước khi đi tắm biển anh chị Tuấn - Trang đã không quên thông báo với lễ tân là sẽ trả phòng trước 12h trưa. Do cuộc vui chơi kéo dài, gần 14 giờ chiều cùng ngày, anh chị Tuấn Trang về trả phòng.
Nhưng khi làm thủ tục thanh toán, lễ tân tại đây đã thông báo, anh chị Tuấn Trang nghỉ quá 3 giờ so với nội qui nên phải thanh toán 100% tiền phòng của cả ngày hôm sau nữa. Bức xúc vì bị “chặt chém”, đoàn khách du lịch đã phản đối vì việc về chậm trong thời gian ngắn như vậy không thể thu tiền của khách đến cả ngày hôm sau được.
Thông tin được phản ánh tới cả chủ của khu Resort, nhưng vị đại diện này vẫn cương quyết thu tiền và cho rằng trong nội qui đã được Resort quy định. Qua quan sát, nhóm khách du lịch mới tá hỏa khi thấy biển nội quy của Resort được gắn nham nhở trên tường bằng keo dính với nội dung “o ép” khách chưa từng thấy ở một khu Resort.
Cụ thể Resort này quy định, nếu khách trả phòng muộn 1 giờ sẽ tính 25% giá trị tiền phòng và sau đó cứ nhân lên với thời gian ở quá. Như vậy anh chị Tuấn Trang đã muộn hơn 2 giờ đồng hồ và bị tính tới 100% giá trị tiền phòng.
Biết mình đã bị “chặt chém”, anh chị Tuấn Trang cùng những người bạn đành thanh toán toàn bộ số tiền và “ôm” nỗi bức xúc về một Resort nằm ngay biển Mũi Né thơ mộng.
Nhà nghỉ “trá hình” Resort
Qua tìm hiểu thông tin trên mạng tại trang web với địa chỉ haiyenguesthouse.com có địa chỉ cùng với địa của Resort Hải Yên, chúng tôi mới ngã ngửa nơi đây được quảng cáo chỉ là một nhà nghỉ. Phần giới thiệu về hình ảnh của nhà nghỉ Hải Yên cũng chỉ được ghi biển là Guesthouse chứ không hề có biển Hải Yến Resort như được treo trước cửa mà bức hình anh chị Tuấn - Trang cung cấp.
Nhiều người cho rằng việc làm này không khác gì "treo đầu dê bán thịt chó" đánh lừa du khách để thực hiện hành vi “chặt chém”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Toàn - Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Bình Thuận cho biết: “Resort” Hải Yên chưa có tên trong danh sách các khu nghỉ dưỡng được xếp hạng ở địa phương này. Thậm chí, chưa có hồ sơ trình Sở thẩm định nên không thể xếp hạng. Nếu là nhà nghỉ mà treo biển Resort là sai.”
Ông Toàn cũng cho biết thêm: “Hiện chúng tôi cũng đã phát hiện một số trường hợp tương tự để đánh lừa khách du lịch. Sở cũng đang phối hợp với các ban ngành xúc tiến kiểm tra việc này để tiến hành xử lý.”
Khi chúng tôi hỏi về quy định niêm yết giá phòng nghỉ ở các khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ, resort trên địa bàn, ông Toàn khẳng định: “Ngành du lịch không quản lý giá phòng, giá phòng là tự các doanh nghiệp đưa ra, sau đó báo cáo lên ngành thuế dựa vào đó để thu tiền và nộp thuế”.
Tuấn Ngọc – Trang Anh
Nhân dịp nghỉ hè, cuối tháng 6/2012 gia đình anh chị Mai Tuấn – Hồng Trang (Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) cùng bạn bè đã tổ chức đến khu du lịch Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận) để nghỉ ngơi với hy vọng có một kỳ nghỉ vui vẻ, thoải mái ở một địa danh được cho là “Thiên đường du lịch”.
Tiền Resort, chất lượng… nhà trọ
Qua giới thiệu của người lái taxi, anh chị Tuấn - Trang cùng những người bạn đến nghỉ ở Resort Hải Yên (132 Nguyễn Đình Chiểu, phường Hàm Tân, TP. Phan Thiết, Bình Thuận). Theo lời “quảng cáo” của tài xế này, thì Hải Yên là một khu nghỉ mát với phòng nghỉ tiện nghi cùng các dịch vụ đa dạng, chất lượng phục vụ “hàng đầu Mũi Né”.
Biển "Resort Hải Yên" được treo để "câu" khách. (Ảnh: Độc giả cung cấp) |
Nhưng khi vào thuê phòng, những người khách du lịch Thủ đô mới “té ngửa” về một “thiên đàng” đã được “hô biến” một cách tài tình từ lời giới thiệu của tài xế taxi. Ba căn phòng được anh chị Tuấn Trang thuê trong Resort được thiết kế đơn giản, nội thất bình dân, không điện thoại, không tủ lạnh, ti vi đời cũ bắt sóng nhập nhèm, tủ đựng quần áo là một ô vuông được ốp ghạch nằm giữa bức tường ố màu.
Trong phòng tắm không có bồn tắm, dầu gội đầu không được phục vụ, khăn tắm ngả màu vàng ố thủng lỗ chỗ không có gì gọi là đạt tiêu chuẩn, chất lượng của một Resort.
Thất vọng trước một Resort ở khu du lịch biển Mũi Né, nhưng do vào dịp cao điểm nên anh chị Tuấn Trang và những người bạn đành ở lại qua ngày để sáng hôm sau sẽ di chuyển tới nơi nghỉ mới.
Chưa kịp ngả lưng sau chuyến bay dài, đoàn khách lại được phen “nhức đầu” khi điều hòa trong phòng phát ra tiếng kêu khó chịu. Khi phản ánh tới bộ phận quản lý Resort thì nhận được câu trả lời cụt ngủn của nhân viên phục vụ: “Điều hòa bị lỗi kỹ thuật, Resort chưa kịp sửa!”
Với dự định từ trước, ngày hôm sau trước khi đi tắm biển anh chị Tuấn - Trang đã không quên thông báo với lễ tân là sẽ trả phòng trước 12h trưa. Do cuộc vui chơi kéo dài, gần 14 giờ chiều cùng ngày, anh chị Tuấn Trang về trả phòng.
Nhưng khi làm thủ tục thanh toán, lễ tân tại đây đã thông báo, anh chị Tuấn Trang nghỉ quá 3 giờ so với nội qui nên phải thanh toán 100% tiền phòng của cả ngày hôm sau nữa. Bức xúc vì bị “chặt chém”, đoàn khách du lịch đã phản đối vì việc về chậm trong thời gian ngắn như vậy không thể thu tiền của khách đến cả ngày hôm sau được.
Bức hình nhà nghỉ Hải Yên được đăng trên website không có biển Resort. |
Thông tin được phản ánh tới cả chủ của khu Resort, nhưng vị đại diện này vẫn cương quyết thu tiền và cho rằng trong nội qui đã được Resort quy định. Qua quan sát, nhóm khách du lịch mới tá hỏa khi thấy biển nội quy của Resort được gắn nham nhở trên tường bằng keo dính với nội dung “o ép” khách chưa từng thấy ở một khu Resort.
Cụ thể Resort này quy định, nếu khách trả phòng muộn 1 giờ sẽ tính 25% giá trị tiền phòng và sau đó cứ nhân lên với thời gian ở quá. Như vậy anh chị Tuấn Trang đã muộn hơn 2 giờ đồng hồ và bị tính tới 100% giá trị tiền phòng.
Biết mình đã bị “chặt chém”, anh chị Tuấn Trang cùng những người bạn đành thanh toán toàn bộ số tiền và “ôm” nỗi bức xúc về một Resort nằm ngay biển Mũi Né thơ mộng.
Nhà nghỉ “trá hình” Resort
Qua tìm hiểu thông tin trên mạng tại trang web với địa chỉ haiyenguesthouse.com có địa chỉ cùng với địa của Resort Hải Yên, chúng tôi mới ngã ngửa nơi đây được quảng cáo chỉ là một nhà nghỉ. Phần giới thiệu về hình ảnh của nhà nghỉ Hải Yên cũng chỉ được ghi biển là Guesthouse chứ không hề có biển Hải Yến Resort như được treo trước cửa mà bức hình anh chị Tuấn - Trang cung cấp.
"Resort" Hải Yên chính là nhà nghỉ Hải Yên |
Nhiều người cho rằng việc làm này không khác gì "treo đầu dê bán thịt chó" đánh lừa du khách để thực hiện hành vi “chặt chém”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Văn Toàn - Trưởng phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở Văn hoá - Thể thao - Du lịch Bình Thuận cho biết: “Resort” Hải Yên chưa có tên trong danh sách các khu nghỉ dưỡng được xếp hạng ở địa phương này. Thậm chí, chưa có hồ sơ trình Sở thẩm định nên không thể xếp hạng. Nếu là nhà nghỉ mà treo biển Resort là sai.”
Ông Toàn cũng cho biết thêm: “Hiện chúng tôi cũng đã phát hiện một số trường hợp tương tự để đánh lừa khách du lịch. Sở cũng đang phối hợp với các ban ngành xúc tiến kiểm tra việc này để tiến hành xử lý.”
Khi chúng tôi hỏi về quy định niêm yết giá phòng nghỉ ở các khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ, resort trên địa bàn, ông Toàn khẳng định: “Ngành du lịch không quản lý giá phòng, giá phòng là tự các doanh nghiệp đưa ra, sau đó báo cáo lên ngành thuế dựa vào đó để thu tiền và nộp thuế”.
Tuấn Ngọc – Trang Anh
Bình luận