(VTC News) - Sau 3 ngày với 65 nhân chứng, các công tố viên đã đi đến phần tranh luận về việc tuyên án nhóm tội phạm đã gây ra vụ khủng bố tồi tệ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ trước khi xảy ra cuộc tấn công 11/9/2001. Đó là vụ đánh bom ở thành phố Okaloma, Mỹ ngày 19 /4/1995, giết chết 168 người và làm hàng trăm người bị thương. Hai kẻ được xác định là nhân vật chủ chốt trong nhóm khủng bố này là Timothy McVeigh và Terry Nichols. Loạt bài viết dưới đây sẽ làm rõ quá trình tìm ra những tên tội phạm mà tội ác của chúng đã được "cất giấu", "ngụy trang" rất kỹ...
Những kẻ đánh bom thành phố Oklahoma: Timothy McVeigh và Terry Nichols (Ảnh frumforum) |
Kẻ thứ nhất: Timothy McVeigh
Sĩ quan tuần tra lâu năm của Oklahoma, Trooper Charlie Hanger đã được phái tới thành phố Oklahoma. Giống như nhiều sĩ quan chấp hành luật pháp khác, anh dồn sức làm việc với bất cứ điều gì anh có thể.
Chẳng bao lâu anh nhận được lệnh ở lại khu vực tuần tra hạt Noble như thường lệ. Anh đi tuần vòng quanh và hướng về phía bắc trên I-35. Anh ở cách khu vực thảm họa khoảng 75 dặm khi để ý thấy một chiếc Mercury Grand Marquis đánh số 1977. Điều khiến anh chú ý là chiếc xe màu vàng thiếu biển số.
Anh yêu cầu tài xế xuống xe. Timothy McVeigh rời chiếc xe quý tộc màu vàng và tới gặp cảnh sát.
Hanger muốn biết lý do tại sao McVeigh lại không có biển đăng ký xe. McVeigh giải thích rằng anh ta vừa tậu nó. Khi Hanger hỏi liệu anh ta có bảo hiểm, đăng ký hay hóa đơn của nơi bán xe hay không thì McVeigh giải thích mọi thứ đều được gửi qua bưu điện tới địa chỉ của mình. Sau đó McVeigh trình giấy phép lái xe.
Hanger để ý thấy có vậy gì nổi cộm dưới áo khoác của McVeigh. "Cái gì dưới đó?", viên cảnh sát hỏi. Khi McVeigh trả lời đó là một khẩu súng ngắn, viên sĩ quan rút ngay vũ khí của mình chĩa vào đầu McVeigh. Sau đấy Hanger tịch thu khẩu Glock 9mm McVeigh nhét dưới áo cùng một băng đạn và một con dao.
McVeigh nhấn mạnh anh ta có quyền mang khẩu súng hợp pháp. Hanger bạt tai McVeigh, đẩy anh ta vào xe cảnh sát và gọi điện về căn cứ. Anh yêu cầu nhân viên điều vận mở máy tính kiểm tra giấy phép của lái xe Michigan và khẩu súng Glock của McVeigh.
Sau khi xác nhận McVeigh không hề có hồ sơ, anh giải thích rằng giấy phép dùng vũ khí chui ở New York của McVeigh không hợp pháp ở Oklahoma. Với giấy phép của McVeigh, anh lục soát chiếc xe Mercury và chẳng tìm thấy gì ngoài một chiếc mũ bóng chày, một số dụng cụ và một phong bì màu trắng trơn. Viên cảnh sát yêu cầu gã để lại mọi thứ trong xe trước khi đưa McVeigh tới trại giam hạt Noble ở Perry, Oklahoma.
Trên đường tới đó, McVeigh đã tìm cách cất giấu một tấm danh thiếp trong xe cảnh sát. Tấm danh thiếp này là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề cho người đàn ông có tên trên đó - nhà buôn quân nhu cho quân đội Dave Paulson. Trên tấm card, McVeigh viết "Cần nhiều TNT hơn" và "Gọi điện sau ngày 1/5, hãy xem liệu tôi có thể có thêm một số món nữa không".
Tại trại giam, McVeigh bị cáo buộc bốn tội nhẹ - mang vũ khí trái phép, chuyên chở súng đã nạp đạn trong xe hơi, không có biển đăng ký xe hiện tại, và không chứng minh được việc duy trì bảo hiểm.
Địa chỉ ghi trên giấy phép lái xe của anh ta là nông trại gia đình Nichols ở Decker, Michigan. Và mặc dù những cáo buộc tương đối nhỏ, McVeigh vẫn phải chờ ngày ra tòa. Thông thường, anh ta sẽ nhanh chóng được giải quyết. Nhưng bởi thẩm phán Danny G. Allen hiện đang mắc một vụ ly hôn kéo dài, nên phiên xử bảo lãnh của McVeigh sẽ lùi lại.
Khi McVeigh bình thản chờ đợi trong khám, các sự kiện diễn ra nhanh chóng trên nhiều vùng của quốc gia.
FBI vào cuộc
Ở Virginia, tại đơn vị khoa học hành động của FBI, việc chép hình đang được thực hiện. Trong khi hầu hết các điều tra viên tin chắc đánh bom là hành động của các tay khủng bố nước ngoài, thì trong đầu Clinton R. Van Zandt lại lóe sáng lên những suy nghĩ khác. Một bản mô tả sơ lược tâm lý người phụ trách đàm phán cho FBI tại Waco, Texas – địa điểm bao vây Branch Davidian, Van Zandt để ý thấy ngày tấn công – 19/4/1993 – chính xác tính tới nay tròn hai năm khi xảy ra những cái chết tại Waco.
Ông cho rằng, thủ phạm là người da trắng, đàn ông và trong độ tuổi 20. Hơn nữa, ông còn nghi đó là một quân nhân. Đánh giá của ông sẽ được chứng minh chính xác khi cuộc điều tra xúc tiến. Chuyên gia về khủng bố Louis R Mizell Jr. lưu ý rằng ngày đó trùng với ngày Ái quốc – ngày kỷ niệm Chiến tranh cách mạng Concord, được lực lượng dân quân tôn thờ.
Trục sau chiếc xe tải Ryder có số nhận dạng nằm trên phần đề tải trọng đã bị nổ tung trong không trung và rơi lên một chiếc Ford Festiva. Nhà điều tra cũng phát hiện ra phần hãm sau xe từ chiếc xe mất trục – số biển đăng ký vẫn đọc được. Cả hai bộ phận của xe tải nhanh chóng lần tới tên người thuê - Robert Kling, biệt danh mà McVeigh dùng trong hợp đồng.
Các đặc vụ vội vã tới chi nhánh cho thuê xe Ryder ở thành phố Junction. Tại đó, ông chủ Eldon Elliot và các nhân viên đã giúp đỡ họa sĩ FBI hoàn tất hai bức tranh: một là người đàn ông đã thuê xe tải và người kia ở văn phòng trong khoảng thời gian tương tự. Hai bức tranh được đặt tên là John Doe 1 và John Doe 2, chân dung những kẻ tình nghi được treo khắp nơi trong khu vực của đại lý cho thuê xe. Buổi tối sau vụ nổ bom, quản lý Lea McGown của khách sạn Dreamland cho hay cô nhận ra một người mang tên Kling.
McGown cho biết, người này đăng ký dưới cái tên Timothy McVeigh. Anh ta đã đậu một chiếc xe tải Ryder lớn tại khách sạn. Chiếc xe đó màu vàng, cô nói, trùng màu với chiếc Marquis cũ anh ta đã lái. Hơn nữa, khi ký anh ta đã đề nông trại Nichols ở Decker, Michigan là địa chỉ của anh ta. Địa chỉ này hợp với một trong những giấy phép lái xe và trong danh sách vi cảnh tại đồn cảnh sát Perry.
Thời gian đang tuột khỏi tay Timothy James McVeigh.
Sức ép tìm ra kẻ tình nghi sau bất cứ tội ác nào là rất lớn - đặc biệt trong vụ đánh bom Oklahoma.
* Còn tiếp...
An Huy (Theo Crime)
Bình luận