Trao đổi xung quanh vấn đề này, TS.Ngô Hữu Phước (Phó khoa Luật quốc tế, Đại học Luật TP.HCM) cho rằng, nếu đối tượng có quốc tịch Việt Nam thì không cần dẫn độ sang Campuchia.
Giữa Việt Nam và Campuchia có ký kết hiệp định tương trợ tư pháp cũng như dẫn độ. Nếu đối tượng này gốc Việt Nam nhưng có quốc tịch Campuchia thì sẽ xem xét để dẫn độ cho Campuchia xử lý hình sự.
Đồng quan điểm, TS.Phan Anh Tuấn (Trưởng bộ môn luật hình sự, Đại học Luật TP.HCM) cũng cho rằng nếu thuộc trường hợp dẫn độ thì đối tượng sẽ được xử lý theo luật của đất nước được chuyển giao. Nếu không dẫn độ thì có thể xử lý theo Luật hình sự Việt Nam.
Bộ luật hình sự của Việt Nam có quy định hiệu lực áp dụng đối với các hành vi phạm tội bên ngoài lãnh thổ do công dân Việt Nam thực hiện.
“Hành vi phạm tội của Dũng có thể bị xử lý theo Luật hình sự Việt Nam. Trong trường hợp này, phía Việt Nam có thể yêu cầu Campuchia tương trợ tư pháp bằng cách chuyển giao các hồ sơ, chứng cứ liên quan đến Dũng” - TS.Tuấn nói.
Tuy nhiên, luật sư Bùi Quang Nghiêm cho biết, về nguyên tắc, tội phạm xảy ra ở đâu thì thẩm quyền nơi đó điều tra, truy tố, xét xử. Trong trường hợp Dũng, nếu có căn cứ xác định hành vi vi phạm pháp luật xảy ra ở Campuchia thì có thể dẫn độ sang Campuchia.
Theo luật pháp hiện hành, Dũng là công dân Việt Nam, việc có dẫn độ Dũng sang Campuchia hay không hoàn toàn tùy thuộc vào các cơ quan tố tụng của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
Trong khi đó, theo Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (Cục trưởng C45), Dũng đang được Cơ quan điều tra Bộ Công an Việt Nam lấy lời khai và làm rõ một số nội dung liên quan đến đối tượng này. Hiện chưa có kế hoạch dẫn độ Dũng bàn giao cho phía Campuchia.
Video: Kẻ chích điện bé trai ở Campuchia, bạo hành mỗi lần dùng ma túy
Bình luận