Người phát ngôn của Cơ quan Quản lý Thảm họa Quốc gia Indonesia, ông Sutopo Purwo Nugroho cho biết, hàng nghìn mặt nạ chống độc đã được phân phát cho cộng đồng dân cư gần khu vực núi lửa hoạt động do lo ngại tro bụi núi lửa có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người dân địa phương.
Vụ phun trào xảy ra lúc 08:23 sáng 21/4 (giờ địa phương), tuy nhiên đã không có chuyến bay nào bị hoãn, hủy tại sân bay quốc tế I Gusti Ngurah Rai.
Tro bụi núi lửa cũng ảnh hưởng tới các huyện như Karang Asem, Klungkung và Bangli. Song đến nay chưa ghi nhận bất kỳ báo cáo nào về trường hợp thương phương vong do ảnh hưởng của núi lửa phun trào.
Cảnh báo núi lửa Agung hoạt động hiện vẫn được đặt ở mức cao thứ hai với khu vực cấm đi lại được quy định cách miệng núi lửa khoảng 4 km.
Núi lửa Agung nằm ở huyện Karang Asem và cách trung tâm du lịch Kuta khoảng 70 km. Trong lần Agung phun trào cuối cùng vào năm 1963, hơn 1.100 người đã thiệt mạng.
Clip: Núi lửa ở Indonesia phun trào như ngày tận thế
Bình luận