(VTC News) - Dự thảo Nghị quyết về luật pháp quốc tế trong mối liên hệ với chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào nội bộ của nhau và quyền con người đã được thông qua với đa số phiếu.
Sáng 30/3, sau phiên thảo luận, với 38 phiếu thuận, 3 phiếu chống và 10 phiếu trắng, Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền IPU-132 đã thông qua Dự thảo Nghị quyết về luật pháp quốc tế trong mối liên hệ với chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào nội bộ của nhau và quyền con người.
Dự thảo Nghị quyết này đã được soạn thảo từ IPU-131 nhưng do còn ý kiến khác nhau nên chưa thông qua được. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng bậc nhất được bàn thảo và thông qua tại hội nghị IPU 132 tại Việt Nam.
Dự thảo Nghị quyết được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền, Tuyên bố Vienna cũng những văn kiện, chương trình hành động có liên quan… với mục đích thúc đẩy những nguyên tắc pháp luật giữa các quốc gia.
Dự thảo đề cập 3 nội dung quan trọng đời sống quốc tế hiện nay là: Luật pháp quốc tế, Chủ quyền quốc gia và Quyền con người.
Dự thảo nhấn mạnh, các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế và xem luật pháp quốc tế là công cụ để điều chỉnh và xử lý các xung đột; nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế tương thích với chủ quyền quốc gia và các quốc gia khẳng định quyền tự quyết, chống lại sự can thiệp của nước ngoài.
Dự thảo nghị quyết nêu rõ, bên cạnh việc tôn trọng đề cao luật pháp quốc tế, thì các quốc gia cũng không được can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác thành viên và phải tôn trọng chủ quyền quốc gia thành viên.
Đặc biệt, Dự thảo Nghị quyết lần này khẳng định quyền con người và xem quyền con người phải là yếu tố căn bản của cuộc sống ngày nay.
Luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia phải luôn luôn lấy quyền con người làm trung tâm.
Trong đó nhấn mạnh quyền phụ nữ, quyền những người tị nạn và quyền trẻ em. Đó là những vấn đề cơ bản các nước quan tâm khi xử lý những vấn đề toàn cầu có liên quan tới con người.
Ông Nguyễn Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban luật pháp của Quốc hội Việt Nam cho biết đây là Nghị quyết quan trọng, thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người.
Việt Nam đóng góp quan trọng trong quá trình thảo luận tại kỳ trước. Việt Nam đề cao luật pháp quốc tế và cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc trong quan hệ quốc tế; đồng thời luật pháp quốc tế cũng phải tương quan, tương thích trong chủ quyền quốc gia.
Với tư cách là nước chủ nhà của Đại hội đồng IPU-132, Việt Nam cũng đã có những đóng góp tích cực tham gia vào việc thúc đẩy thông qua Dự thảo Nghị quyết quan trọng này.
Trước đó, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc IPU 132, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh một trong những ưu tiên của chương trình nghị sự Đại hội đồng IPU lần này là “biến lời nói thành hành động" để luật pháp và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế được tôn trọng; các thỏa thuận, các quy tắc ứng xử trong quan hệ giữa các quốc gia được thực hiện nghiêm túc; các tranh chấp, bất đồng được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, và các dân tộc đều có quyền bình đẳng.
“Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp, các bất đồng giữa các quốc gia, trong đó có vấn đề Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận giữa các nước trong khu vực, phản đối sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Trên tinh thần chủ đề của Đại hội đồng IPU 132, Chủ tịch nước tin tưởng rằng, Hội nghị lần này là Hội nghị của hành động để biến các ý tưởng, những đề xuất thành những kết quả cụ thể và thiết thực, góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của lập pháp, của nghị viện trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.
Phạm Thịnh
Toàn cảnh cuộc họp Ủy ban Thường trực về Dân chủ và Nhân quyền(Ảnh: IPU 132) |
Dự thảo Nghị quyết này đã được soạn thảo từ IPU-131 nhưng do còn ý kiến khác nhau nên chưa thông qua được. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng bậc nhất được bàn thảo và thông qua tại hội nghị IPU 132 tại Việt Nam.
Dự thảo Nghị quyết được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền, Tuyên bố Vienna cũng những văn kiện, chương trình hành động có liên quan… với mục đích thúc đẩy những nguyên tắc pháp luật giữa các quốc gia.
Dự thảo đề cập 3 nội dung quan trọng đời sống quốc tế hiện nay là: Luật pháp quốc tế, Chủ quyền quốc gia và Quyền con người.
Dự thảo nhấn mạnh, các quốc gia phải tôn trọng luật pháp quốc tế và xem luật pháp quốc tế là công cụ để điều chỉnh và xử lý các xung đột; nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền quốc gia, luật pháp quốc tế tương thích với chủ quyền quốc gia và các quốc gia khẳng định quyền tự quyết, chống lại sự can thiệp của nước ngoài.
Dự thảo nghị quyết nêu rõ, bên cạnh việc tôn trọng đề cao luật pháp quốc tế, thì các quốc gia cũng không được can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác thành viên và phải tôn trọng chủ quyền quốc gia thành viên.
Đặc biệt, Dự thảo Nghị quyết lần này khẳng định quyền con người và xem quyền con người phải là yếu tố căn bản của cuộc sống ngày nay.
Luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia phải luôn luôn lấy quyền con người làm trung tâm.
Trong đó nhấn mạnh quyền phụ nữ, quyền những người tị nạn và quyền trẻ em. Đó là những vấn đề cơ bản các nước quan tâm khi xử lý những vấn đề toàn cầu có liên quan tới con người.
Cận cảnh dàn siêu xe đặc dụng của Công an Hà Nội bảo vệ cho IPU 132
quocte/2015/03/26/Video-cn-cnh-dn-siu-xe-ipu-1427304960.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" width="500" height="350">
Nguồn: Vietnam +
Ông Nguyễn Minh Thông, Phó Chủ nhiệm Ủy ban luật pháp của Quốc hội Việt Nam cho biết đây là Nghị quyết quan trọng, thể hiện mối quan hệ giữa luật pháp quốc tế, chủ quyền quốc gia và quyền con người.
Việt Nam đóng góp quan trọng trong quá trình thảo luận tại kỳ trước. Việt Nam đề cao luật pháp quốc tế và cho rằng luật pháp quốc tế cần phải được tuân thủ một cách nghiêm túc trong quan hệ quốc tế; đồng thời luật pháp quốc tế cũng phải tương quan, tương thích trong chủ quyền quốc gia.
Với tư cách là nước chủ nhà của Đại hội đồng IPU-132, Việt Nam cũng đã có những đóng góp tích cực tham gia vào việc thúc đẩy thông qua Dự thảo Nghị quyết quan trọng này.
Trước đó, trong bài phát biểu tại phiên khai mạc IPU 132, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh một trong những ưu tiên của chương trình nghị sự Đại hội đồng IPU lần này là “biến lời nói thành hành động" để luật pháp và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế được tôn trọng; các thỏa thuận, các quy tắc ứng xử trong quan hệ giữa các quốc gia được thực hiện nghiêm túc; các tranh chấp, bất đồng được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, và các dân tộc đều có quyền bình đẳng.
“Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp, các bất đồng giữa các quốc gia, trong đó có vấn đề Biển Đông, bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và các thỏa thuận giữa các nước trong khu vực, phản đối sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Trên tinh thần chủ đề của Đại hội đồng IPU 132, Chủ tịch nước tin tưởng rằng, Hội nghị lần này là Hội nghị của hành động để biến các ý tưởng, những đề xuất thành những kết quả cụ thể và thiết thực, góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của lập pháp, của nghị viện trong việc giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.
Phạm Thịnh
Bình luận