Nếu được xác nhận, thì đây sẽ là một diễn biến nguy hiểm, có thể là một hình thức tấn công khủng bố kiểu mới khó phán đoán và ngăn chặn.
Nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Iraq và Syria ngày 21/11 nhận trách nhiệm một loạt vụ tấn công khủng bố 'đơn thương độc mã' hay còn gọi là 'sói đơn độc' xảy ra thời gian qua nhằm vào nhiều nước phương Tây.
Nếu được xác nhận, thì đây sẽ là một diễn biến nguy hiểm, trong bối cảnh liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Iraq và Syria chưa đạt bước tiến đáng kể nào và đã bắt đầu cho thấy những rạn nứt.
Những tuần vừa qua, Australia, Canada và Mỹ lần lượt phải chứng kiến các vụ tấn công khủng bố nhằm vào lực lượng an ninh.
Tại Canada là vụ tấn công ngày 22/10 ngay gần trụ sở Quốc hội làm 1 binh sĩ nước này thiệt mạng.
Tại Australia, ngày 24/09 vừa qua, một thanh niên 18 tuổi đã tìm cách tấn công 2 cảnh sát tại thành phố Melbuorne và bị bắn hạ ngay sau đó.
Còn tại Mỹ, ngày 23/11, một người đàn ông đã tấn công 4 cảnh sát ở New York.
Các cuộc điều tra đều cho thấy, tất cả những đối tượng này đều có liên hệ với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Trong tuyên bố ngày hôm qua, nhóm Nhà nước Hồi giáo khẳng định, tất cả những vụ tấn công này đều là câu trả lời ngay lập tức cho những lời kêu gọi hành động của Nhà nước Hồi giáo và cho thấy, tại mỗi nước phương Tây đều có một lò thuốc súng và nó chỉ đợi thời cơ để phát nổ.
Đây là lần đầu tiên nhóm cực đoan này thừa nhận mối liên hệ với các tay súng được Mỹ và phương Tây gọi là là những “con sói đơn độc”, nhằm vào công dân và binh sĩ tham gia liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu tại Iraq và Syria.
Dạng khủng bố “đơn thân độc mã” mà Phương tây gọi là “sói đơn độc” có thể là một hình thức tấn công khủng bố kiểu mới khó phán đoán và ngăn chặn. Và điều nguy hiểm là nó cho thấy, bất chấp các chiến dịch quân sự quốc tế mạnh mẽ, Nhà nước Hồi giáo đã mở rộng các chiến dịch vượt phạm vi quốc gia, đặt an ninh nước Mỹ và các đồng minh quốc tế tham gia liên quân quốc tế trước những mối nguy cơ lớn.
Trong bối cảnh này, Mỹ và các đồng minh đang nỗ lực củng cố và mở rộng đồng minh. Song đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng do những khác biệt về lợi ích và mục tiêu của các nước tham gia.
Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden hôm qua đã tới Thổ Nhĩ Kỳ để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tích cực hơn vào liên minh quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo. Với vị trí địa chiến lược quan trọng của mình tại khu vực, sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đóng vai trò quyết định các chiến dịch của Mỹ và đồng minh. Tuy nhiên, tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ miễn cưỡng tham gia liên minh do sức ép quốc tế.
Phát biểu sau cuộc gặp hôm qua, dù khẳng định Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều có chung một mục tiêu, song cả phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đều cho thấy những khác biệt về chiến lược.
Theo ông Ahmet Davutoglu, các cuộc không kích của liên quan tại Iraq và Syria là không đủ và thúc đẩy một chiến lược toàn diện hơn liên quan đến sự ra đi của ông Assad và việc tạo ra một vùng đệm bên trong Syria để bảo vệ dân thường.
“Cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ liên quan tới các cuộc khủng hoảng trong khu vực là rất quan trọng nhằm giải quyết khủng hoảng. Gần đây chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ liên quan đến cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria, cũng như đối phó với chính quyền Tổng thống Bashar al Assad”- ông Ahmet Davutoglu nói
Một đồng minh khác trong liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu cũng đang cho thấy sự không đồng tình với chiến lược của Mỹ.
Trong khi Mỹ sốt sắng thực hiện các hành động quân sự, kể cả có thể phải đưa bộ binh trở lại Iraqbất chấp nguy cơ sa lầy, thì Đức - đối tác quan trọng của Mỹ trong liên minh chống Nhà nước Hồi giáo, lại nhìn nhận theo cách khác.
Đức muốn chú trọng vào việc giúp quốc gia này tăng cường khả năng "tự lực cánh sinh".
Chỉ riêng những điều này thôi cũng cho thấy những khác biệt chiến lược ngay trong liên quân chống Nhà nước Hồi giáo. Dù tham gia đội quân do Mỹ chỉ huy, song các thành viên lại chưa thật sự liên kết, đồng lòng trong nỗ lực loại bỏ mối đe dọa khủng bố toàn cầu.
Theo VOV
Nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Iraq và Syria ngày 21/11 nhận trách nhiệm một loạt vụ tấn công khủng bố 'đơn thương độc mã' hay còn gọi là 'sói đơn độc' xảy ra thời gian qua nhằm vào nhiều nước phương Tây.
Nếu được xác nhận, thì đây sẽ là một diễn biến nguy hiểm, trong bối cảnh liên minh quốc tế do Mỹ đứng đầu trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS tại Iraq và Syria chưa đạt bước tiến đáng kể nào và đã bắt đầu cho thấy những rạn nứt.
Chân dung thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi |
Tại Canada là vụ tấn công ngày 22/10 ngay gần trụ sở Quốc hội làm 1 binh sĩ nước này thiệt mạng.
Tại Australia, ngày 24/09 vừa qua, một thanh niên 18 tuổi đã tìm cách tấn công 2 cảnh sát tại thành phố Melbuorne và bị bắn hạ ngay sau đó.
Còn tại Mỹ, ngày 23/11, một người đàn ông đã tấn công 4 cảnh sát ở New York.
Các cuộc điều tra đều cho thấy, tất cả những đối tượng này đều có liên hệ với chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Trong tuyên bố ngày hôm qua, nhóm Nhà nước Hồi giáo khẳng định, tất cả những vụ tấn công này đều là câu trả lời ngay lập tức cho những lời kêu gọi hành động của Nhà nước Hồi giáo và cho thấy, tại mỗi nước phương Tây đều có một lò thuốc súng và nó chỉ đợi thời cơ để phát nổ.
Đây là lần đầu tiên nhóm cực đoan này thừa nhận mối liên hệ với các tay súng được Mỹ và phương Tây gọi là là những “con sói đơn độc”, nhằm vào công dân và binh sĩ tham gia liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu tại Iraq và Syria.
Dạng khủng bố “đơn thân độc mã” mà Phương tây gọi là “sói đơn độc” có thể là một hình thức tấn công khủng bố kiểu mới khó phán đoán và ngăn chặn. Và điều nguy hiểm là nó cho thấy, bất chấp các chiến dịch quân sự quốc tế mạnh mẽ, Nhà nước Hồi giáo đã mở rộng các chiến dịch vượt phạm vi quốc gia, đặt an ninh nước Mỹ và các đồng minh quốc tế tham gia liên quân quốc tế trước những mối nguy cơ lớn.
Video bom xe phát nổ ở Kobani, khu vực được cho là có nhiều chiến binh IS
Trong bối cảnh này, Mỹ và các đồng minh đang nỗ lực củng cố và mở rộng đồng minh. Song đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng do những khác biệt về lợi ích và mục tiêu của các nước tham gia.
Phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden hôm qua đã tới Thổ Nhĩ Kỳ để thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tích cực hơn vào liên minh quốc tế chống Nhà nước Hồi giáo. Với vị trí địa chiến lược quan trọng của mình tại khu vực, sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đóng vai trò quyết định các chiến dịch của Mỹ và đồng minh. Tuy nhiên, tới nay, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ miễn cưỡng tham gia liên minh do sức ép quốc tế.
Phát biểu sau cuộc gặp hôm qua, dù khẳng định Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đều có chung một mục tiêu, song cả phó Tổng thống Mỹ Joseph Biden và Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đều cho thấy những khác biệt về chiến lược.
Theo ông Ahmet Davutoglu, các cuộc không kích của liên quan tại Iraq và Syria là không đủ và thúc đẩy một chiến lược toàn diện hơn liên quan đến sự ra đi của ông Assad và việc tạo ra một vùng đệm bên trong Syria để bảo vệ dân thường.
“Cách tiếp cận của Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ liên quan tới các cuộc khủng hoảng trong khu vực là rất quan trọng nhằm giải quyết khủng hoảng. Gần đây chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ liên quan đến cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria, cũng như đối phó với chính quyền Tổng thống Bashar al Assad”- ông Ahmet Davutoglu nói
Một đồng minh khác trong liên quân quốc tế do Mỹ đứng đầu cũng đang cho thấy sự không đồng tình với chiến lược của Mỹ.
Trong khi Mỹ sốt sắng thực hiện các hành động quân sự, kể cả có thể phải đưa bộ binh trở lại Iraqbất chấp nguy cơ sa lầy, thì Đức - đối tác quan trọng của Mỹ trong liên minh chống Nhà nước Hồi giáo, lại nhìn nhận theo cách khác.
Đức muốn chú trọng vào việc giúp quốc gia này tăng cường khả năng "tự lực cánh sinh".
Chỉ riêng những điều này thôi cũng cho thấy những khác biệt chiến lược ngay trong liên quân chống Nhà nước Hồi giáo. Dù tham gia đội quân do Mỹ chỉ huy, song các thành viên lại chưa thật sự liên kết, đồng lòng trong nỗ lực loại bỏ mối đe dọa khủng bố toàn cầu.
Theo VOV
Bình luận