(VTC News) - Thư kí Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev bình luận, việc đe dọa tấn công quân sự của Mỹ đối với Iran chịu ảnh hưởng rất lớn từ các nỗ lực vận động hành lang của Israel.
Cựu Giám đốc Cục An ninh Liên bang Nga FSB mà tiền thân là KBG từ năm 1999-2008 phân tích, việc Mỹ để bản thân dính líu vào một cuộc chiến tranh mới có ít nhất một phần nguyên do là sức ép từ phía Israel.
Cục Điều tra dân số Mỹ cho hay, số người Mỹ tự nhận gốc Do Thái (không bao hàm yếu tố tôn giáo) ước tính khoảng 6,5 triệu người, chiếm 2,2% dân số quốc gia này. Tuy nhiên, con số tưởng chừng khá nhỏ bé này lại đang tạo dựng được sức ảnh hưởng lớn hơn gấp nhiều lần trên chính trường Mỹ với sự ráo riết của các nhóm vận động hành lang kiểu như Ủy ban người Israel tại Mỹ.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhiều quyết định quan trọng của Mỹ, như việc xâm chiếm Iraq đa phần chịu sự thúc đẩy từ các nhóm ủng hộ Israel.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng nhiều quyết định quan trọng của Mỹ, như việc xâm chiếm Iraq đa phần chịu sự thúc đẩy từ các nhóm ủng hộ Israel.
Trong một nghiên cứu, John J. Mearsheimer và Stephen Walt bình luận: "Không cần nghi ngờ nhiều về việc Israel và vận động hành lang là những nhân tố quan trọng trong việc cho ra đời quyết định chiến tranh. Nếu không có những nỗ lực vận động hành lang, Mỹ khó lòng dấn thân vào cuộc chiến tháng 3/2003."
Gần đây, Liên minh Cộng hòa của người Do Thái từ chối mời ứng viên hàng đầu của đảng Cộng hòa Ron Paul tham gia cuộc chạy đua với Tổng thống Barack Obama trong cuộc họp chọn ứng viên Tổng thống của mình hồi tháng 11 với lí do nghị sĩ bang Texas này "có quan điểm sai lầm và cực đoan".
Trên thực tế, Paul là người ủng hộ mạnh mẽ việc kiểm toán của Cục Dự trữ Liên bang cũng như kết thúc việc xâm chiếm nước ngoài. Ông cũng là ứng viên Cộng hòa duy nhất đưa ra một tuyên bố bằng văn bản rằng mình không ủng hộ một cuộc tấn công vào Iran.
Trước mặt cử tri Iowa, Paul thẳng thắn khẳng định ông chống lại việc phát động tấn công phủ đầu vào Iran bởi "họ không đe dọa an ninh quốc gia của chúng ta" và "nếu một số nước khác (- ám chỉ Israel) nghĩ rằng họ cần đi đến chiến tranh với Iran, thì đó là việc riêng của họ." Ông cũng cho rằng không có bằng chứng về việc Iran đang chế tạo vũ khí hạt nhân.
Trên thực tế, Paul là người ủng hộ mạnh mẽ việc kiểm toán của Cục Dự trữ Liên bang cũng như kết thúc việc xâm chiếm nước ngoài. Ông cũng là ứng viên Cộng hòa duy nhất đưa ra một tuyên bố bằng văn bản rằng mình không ủng hộ một cuộc tấn công vào Iran.
Trước mặt cử tri Iowa, Paul thẳng thắn khẳng định ông chống lại việc phát động tấn công phủ đầu vào Iran bởi "họ không đe dọa an ninh quốc gia của chúng ta" và "nếu một số nước khác (- ám chỉ Israel) nghĩ rằng họ cần đi đến chiến tranh với Iran, thì đó là việc riêng của họ." Ông cũng cho rằng không có bằng chứng về việc Iran đang chế tạo vũ khí hạt nhân.
Mặc dù các phương tiện truyền thông chính thống của Mỹ dường như bỏ quên Ron Paul, thông điệp "đưa quân về nhà" của ông vẫn tạo được sự đồng cảm với đông đảo những người Mỹ đang mệt mỏi nhìn tiền thuế của mình "cuốn theo chiều gió" theo các cuộc viễn chinh ở nước ngoài.
Patrushev cho rằng, những cư dân mới của Nhà Trắng đang tìm cách biến Iran thành "đối tác trung thành".
"Tại thời điểm hiện tại, Mỹ coi Iran là vấn đề chính của mình. Họ đang tìm cách biến kẻ thù Tehran thành đối tác trung thành, và vì mục đích đó, ho tìm cách thay đổi chế độ cầm quyền ở đó bằng bất cứ giá nào."
Ông cũng khẳng định, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và nhiều nước khác đang nõ lực để giải quyết vấn đề Iran một cách hòa bình và hữu nghị; tuy nhiên "những nỗ lực này đã đạt được kết quả không tương xứng do các bên, cả Mỹ và Iran dường như rất ít quan tâm đến nó, vì nhiều nguyên do khác nhau" và do đó, căng thẳng xung quanh vấn đề hạt nhân của Iran vẫn cứ tiếp diễn.
"Các biện pháp trừng phạt kinh tế đang được áp dụng trên thực tế có thể là sự giúp đỡ cho các lực lượng đối lập ở Iran để tiến hành một cuộc cách mạng màu." - Thư kí Hội đồng An ninh Liên bang Nga bình luận.
Hà Anh
Bình luận