Bộ Công an đã kết thúc điều tra vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm, chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 17 bị can. Vụ bầu Kiên được tách ra để điều tra thêm.
Từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Như lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè (TP.HCM) và chi nhánh TP.HCM, làm giả 8 con dấu của Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền hơn 4.911 tỉ đồng.
Trong số này, Công ty Phúc Vinh bị lừa hơn 1.000 tỉ đồng; Công ty Thịnh Phát gần 950 tỉ đồng; Ngân hàng ACB hơn 701 tỉ đồng… Cơ quan điều tra cũng xác định Như dùng một phần tiền chiếm đoạt được để trả nợ cho những đối tác đã vay, do vậy, số tiền thực tế bị can này chiếm đoạt là hơn 3.986 tỉ đồng. Hồi đầu tháng 10/2011, cơ quan điều tra đã bắt giam bị can Như và mở rộng điều tra.
Liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra còn khởi tố 6 bị can gồm Nguyễn Đức Kiên (nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập); Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch); Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (nguyên là các Phó chủ tịch HĐQT); Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB) về hành vi “cố ý làm trái…”.
Quá trình điều tra xác định hành vi của 6 bị can này liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu, Công ty CP đầu tư thương mại B&B và Ngân hàng ACB nên cơ quan điều tra đã tách ra để điều tra trong vụ án này.
Theo Thanh niên
Theo kết luận điều tra, bị can Huỳnh Thị Huyền Như (34 tuổi, ngụ tại Q.4, TP.HCM), nguyên Phó phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank), chi nhánh TP.HCM đã câu kết với 9 bị can khác là cán bộ một số ngân hàng và 7 bị can là các doanh nghiệp thực hiện các hành vi phạm pháp.
Cụ thể, từ đầu năm 2007, bị can Như khi đó là cán bộ tín dụng Vietinbank, chi nhánh TP.HCM đã vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và vay của nhiều cá nhân với lãi suất cao để đầu tư kinh doanh bất động sản. Đến năm 2010, do bị thua lỗ nặng Như đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để kiếm tiền trả nợ.
Ông Nguyễn Đức Kiên và 5 bị can ở Ngân hàng ACB được tách ra để tiếp tục điều tra thêm |
Từ tháng 3/2010 đến tháng 9/2011, Như lấy danh nghĩa huy động vốn cho Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè (TP.HCM) và chi nhánh TP.HCM, làm giả 8 con dấu của Vietinbank, chi nhánh Nhà Bè cùng nhiều đơn vị, cá nhân khác để lừa đảo, chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân với tổng số tiền hơn 4.911 tỉ đồng.
Trong số này, Công ty Phúc Vinh bị lừa hơn 1.000 tỉ đồng; Công ty Thịnh Phát gần 950 tỉ đồng; Ngân hàng ACB hơn 701 tỉ đồng… Cơ quan điều tra cũng xác định Như dùng một phần tiền chiếm đoạt được để trả nợ cho những đối tác đã vay, do vậy, số tiền thực tế bị can này chiếm đoạt là hơn 3.986 tỉ đồng. Hồi đầu tháng 10/2011, cơ quan điều tra đã bắt giam bị can Như và mở rộng điều tra.
Liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra còn khởi tố 6 bị can gồm Nguyễn Đức Kiên (nguyên Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập); Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch); Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang (nguyên là các Phó chủ tịch HĐQT); Lý Xuân Hải (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng ACB) về hành vi “cố ý làm trái…”.
Quá trình điều tra xác định hành vi của 6 bị can này liên quan đến vụ án Nguyễn Đức Kiên (tức bầu Kiên) kinh doanh trái phép, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty CP đầu tư ACB Hà Nội, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu, Công ty CP đầu tư thương mại B&B và Ngân hàng ACB nên cơ quan điều tra đã tách ra để điều tra trong vụ án này.
Theo Thanh niên
Bình luận