(VTC News) - Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ nhân lực cũng như vật lực nhằm chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6.
Sau 2 năm kết thúc thực hiện Giai đoạn 1 (2011 - 2012), Ban Công tác thúc đẩy phát triển Quốc gia cùng các doanh nghiệp tiêu biểu đã thực hiện được nhiều hoạt động tích cực nhằm gia tăng nhận thức cũng như ứng dụng IPv6 vào Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, đã hình thành được mạng thử nghiệm IPv6 quốc gia cũng như thiết lập đường kết nối thuần IPv6 từ Việt Nam đi quốc tế. Các doanh nghiệp internet từng bước chuẩn bị các điều kiện về kế hoạc, nhân lực và kỹ thuật để triển khai IPv6 tại doanh nghiệp.
Bên cạnh đó các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn và ưu tiên hỗ trợ triển khai IPv6 cho các dự án công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước cũng được hoàn thiện. Các mạng truyền số liệu trong cơ quan Đảng, Nhà nước đều sẵn sàng cho việc chuyển đổi sang IPv6.
Ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc VNNIC cho biết, tính đến 12/2012, đã có 33 tổ chức trong nước được cấp địa chỉ iPv6. Các ISP lớn tại Việt Nam đều sẵn sàng tài nguyên IPv6 để cấp cho khách hàng kết nối có nhu cầu.
Tuy nhiên ngoài các nội dung đạt được, hiện trạng triển khai IPv6 tại Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều khó khăn cần khắc phục. Có thể kể đến như lưu lượng và sự hiện diện của IPv6 còn hạn chế, mức độ hưởng ứng các hoạt động về IPv6 của doanh nghiệp còn chưa đồng đều và các hoạt động thử nghiệm chưa cung cấp dịch vụ thực tế.
Mặc dù vậy theo ông Trần Minh Tân, tính đến thời điểm này về cơ bản các yêu cầu của Giai đoạn 1 đã được hoàn tất, sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi ở Giai đoạn 2.
Hà Thanh
Ngày 29/3/2011, Bộ Thông tin Truyền thông đã ban hành "Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6" nhằm định hướng, xác định các mục tiêu và lộ trình cụ thể chuyển đổi sang
IPv6 của Việt Nam. Kế hoạch được chia làm 3 giai đoạn kéo dài từ 2011 tới 2019.Sau 2 năm kết thúc thực hiện Giai đoạn 1 (2011 - 2012), Ban Công tác thúc đẩy phát triển Quốc gia cùng các doanh nghiệp tiêu biểu đã thực hiện được nhiều hoạt động tích cực nhằm gia tăng nhận thức cũng như ứng dụng IPv6 vào Việt Nam.
Việt Nam đã sẵn sàng chuyển đổi sang IPv6 (Ảnh minh họa internet) |
Bên cạnh đó các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn và ưu tiên hỗ trợ triển khai IPv6 cho các dự án công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước cũng được hoàn thiện. Các mạng truyền số liệu trong cơ quan Đảng, Nhà nước đều sẵn sàng cho việc chuyển đổi sang IPv6.
Ông Trần Minh Tân, Phó Giám đốc VNNIC cho biết, tính đến 12/2012, đã có 33 tổ chức trong nước được cấp địa chỉ iPv6. Các ISP lớn tại Việt Nam đều sẵn sàng tài nguyên IPv6 để cấp cho khách hàng kết nối có nhu cầu.
Tuy nhiên ngoài các nội dung đạt được, hiện trạng triển khai IPv6 tại Việt Nam cũng còn tồn tại nhiều khó khăn cần khắc phục. Có thể kể đến như lưu lượng và sự hiện diện của IPv6 còn hạn chế, mức độ hưởng ứng các hoạt động về IPv6 của doanh nghiệp còn chưa đồng đều và các hoạt động thử nghiệm chưa cung cấp dịch vụ thực tế.
Mặc dù vậy theo ông Trần Minh Tân, tính đến thời điểm này về cơ bản các yêu cầu của Giai đoạn 1 đã được hoàn tất, sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi ở Giai đoạn 2.
Hà Thanh
Bình luận