5 năm trôi qua kể từ ngày phiên bản Idol được du nhập về Việt Nam với tên gọi Vietnam Idol, cuộc thi này đã có chỗ đứng nhất định trong lòng khán giả, cũng như góp phần không nhỏ trong việc tìm ra những gương mặt chất lượng cho làng nhạc Việt.
Đúng với mô tuýp chung, Vietnam Idol cũng được xây dựng theo hành trình “from zero to hero”, theo đó, thí sinh sẽ bước qua rất nhiều vòng thi để chinh phục được ban giám khảo và khán giả theo dõi. Trong đêm chung kết, hai gương mặt xuất sắc nhất sẽ cùng tranh tài để chiếm được nhiều lượt bình chọn hơn để giành chiến thắng chung cuộc và nhận được nhiều giải thưởng béo bở.
Thực tế, American Idol cũng được mua bản quyền từ Pop Idol của Anh, tuy nhiên do sự thành công và tầm ảnh hưởng của chương trình này mà nó đã trở thành chuẩn mực cho tất cả các phiên bản Idol trên toàn thế giới. Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan mà khi đặt chân đến Việt Nam, Idol đã có một vài khác biệt khá thú vị.
Thí sinh
Không như các chương trình tìm kiếm tài năng âm nhạc khác, đa số các thí sinh khi đến với Idol thường chưa từng trải qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp hay được học hành bài bản. Họ chỉ tìm cách thõa mãn niềm đam mê âm nhạc bằng cách tham gia các câu lạc bộ, sinh hoạt tại trường học, đi hát tại các quán cà phê, tham gia ban nhạc hoặc cố gắng ký hợp đồng với các hãng đĩa nhỏ, không có tiếng tăm.
Tại Việt Nam, phần lớn thí sinh bước vào vòng chung kết là sinh viên đang ngồi trên ghế đại học. Trong khi đó, ở Mỹ có các ngành nghề đa dạng hơn như bồi bàn (Kelly Clarkson – mùa 1), nội trợ (Fantasia Barrino – mùa 3), nghề nghiệp tự do (Carrie Underwood – mùa 4), ca sĩ tự do (David Cook – mùa 7, Paul McDonald – mùa 10), nhân viên bán hàng (Kris Allen – mùa 8)…
Top 5 American Idol mùa 11 lớn nhất là 20 tuổi, nhỏ nhất 16 tuổi. |
Kể từ mùa thứ 10, khi giới hạn độ tuổi được hạ thấp xuống từ 15-28 tuổi, thay vì từ 16 như trước kia, số lượng thí sinh còn học tại trường phổ thông xuất hiện càng nhiều. Điển hình là mùa 11, trong số 5 thí sinh xuất sắc nhất, người lớn tuổi nhất sinh năm 1990, nhỏ tuổi nhất là Jessica Sanchez chỉ mới 16 tuổi.
Cả 5 gương mặt này đều là học sinh - sinh viên tại các trường phổ thông, đại học bình thường. Đây cũng là mùa giải mà thí sinh bước vào vòng chung kết có độ tuổi trung bình nhỏ nhất trong lịch sử tổ chức của chương trình này.
Quán quân của mùa 10 là Scotty McCreery cũng vừa tròn 18 tuổi khi giành chiến thắng. Trước khi đến với American Idol, anh là chàng học sinh cấp 3 đam mê bóng chày, thích ca hát và từng giành giải thưởng tại một vài cuộc thi ca hát nhỏ. Xếp sau Scotty là Lauren Alaina khi ấy cũng chỉ mới 17 tuổi.
Với Vietnam Idol, những thí sinh trẻ tuổi có khả năng tiến sâu vào vòng trong thường không xuất hiện nhiều. Nếu có, họ thường học tại các trường âm nhạc do được tạo nhiều điều kiện về thời gian và việc học văn hóa. Điển hình là hai cô gái đến từ Văn hóa nghệ thuật Quân đội và Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam là Văn Mai Hương và Cao Thanh Thảo My.
Các thí sinh nhỏ tuổi của Vietnam Idol thường đến từ các trường âm nhạc. |
Trong khi đó ở Vietnam Idol, việc này không thường xuyên diễn ra, khán giả đôi khi cũng chưa quen và thích thú với việc xem thí sinh trình diễn với nhạc cụ. Có lẽ do chỉ cần cầm mirco, các thí sinh cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc làm chủ sân khấu, chứ đừng nói đến việc phải kè kè bên người cây đàn guitar hay ngồi ì bên chiếc đàn piano.
Trong mùa thứ 4 đang diễn ra, Nguyễn Thanh Hưng là thí sinh duy nhất xây dựng hình ảnh gắn liền với cây đàn guitar lọt vào top 10, nhưng thành tích cao nhất của anh cũng chỉ đến vậy. Trước đó, ở top 16, Đinh Đức Thảo cũng thường xuyên tự đệm đàn cho mình, nhưng anh cũng không tiến sâu được bao nhiêu.
Khán giả Vietnam Idol không ưa chuộng các thí sinh chơi nhạc cụ. |
Cụ thể là trong vòng hát nhóm, khi Vietnam Idol tự chia nhóm cho các thí sinh, ở Mỹ, họ phải tự tìm ra những người bạn của mình để có thể trình bày ca khúc được giao một cách tốt nhất. Đây cũng là vòng thi được đánh giá căng thẳng nhất nhì trong suốt quá trình American Idol diễn ra.
Không ít thí sinh bị cho ra rìa vì không thể tìm được nhóm phù hợp, nhiều cuộc tranh cãi cũng xảy ra vì hiểu lầm hoặc làm việc không ăn ý. Hình ảnh xe cấp cứu cũng xuất hiện nhiều nhất trong vòng thi này.
Trong vòng nhà hát, Vietnam Idol cho thí sinh hát bất kỳ bài nào mà mình lựa chọn, American Idol gây áp lực nặng nề hơn bằng cách đưa ra một danh sách các bài hát bắt buộc và việc của thí sinh phải chọn ra bài mình thuộc và tự tin sẽ trình diễn hay nhất.
Trong thời gian ngắn ngủi, việc của thí sinh là còn phải tìm ra hướng thể hiện sao cho không chỉ đúng với bài hát mà còn thể hiện được cá tính và phong cách âm nhạc mà mình nên theo đuổi. Cũng nhờ vậy mà tại mùa 11, chỉ với một ca khúc Geogia in my mind mà khán giả đã được dịp thưởng thức qua rất nhiều phiên bản như jazz, pop, blues…
Vòng hát nhóm của Idol Mỹ diễn ra cực kỳ căng thẳng. |
Họ thường ít khi dám phá cách để chọn những ca khúc mới hoặc đang được giới trẻ hâm mộ. Nếu có, cũng ít khi họ dám phá cách làm mới mà thường chọn cách an toàn thể hiện đúng với phiên bản gốc.
Khán giả
Trong ba mùa diễn ra của Vietnam Idol, đã có 2 cô gái được xướng ngôi cao nhất là Phương Vy và Uyên Linh. Trong mùa thứ 4 này, nếu không có điều gì quá bất ngờ xảy ra thì vị trí quán quân sẽ tiếp tục vào tay một thí sinh nữ. Điều này chứng tỏ rằng khán giả Việt Nam có xu hướng yêu thích các giọng ca nữ hơn cả.
Ngược lại, những khán giả của American Idol lại có xu hướng thích các chàng trai khi họ liên tiếp được bình chọn lên ngôi vị cao nhất trong năm mùa giải lần đây. Đến nỗi một cụm từ WGWGs (White guys with guitar – Những anh chàng da trắng đánh đàn guitar) đã được đặt ra là để ám chỉ điều này.
Quán quân mùa 11 Phillip Phillips là một WGWG chính hiệu. |
Nhiều chuyên gia đưa ra lý giải rằng phần lớn khán giả theo dõi và chịu khó bình chọn nhất của American Idol là các cô gái tuổi teen hoặc các bà nội trợ, dĩ nhiên họ sẽ yêu thích các thí sinh nam hơn. Bên cạnh đó, trình bày những bản tình ca nhẹ nhàng cùng hình ảnh thư sinh lãng tử cũng dễ chiếm tình cảm của lượng khán giả phổ thông.
Đây cũng chính là điều mà nhà sản xuất của chương trình đang rất lo lắng, vì dù được bình chọn rất nhiều trong cuộc thi, phần lớn các anh chàng này khi bước ra khỏi cuộc thi lại không mấy thành công như mong đợi.
Ngoài chuyện bình chọn theo giới tính, thì với một quốc gia đa chủng tộc như Mỹ, thí sinh cũng có sẽ lượng khán giả đồng hương khá trung thành. Ví dụ như một thí sinh có nguồn gốc châu Á chắc chắn sẽ chiếm lượng bình chọn của cộng đồng này, tương tự là các thí sinh da màu hoặc mang dòng máu Mỹ Latin.
Lượng vote này khá quan trọng và đôi khi có thể quyết định kết quả của cuộc thi, như với Scotty McCreery, khi chia sẻ rằng bà nội của anh là người Puerto Rica, chàng trai này đã nhận thêm lượt bình chọn đáng kể từ cộng đồng người Mỹ Latin sinh sống rất đông theo dõi chương trình.
Tại Việt Nam, chuyện bình chọn thí sinh theo phân loại vùng miền chưa từng xảy ra.
Chiến thắng của Scotty có đóng góp rất nhiều phần của khán giả Puerto Rico sinh sống tại Mỹ. |
Giám khảo
Cùng với xu thế chung, cả Vietnam Idol và American Idol đều thay đổi dàn ban giám khảo bằng việc thêm vào những tên tuổi nổi tiếng nhằm lôi kéo lượng khán giả trẻ cũng như mang màu sắc mới mẻ cho chương trình.
Tuy nhiên, khi xét về tính hiệu quả của thay đổi này, Vietnam Idol đã có phần thắng thế thế với vị trí của Siu Black được thay thế bằng Mỹ Tâm đã tạo ra được những kết quả khá bất ngờ. Bằng khả năng chuyên môn và sự chân thành, không màu mè của mình, giám khảo Mỹ Tâm đã chiếm trọn cảm tình của khán giả nhờ những nhận xét rất xác đáng, thẳng thắn.
Lần đầu xuất hiện trên ghế nóng Vietnam Idol, Mỹ Tâm đã đóng vai trò khá quan trọng và là một trong những yếu tố níu chân khán giả theo dõi cuộc thi này. Hai giám khảo nam còn lại là Quốc Dung và Nguyễn Quang Dũng cũng làm khá tốt vai trò của mình.
Dàn giám khảo Vietnam Idol 2012 đang nhận được rất nhiều lời khen. |
Trong khi đó, đơn vị sản xuất của American Idol vẫn mãi loay hoay tìm ra người có thể thay thế bộ 3 Simon, Paula và Randy. |
Do đó, trong mỗi đêm công bố kết quả, phần nhận xét của ông cũng được phát sóng một cách ngắn gọn. Nhận xét này được xem là quan trọng và có tầm ảnh hưởng, định hướng khán giả không kém so với ban giám khảo.
Giám đốc âm nhạc Levine nhận xét phần thi của từng thí sinh. |
Cạnh tranh từ The Voice
Không hẹn mà gặp, cả American Idol mùa 11 và Vietnam Idol mùa 4 đều chịu sự cạnh tranh khá mạnh mẽ của chương trình mới là The Voice.
Với mô tuýp mới, dàn giám khảo cá tính và thí sinh chất lượng, The Voice đã ít nhiều làm khó dễ và cướp đi không ít khán giả của American Idol. Trong vòng giấu mặt, rating của The Voice cũng đã vượt lên hẳn.
Tuy nhiên, về sau, The Voice càng yếu thế, Idol vươn lên mạnh mẽ để lập lại trật tự là chương trình truyền hình thực tế tìm kiếm tài năng âm nhạc thành công nhất nước Mỹ. Hơn nữa, sự nghiệp khá ổn của một vài sinh thí sinh cũng mang lại thêm danh tiếng cho cuộc thi này. Trong khi đó, thí sinh của The Voice vẫn gặp rất nhiều khó khăn
The Voice - đối thủ nặng ký của Idol. |
Nhưng đây chỉ mới là giai đoạn đầu của cuộc chiến này, điều quan trọng là thí sinh bước ra từ hai sân chơi này sẽ làm được gì và thành công đến mức độ như thế nào. Vietnam Idol đến thời điểm này đã có Phương Vy, Thảo Trang, Uyên Linh, Văn Mai Hương… The Voice cũng đang hứa hẹn sẽ sản sinh nhiều nhân tố mới và cá tính. Vậy thời gian sẽ trả lời cho câu hỏi này.
Theo Infonet
Bình luận