Theo Gideon Levy, một nhà bình luận của tờ Haaretz, Nga từ trước đến nay luôn giữ vị thể trung lập giữa tất cả các cuộc xung đột xảy ra ở Trung Đông vì Matxcơva muốn duy trì mối quan hệ với tất cả các quốc gia trong khu vực, từ Israel, Thổ Nhĩ Kỳ, cho tới Israel. Về phần mình, Tel Aviv hoàn toàn không có gì phải phàn nàn trong quan hệ với Matxcơva.
Tuy nhiên, giới quat sát cho rằng với các hành vi bất cẩn mới đây trong vụ máy bay Nga bị bắn hạ, Israel đã bước qua lằn ranh của một mối quan hệ văn minh.
"Đây là vấn đề quan trọng với Tel Aviv trong việc giữ gìn mối quan hệ với Matxcơva, một sự cân bằng mỏng manh bị bao phủ bởi thực tế những lợi ích mâu thuẫn và bạo lực", Martin McCauley, chuyên gia các vấn đề Nga người Ireland nói với RT.
Video: Đồ họa vụ máy bay Nga bị bắn hạ ở Syria
Theo ông McCauley, cả Nga và Israel đều quan tâm tới việc ngăn chặn cuộc xung đột Syria và Matxcơva cũng là một đồng minh rất quan trọng của Tel Aviv trong việc đối phó với các mối nguy hiểm tiềm ẩn tới từ các nhóm do Iran hậu thuẫn ở Syria.
Nga đã tổ chức các cuộc đàm phán với Tehran và đảm bảo các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn sẽ rút quân khỏi khu vực tây nam Syria giáp các vùng lãnh thổ Israel hồi đầu năm nay.
"Nếu được phép triển khai các hệ thống tên lửa và vũ khí hạng nặng khác vào biên giới Israel, các nhóm này có khả năng sẽ giáng những đòn tấn công nặng nề vào nhà nước Do thái", ông McCauley nhận định.
Tuy nhiên, ông McCauley và nhiều chuyên gia khác cho rằng Israel đã phạm sai lầm lớn trong vụ Il-20 bị bắn hạ và điều này có thể khiến Tel Aviv phải trả giá.
"Israel phải hiểu rằng có những lằn ranh không thể vượt qua. Việc băng qua những lằn ranh đó sẽ phải trả giá. Israel cần phải xem xét cách tiếp cận liều lĩnh của họ đối với chiến dịch ném bom ở Syria vì nó không được ai chấp thuận và phải chấm dứt", ông McCauley nhấn mạnh.
Tel Aviv dù đỗ lỗi cho Syria nhưng chắc chắn cũng phần nào hiều được mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Không lâu sau khi Il-20 bị bắn hạ, Israel đã vội vã nhận trách nhiệm về các vụ không kích vào Syria, điều mà trước nay rất hiếm khi xảy ra. Không lâu sau đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng đã nhanh chóng gửi lời chia buồn về sự cố tới Tổng thống Putin.
Theo giới quan sát, giới chức Israel đã rút ra được những bài học từ vụ việc máy bay Nga bị bắn rơi.
"Có một sự hối tiếc thực sự rằng điều này đã xảy ra. Một trong những kết quả tích cực của thảm kịch này là Tel Aviv đã hiểu được rằng Nga và Israel phải phối hợp tốt hơn về trình độ chuyên môn và cấp độ quân sự", Mitchell Barak, một nhà phân tích chính trị nói với RT.
Bình luận