(VTC News) - Triển vọng thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế Việt Nam - Italia đạt được trong chuyến thăm Cộng hòa Italia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là rõ nét.
Nhân chuyến thăm chính thức Italia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM 10) được tổ chức tại Milano, trang tin tổng hợp về khu vực Đông Nam Á Sudestasiatico của Italia đã có bài phân tích về các triển vọng hợp tác phát triển kinh tế giữa hai nước, đặc biệt sau khi Việt Nam đàm phán thành công Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) vào cuối năm nay.
Một trong những nội dung quan trọng trong chuyến thăm và làm việc tại Italia lần này của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là buổi hội đàm với Thủ tướng nước chủ nhà Metteo Renzi, người đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam trong tháng 6 năm nay.
Cũng giống như lần gặp trước giữa hai nhà lãnh đạo ở Hà Nội, mục tiêu chiến lược giữa hai nước vẫn không thay đổi: nâng mức kim ngạch thương mại song phương đạt 5 tỷ USD trong năm 2015, so với 3,5 tỷ USD trong năm 2013.
Thủ tướng Renzi đã từng tuyên bố trong chuyến thăm hồi tháng 06/2014 tại Hà Nội: “Nhân dịp năm Giáp Ngọ, chúng tôi sẽ cùng nhau chạy đua để đạt được mục tiêu 5 tỷ USD và tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể thực hiện được. Chính phủ Italia tới đây (VN) để đầu tư, để tạo cơ hội kinh doanh và thực hiện các việc quan trọng.”
Nếu như trao đổi thương mại với Việt Nam đang ngày càng phát triển thì dường như người ta đã quên nhấn mạnh rằng sự cân bằng giữa hai nước vẫn đang ở mức “tiêu cực”. Nhật báo Sole24ore tháng 11/2013 cho biết, từ năm 2011, Italia đã chứng kiến những thâm hụt đáng kể trong cán cân thương mại với Việt Nam.
Nguyên nhân chính của vấn đề trên là do sự sụt giảm trong xuất khẩu của Italia (giảm từ 584 triệu USD trong năm 2010 xuống còn 501 triệu vào cuối năm 2012) cùng với đó là việc bùng nổ nhập khẩu từ Việt Nam (tăng từ 890 triệu USD trong năm 2010 lên mức 1,817 tỷ USD vào cuối năm 2012).
Trong năm 2013, xu hướng này vẫn không thay đổi, khi Viện Ngoại thương quốc gia Italia công bố những báo cáo chỉ ra rằng, trong sáu tháng đầu năm, xuất khẩu từ Italia vào Việt Nam tiếp tục giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước (từ mức 340,077 xuống 335,334 triệu USD). Trong khi nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh (từ 1.124,386 lên mức 1.136,449 triệu USD).
Đây không phải là lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam đến thăm Italia, cũng không phải là lần đầu tiên hội đàm với một đại diện của chính phủ Italia về việc tiếp tục hứa hẹn muốn thúc đẩy hơn nữa. Tuy nhiên, người ta đều nhận thấy sự tự nguyện từ phía Việt Nam được thể hiện kiên trì hơn Italia, và không chỉ có những con số mới nói lên được điều này.
Năm 2013, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tới Italia để khai mạc một loạt các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Nhân dịp này, Chủ tịch Liên hiệp các hội hữu nghị Vũ Xuân Hồng cho rằng, so với các nước châu Âu khác, tình hình bất ổn chính trị nội bộ tại Italia đã làm suy yếu cả chính sách đối ngoại cũng như kinh tế của nước này.
Hiện nay, Italia là đối tác đầu tư nước ngoài đứng thứ 29 tại Việt Nam. Về mặt ngoại giao, Italia đã mở Tổng lãnh sự quán mới tại TP.HCM nhằm đưa ra những sự hỗ trợ cần thiết đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Italia, vốn trong những năm qua muốn tìm kiếm những đối tác phương Đông để tái thiết công ty, đồng thời có thể tạo đà phát triển mới thông qua Hiệp định tự do thương mại trong tương lai giữa Việt Nam và EU (EVFTA).
Bên cạnh đó phải kể đến những khó khăn khác khi hoạt động tại Việt Nam – một quốc gia đang tăng trưởng chậm dần và đối mặt với khó khăn không hề nhỏ theo quan sát của các chuyên gia kinh tế, đó là bẫy thu nhập trung bình.
Nói cách khác, mọi người có ấn tượng rằng chúng ta đang tụt lại phía sau, biết rằng họ đã không khai thác hết tiềm năng của chúng ta ở thời điểm họ có cơ hội nhưng không thể nắm bắt. Hoặc tốt hơn, ai đó đã làm, Piaggio chẳng hạn, với nhà máy đầu tiên hoạt động năm 2007 và nhà máy thứ hai năm 2012 với tổng đầu tư 70 triệu USD tại khu công nghiệp Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 25 km.
Khi các rào cản thuế quan nội khối của cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được bãi bỏ, các sản phẩm sản xuất bởi hai nhà máy của Piaggio tại Việt Nam có thể chạy trên đường phố của các nước ASEAN khác như Brunei, Campuchia, Philippines, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore và Thái Lan.
Trong số các tên tuổi lớn của Italia có mặt trong những năm gần đây có cả ENI. Tập đoàn này đã ký kết với đối tác Petro Vietnam hợp đồng thăm dò dầu khí. Cũng giống như Myanmar, Việt Nam là một mục tiêu chiến lược trong chính sách tái cơ cấu của Tập đoàn dầu khí quốc gia Italia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Thủ tướng CH Italia Metteo Renzi trong chuyến thăm chính thức Việt Nam hồi tháng 6 vừa qua |
Cũng giống như lần gặp trước giữa hai nhà lãnh đạo ở Hà Nội, mục tiêu chiến lược giữa hai nước vẫn không thay đổi: nâng mức kim ngạch thương mại song phương đạt 5 tỷ USD trong năm 2015, so với 3,5 tỷ USD trong năm 2013.
Thủ tướng Renzi đã từng tuyên bố trong chuyến thăm hồi tháng 06/2014 tại Hà Nội: “Nhân dịp năm Giáp Ngọ, chúng tôi sẽ cùng nhau chạy đua để đạt được mục tiêu 5 tỷ USD và tôi chắc chắn rằng chúng ta có thể thực hiện được. Chính phủ Italia tới đây (VN) để đầu tư, để tạo cơ hội kinh doanh và thực hiện các việc quan trọng.”
Nếu như trao đổi thương mại với Việt Nam đang ngày càng phát triển thì dường như người ta đã quên nhấn mạnh rằng sự cân bằng giữa hai nước vẫn đang ở mức “tiêu cực”. Nhật báo Sole24ore tháng 11/2013 cho biết, từ năm 2011, Italia đã chứng kiến những thâm hụt đáng kể trong cán cân thương mại với Việt Nam.
Nguyên nhân chính của vấn đề trên là do sự sụt giảm trong xuất khẩu của Italia (giảm từ 584 triệu USD trong năm 2010 xuống còn 501 triệu vào cuối năm 2012) cùng với đó là việc bùng nổ nhập khẩu từ Việt Nam (tăng từ 890 triệu USD trong năm 2010 lên mức 1,817 tỷ USD vào cuối năm 2012).
Trong năm 2013, xu hướng này vẫn không thay đổi, khi Viện Ngoại thương quốc gia Italia công bố những báo cáo chỉ ra rằng, trong sáu tháng đầu năm, xuất khẩu từ Italia vào Việt Nam tiếp tục giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước (từ mức 340,077 xuống 335,334 triệu USD). Trong khi nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh (từ 1.124,386 lên mức 1.136,449 triệu USD).
Đây không phải là lần đầu tiên Thủ tướng Việt Nam đến thăm Italia, cũng không phải là lần đầu tiên hội đàm với một đại diện của chính phủ Italia về việc tiếp tục hứa hẹn muốn thúc đẩy hơn nữa. Tuy nhiên, người ta đều nhận thấy sự tự nguyện từ phía Việt Nam được thể hiện kiên trì hơn Italia, và không chỉ có những con số mới nói lên được điều này.
Năm 2013, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tới Italia để khai mạc một loạt các hoạt động kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Nhân dịp này, Chủ tịch Liên hiệp các hội hữu nghị Vũ Xuân Hồng cho rằng, so với các nước châu Âu khác, tình hình bất ổn chính trị nội bộ tại Italia đã làm suy yếu cả chính sách đối ngoại cũng như kinh tế của nước này.
Hiện nay, Italia là đối tác đầu tư nước ngoài đứng thứ 29 tại Việt Nam. Về mặt ngoại giao, Italia đã mở Tổng lãnh sự quán mới tại TP.HCM nhằm đưa ra những sự hỗ trợ cần thiết đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ của Italia, vốn trong những năm qua muốn tìm kiếm những đối tác phương Đông để tái thiết công ty, đồng thời có thể tạo đà phát triển mới thông qua Hiệp định tự do thương mại trong tương lai giữa Việt Nam và EU (EVFTA).
Bên cạnh đó phải kể đến những khó khăn khác khi hoạt động tại Việt Nam – một quốc gia đang tăng trưởng chậm dần và đối mặt với khó khăn không hề nhỏ theo quan sát của các chuyên gia kinh tế, đó là bẫy thu nhập trung bình.
Nói cách khác, mọi người có ấn tượng rằng chúng ta đang tụt lại phía sau, biết rằng họ đã không khai thác hết tiềm năng của chúng ta ở thời điểm họ có cơ hội nhưng không thể nắm bắt. Hoặc tốt hơn, ai đó đã làm, Piaggio chẳng hạn, với nhà máy đầu tiên hoạt động năm 2007 và nhà máy thứ hai năm 2012 với tổng đầu tư 70 triệu USD tại khu công nghiệp Vĩnh Phúc, cách Hà Nội 25 km.
Khi các rào cản thuế quan nội khối của cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ được bãi bỏ, các sản phẩm sản xuất bởi hai nhà máy của Piaggio tại Việt Nam có thể chạy trên đường phố của các nước ASEAN khác như Brunei, Campuchia, Philippines, Lào, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore và Thái Lan.
Trong số các tên tuổi lớn của Italia có mặt trong những năm gần đây có cả ENI. Tập đoàn này đã ký kết với đối tác Petro Vietnam hợp đồng thăm dò dầu khí. Cũng giống như Myanmar, Việt Nam là một mục tiêu chiến lược trong chính sách tái cơ cấu của Tập đoàn dầu khí quốc gia Italia.
Trương Quốc Toàn
Bình luận