Thời cắp sách tới trường, 'bà mẹ hai con' chơi thân với một nhóm bạn chỉ toàn nam.
Trước khi đoạt vương miện Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2006, Jennifer Phạm chỉ là sinh viên ngành Y khoa rất bình thường. Cô sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế tuy không phải khó khăn nhưng cũng không đến mức giàu có.
Vào năm 2 tuổi, Jennifer theo bố mẹ sang Mỹ định cư nhờ người thân bảo lãnh. Thời điểm đó, bố mẹ cô vẫn còn rất trẻ, chân ướt chân ráo sang đất khách quê người để xây dựng sự nghiệp nên mọi thứ bắt đầu từ con số 0.
Bố Jennifer vừa theo học Đại học chuyên ngành kiến trúc vừa đi làm thêm về xây dựng, còn mẹ cô làm việc tại một nhà hàng để có thêm thu nhập nuôi con. Sau vài năm dành dụm, bố cô mở công ty xây dựng, mẹ cũng có cửa hàng kinh doanh riêng.
“Đồng lương lúc đó của bố mẹ tôi không hề cao, nhưng chỉ cần tôi muốn ăn gì, muốn mua gì họ đều mua để con gái vui. Đương nhiên không có chuyện con gái muốn gì là bố mẹ mua nấy. Gia đình tôi có nguyên tắc về thưởng - phạt rõ ràng.
Nhưng có lẽ do tôi ngoan nên thường được ba mẹ thưởng nhiều hơn phạt (cười). Tôi còn nhớ, lương của mẹ chỉ khoảng 40 USD/ngày, trong đó 20 USD là học phí của tôi ở trường mẫu giáo. Có lần đi siêu thị cùng mẹ, nhìn thấy rau muống (lúc đó khá hiếm và đắt) tôi đòi ăn. Mẹ đã không đắn đo mua cho con.
Khi lớn lên một chút và biết ý thức, tôi hiểu được, dù bố mẹ có khó khăn thế nào thì vẫn cố gắng cho tôi và các em những điều tốt nhất. Tôi yêu thương họ bao nhiêu thì càng tôn trọng giá trị đồng tiền bấy nhiêu. Chính vì thế, tôi luôn sống tiết kiệm, không tiêu xài phung phí".
Jennifer Phạm có hai em, một trai và một gái. Em trai ít hơn Jennifer 5 tuổi, còn em gái nhỏ hơn 9 tuổi. Là chị cả trong nhà, dù bố mẹ có đối xử hơi khắt khe nhưng cô ý thức mình phải làm tấm gương tốt cho hai em. Suốt những năm trung học, Jennifer đều giữ vững danh hiệu học sinh ưu tú và khi vào Đại học, cô còn giành học bổng toàn phần cho 4 năm đầu tiên.
Cô kể, bố mẹ rất nghiêm khắc trong việc học và quản lý thời gian đi chơi của các con. Vào mùa thi, Jennifer luôn dành hai ngày cuối tuần để đi học thêm hoặc ra cửa hàng phụ giúp mẹ. Cô vẫn giữ thói quen này cho đến khi trở thành sinh viên Đại học.
"Mỗi lần muốn đi chơi xa cùng bạn, bố mẹ chỉ đồng ý khi đó là dịp cuối học kỳ. Nếu tôi đạt tổng điểm 90 trở lên, bố mẹ sẽ xem chuyến đi như phần thưởng vì thành tích học tập tốt. Tuy nhiên, tôi phải báo cáo với gia đình về giờ giấc, địa điểm đi chơi, thậm chí bố mẹ của bạn bè phải liên lạc với bố mẹ tôi để họ yên tâm.
Sau này lên Đại học, tôi mới thoải mái hơn trong việc tụ tập cùng nhóm bạn, nhưng khoảng 10h tối, mẹ lại gọi điện nhắc con gái về sớm", cô kể.
Hỏi về chuyện tình cảm thời trung học, Jennifer cười chia sẻ, từ bé đến lớn, cô chơi hợp với các bạn nam hơn là nữ. Vào những năm học cấp 3, cô chơi thân trong một nhóm toàn nam, chỉ duy nhất mình cô là 'bông hồng'.
Cũng vì thế mà cô luôn được các chàng trai quan tâm đặc biệt. Cứ sau mỗi giờ học, một vài cậu bạn trong nhóm lại đến đón và đưa cô đi đến lớp học tiếp theo. Cô bật mí: "Điều khó xử nhất là trong nhóm có 6 chàng trai thì 3 người lại thích tôi. Để giữ 'hòa bình', tôi không yêu bất cứ ai trong số 3 cậu bạn, mà lại quen với một người 'ngoại đạo' học khác trường. Đó cũng là mối tình đầu thời học sinh của tôi".
Tốt nghiệp cấp 3, Jennifer theo học ngành Y theo ước nguyện của gia đình bởi bố mẹ cô quan niệm, đó là ngành có tương lai tốt. Tuy nhiên, bản thân cô lại không mấy hứng thú với nghề này.
Cô nói: “Thành tích học tập của tôi thuộc loại khá, nhưng càng học, tôi càng cảm thấy nó không phù hợp với mình. Tôi dễ bị áp lực và còn phát hiện ra mình sợ máu. Mỗi khi nghĩ đến việc người khác giao tính mạng của họ vào tay mình, tôi đều bị ám ảnh. Vì thế trước khi vào chuyên ngành sau 4 năm đại học, tôi đã chuyển hướng sang ngành Dược”.
Vì muốn Jennifer và hai em chú tâm cho việc học nên bố mẹ cô không muốn các con phải vất vả đi làm thêm dù là những công việc ngoài giờ học. Khi vào Đại học, cô mới thuyết phục được gia đình cho cô làm part-time.
Công việc đầu tiên của cô là trợ lý tại một đài truyền hình trong cộng đồng người Việt tại Mỹ. Từ vai trò trợ lý, cô dần phấn đấu trở thành người dẫn chương trình và có một show của riêng mình.
Khoản thu nhập từ việc làm thêm tuy không nhiều nhưng đủ để cô chi tiêu cho việc đi lại và mua những đồ dùng cá nhân cho bản thân. “Ngày đầu tiên nhận lương, tôi đã đưa hết số tiền đó cho mẹ và rất háo hức khoe với mẹ thành tích của mình. Tôi hãnh diện vì tiêu những đồng tiền do chính mình kiếm được. Đó cũng là những trải nghiệm giúp tôi tiếp cận hơn với niềm đam mê nghệ thuật”.
Năm 2004, Jennifer Phạm thi Hoa hậu Việt Nam tại Mỹ theo lời rủ của một cô bạn thân. Cuộc thi do một trung tâm văn hóa của cộng đồng người Việt tổ chức. May mắn là Jennifer đã đoạt giải Á hậu và từ đó cô tham gia nhiều hoạt động mang tính chất cộng đồng, từ thiện và văn hóa.
Suốt hai năm ở cương vị Á hậu, cô được mọi người yêu mến vì nụ cười hiền hậu và sự nhiệt tình trong công việc thiện nguyện.
Vào năm 2006, cô trở thành đại diện của Việt Nam tại cuộc thi Hoa hậu châu Á tại Mỹ. Lần này, chiếc vương miện cao quý đã được trao cho Jennifer và cuộc đời của cô cũng lật sang một trang mới. Đây cũng là bước ngoặt lớn giúp khán giả trong nước biết đến và nhiều lời mời từ các chương trình văn hóa, nghệ thuật lớn ở trong nước đã đến với cô.
Jennifer Phạm về Việt Nam lần đầu tiên để tham gia chương trình Duyên dáng Việt Nam 2006. Sau đó cô nhận lời đóng phim Những chiếc lá thời gian của đạo diễn Lê Cung Bắc. Tác phẩm là cái duyên giúp cô gặp gỡ, hợp tác với ca sĩ Quang Dũng.
Từ rung động trên màn ảnh, cả hai đã biến câu chuyện tình yêu trong phim trở thành đời thực bằng đám cưới vào năm 2007. Đáng tiếc, cuộc hôn nhân của hai người đã không thể kéo dài khi hai năm sau đó, họ chia tay. Hiện tại, Jennifer Phạm đã tìm được bến đỗ mới bên doanh nhân Đức Hải.
Video Jennifer Phạm thể hiện Cơn mưa tình yêu:
Nguồn: Ngôi sao
Trước khi đoạt vương miện Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2006, Jennifer Phạm chỉ là sinh viên ngành Y khoa rất bình thường. Cô sinh ra trong một gia đình có điều kiện kinh tế tuy không phải khó khăn nhưng cũng không đến mức giàu có.
Vào năm 2 tuổi, Jennifer theo bố mẹ sang Mỹ định cư nhờ người thân bảo lãnh. Thời điểm đó, bố mẹ cô vẫn còn rất trẻ, chân ướt chân ráo sang đất khách quê người để xây dựng sự nghiệp nên mọi thứ bắt đầu từ con số 0.
Bố Jennifer vừa theo học Đại học chuyên ngành kiến trúc vừa đi làm thêm về xây dựng, còn mẹ cô làm việc tại một nhà hàng để có thêm thu nhập nuôi con. Sau vài năm dành dụm, bố cô mở công ty xây dựng, mẹ cũng có cửa hàng kinh doanh riêng.
Thời còn là học sinh, Jennifer phải xin phép bố mẹ mỗi lần đi chơi xa cùng các bạn. |
Nhưng có lẽ do tôi ngoan nên thường được ba mẹ thưởng nhiều hơn phạt (cười). Tôi còn nhớ, lương của mẹ chỉ khoảng 40 USD/ngày, trong đó 20 USD là học phí của tôi ở trường mẫu giáo. Có lần đi siêu thị cùng mẹ, nhìn thấy rau muống (lúc đó khá hiếm và đắt) tôi đòi ăn. Mẹ đã không đắn đo mua cho con.
Khi lớn lên một chút và biết ý thức, tôi hiểu được, dù bố mẹ có khó khăn thế nào thì vẫn cố gắng cho tôi và các em những điều tốt nhất. Tôi yêu thương họ bao nhiêu thì càng tôn trọng giá trị đồng tiền bấy nhiêu. Chính vì thế, tôi luôn sống tiết kiệm, không tiêu xài phung phí".
Jennifer Phạm có hai em, một trai và một gái. Em trai ít hơn Jennifer 5 tuổi, còn em gái nhỏ hơn 9 tuổi. Là chị cả trong nhà, dù bố mẹ có đối xử hơi khắt khe nhưng cô ý thức mình phải làm tấm gương tốt cho hai em. Suốt những năm trung học, Jennifer đều giữ vững danh hiệu học sinh ưu tú và khi vào Đại học, cô còn giành học bổng toàn phần cho 4 năm đầu tiên.
Cô kể, bố mẹ rất nghiêm khắc trong việc học và quản lý thời gian đi chơi của các con. Vào mùa thi, Jennifer luôn dành hai ngày cuối tuần để đi học thêm hoặc ra cửa hàng phụ giúp mẹ. Cô vẫn giữ thói quen này cho đến khi trở thành sinh viên Đại học.
"Mỗi lần muốn đi chơi xa cùng bạn, bố mẹ chỉ đồng ý khi đó là dịp cuối học kỳ. Nếu tôi đạt tổng điểm 90 trở lên, bố mẹ sẽ xem chuyến đi như phần thưởng vì thành tích học tập tốt. Tuy nhiên, tôi phải báo cáo với gia đình về giờ giấc, địa điểm đi chơi, thậm chí bố mẹ của bạn bè phải liên lạc với bố mẹ tôi để họ yên tâm.
Sau này lên Đại học, tôi mới thoải mái hơn trong việc tụ tập cùng nhóm bạn, nhưng khoảng 10h tối, mẹ lại gọi điện nhắc con gái về sớm", cô kể.
Cô tốt nghiệp trung học với thành tích tốt và giành suất học bổng toàn diện trong 4 năm đầu tiên học Đại học. |
Cũng vì thế mà cô luôn được các chàng trai quan tâm đặc biệt. Cứ sau mỗi giờ học, một vài cậu bạn trong nhóm lại đến đón và đưa cô đi đến lớp học tiếp theo. Cô bật mí: "Điều khó xử nhất là trong nhóm có 6 chàng trai thì 3 người lại thích tôi. Để giữ 'hòa bình', tôi không yêu bất cứ ai trong số 3 cậu bạn, mà lại quen với một người 'ngoại đạo' học khác trường. Đó cũng là mối tình đầu thời học sinh của tôi".
Tốt nghiệp cấp 3, Jennifer theo học ngành Y theo ước nguyện của gia đình bởi bố mẹ cô quan niệm, đó là ngành có tương lai tốt. Tuy nhiên, bản thân cô lại không mấy hứng thú với nghề này.
Cô nói: “Thành tích học tập của tôi thuộc loại khá, nhưng càng học, tôi càng cảm thấy nó không phù hợp với mình. Tôi dễ bị áp lực và còn phát hiện ra mình sợ máu. Mỗi khi nghĩ đến việc người khác giao tính mạng của họ vào tay mình, tôi đều bị ám ảnh. Vì thế trước khi vào chuyên ngành sau 4 năm đại học, tôi đã chuyển hướng sang ngành Dược”.
Vì muốn Jennifer và hai em chú tâm cho việc học nên bố mẹ cô không muốn các con phải vất vả đi làm thêm dù là những công việc ngoài giờ học. Khi vào Đại học, cô mới thuyết phục được gia đình cho cô làm part-time.
Công việc đầu tiên của cô là trợ lý tại một đài truyền hình trong cộng đồng người Việt tại Mỹ. Từ vai trò trợ lý, cô dần phấn đấu trở thành người dẫn chương trình và có một show của riêng mình.
Khoản thu nhập từ việc làm thêm tuy không nhiều nhưng đủ để cô chi tiêu cho việc đi lại và mua những đồ dùng cá nhân cho bản thân. “Ngày đầu tiên nhận lương, tôi đã đưa hết số tiền đó cho mẹ và rất háo hức khoe với mẹ thành tích của mình. Tôi hãnh diện vì tiêu những đồng tiền do chính mình kiếm được. Đó cũng là những trải nghiệm giúp tôi tiếp cận hơn với niềm đam mê nghệ thuật”.
Em gái của 'bà mẹ hai con' kém cô 9 tuổi, đang học năm cuối Đại học. |
Suốt hai năm ở cương vị Á hậu, cô được mọi người yêu mến vì nụ cười hiền hậu và sự nhiệt tình trong công việc thiện nguyện.
Vào năm 2006, cô trở thành đại diện của Việt Nam tại cuộc thi Hoa hậu châu Á tại Mỹ. Lần này, chiếc vương miện cao quý đã được trao cho Jennifer và cuộc đời của cô cũng lật sang một trang mới. Đây cũng là bước ngoặt lớn giúp khán giả trong nước biết đến và nhiều lời mời từ các chương trình văn hóa, nghệ thuật lớn ở trong nước đã đến với cô.
Jennifer Phạm về Việt Nam lần đầu tiên để tham gia chương trình Duyên dáng Việt Nam 2006. Sau đó cô nhận lời đóng phim Những chiếc lá thời gian của đạo diễn Lê Cung Bắc. Tác phẩm là cái duyên giúp cô gặp gỡ, hợp tác với ca sĩ Quang Dũng.
Từ rung động trên màn ảnh, cả hai đã biến câu chuyện tình yêu trong phim trở thành đời thực bằng đám cưới vào năm 2007. Đáng tiếc, cuộc hôn nhân của hai người đã không thể kéo dài khi hai năm sau đó, họ chia tay. Hiện tại, Jennifer Phạm đã tìm được bến đỗ mới bên doanh nhân Đức Hải.
Video Jennifer Phạm thể hiện Cơn mưa tình yêu:
Nguồn: Ngôi sao
Bình luận