Indonesia đã quyết định điều động chiến đấu cơ F-16 đến quần đảo Natuna chưa đầy 2 tuần sau khi tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước này.
Bloomberg ngày 31/3 bình luận, động thái này của Indonesia là một phần của xu hướng tích tụ quân sự trên quần đảo nhìn ra Biển Đông với một đường băng vừa được nâng cấp và một cảng mới được xây dựng.
Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ triển khai một đơn vị thủy quân lục chiến, không quân và các lực lượng đặc biệt, một tiểu đoàn lục quân, 3 tàu khu trục, một hệ thống radar mới tại Natuna.
Bộ Quốc phòng Indonesia sẽ triển khai một đơn vị thủy quân lục chiến, không quân và các lực lượng đặc biệt, một tiểu đoàn lục quân, 3 tàu khu trục, một hệ thống radar mới tại Natuna.
Chiến đấu cơ F-16 |
Dù không phải bên yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, nhưng cuộc đụng độ mới đây với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc cho thấy, Jakarta có thể bị (Bắc Kinh) lôi vào xung đột bất cứ lúc nào.
"Natuna được xem như cửa ngõ, nếu cửa ngõ không được bảo vệ thì kẻ trộm sẽ lẻn vào bên trong. Hiện nay tất cả điều này xảy ra vì nó không được bảo vệ. Đó là thể diện của quốc gia chúng tôi", Ryacudu, một cựu chỉ huy quân đội Indonesia nói với Bloomberg.
Video: Rơi máy bay ở Indonesia
Tuy nhiên Aaron Connelly, một nhà nghiên cứu tại Viện Chính sách quốc tế Lowy tại Sydney cho rằng, Indonesia đặt F-16 ở Natuna chủ yếu là "làm cảnh", bởi F-16 là một loại vũ khí quân sự, không thích hợp trong việc sử dụng ngăn chặn tàu cá đánh bắt bất hượp pháp.
Trong khi đó Jakarta không thể xua đuổi quân đội Trung Quốc khỏi Biển Đông bằng vài chiếc F-16, và Jakarta có truyền thống giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng ngoại giao chứ không phải quân sự.
Trong khi đó Jakarta không thể xua đuổi quân đội Trung Quốc khỏi Biển Đông bằng vài chiếc F-16, và Jakarta có truyền thống giải quyết tranh chấp với Trung Quốc bằng ngoại giao chứ không phải quân sự.
Trước đó, lực lượng tuần tra Indonesia ở biển Natuna đã chặn tàu cá Kway Fey của Trung Quốc và bắt giữ 8 thuyền viên với cáo buộc đánh bắt cá trái phép ở vùng biển Indonesia.
Theo thông cáo của Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia, trong lúc tàu tuần tra Indonesia tìm cách lai dắt tàu Kway Fey, một tàu hải cảnh của Trung Quốc đã can thiệp.
Lực lượng hải cảnh Trung Quốc liên lạc với tàu tuần tra Indonesia, yêu cầu thả tàu Kway Fey trong vòng 30 phút. Phía Indonesia sau đó đã trả tự do cho tàu cá bị bắt trên.
Lực lượng hải cảnh Trung Quốc liên lạc với tàu tuần tra Indonesia, yêu cầu thả tàu Kway Fey trong vòng 30 phút. Phía Indonesia sau đó đã trả tự do cho tàu cá bị bắt trên.
Ngày 21/3, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi đã triệu Đại biện lâm thời của Trung Quốc tại Jakarta tới để phản đối vụ việc nói trên.
Trong khi đó, Bộ trưởng Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia Susi Pudjiastuti cho biết Jakarta cảm thấy những nỗ lực gìn giữ hòa bình của nước này ở Biển Đông "bị phá hoại" và Jakarta có thể đưa vụ tranh cãi trên biển mới nhất giữa nước này với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Trong khi đó, Bộ trưởng Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia Susi Pudjiastuti cho biết Jakarta cảm thấy những nỗ lực gìn giữ hòa bình của nước này ở Biển Đông "bị phá hoại" và Jakarta có thể đưa vụ tranh cãi trên biển mới nhất giữa nước này với Trung Quốc ra tòa án quốc tế.
Nguồn: Đất Việt
Bình luận