(VTC News) - ICAEW cho hay: Đầu tư của Việt Nam sẽ thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế khu vực.
Trái với việc sụt giảm sức mua từ các thị trường mới nổi gần đây, lãi suất tăng có khả năng thu hút các nhà đầu tư trở lại với các quốc gia phát triển và cùng với sự suy thoái ở Trung Quốc, ASEAN đang phải đối diện với một năm đầy thử thách phía trước. Những nền kinh tế kém phát triển hơn như Việt Nam sẽ tiếp tục phụ thuộc vào hàng hóa, trong khi đó, các nước láng giềng phát triển như Philippines và Indonesia đang phấn đấu để hiện thực hoá việc chuyển đổi sang nền kinh tế tiên tiến pha trộn với xuất khẩu.
Hai yếu tố tiên quyết cho phép tiến trình này có thể trở thành ngành sản xuất có giá trị cao bao gồm: Ưu tiên hàng đầu của chính phủ trong việc đầu tư cho giáo dục và kỹ năng , các công ty, tập đoàn tư nhân đầu tư quy mô lớn cho sản xuất.
Mark Billington, Giám đốc khu vực ICAEW Đông Nam Á, cho biết: "Đầu tư vào giáo dục và kỹ năng là chìa khóa để xây dựng một nền kinh tế tri thức.
Là một trong những nền kinh tế đang phát triển của ASEAN, Việt Nam vẫn đứng sau các nước láng giềng trong khu vực trong việc cung cấp giáo dục cơ bản ở cấp tiểu học và trung học.
Đây là một lĩnh vực chính phủ cần xem xét để cải thiện, đặc biệt khi đây chính là nền tảng cần thiết để có thể phát triển một lực lượng lao động tay nghề cao và có trình độ. Kiến thức và kỹ năng là một sự đầu tư tốt nhất đối với một quốc gia muốn xây dựng sự thịnh vượng lâu dài.”
Một khi nền tảng của một lực lượng lao động có trình độ cao được thiết lập, mức độ nền kinh tế có phát triển mạnh mẽ hay không sẽ chỉ phụ thuộc một phần vào số lượng của dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
Điều thú vị rằng, đây lại chính là lĩnh vực Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế đã chứng kiến một cơn sóng đầu tư từ các công ty công nghệ quốc tế để thiết lập các trung tâm thử nghiệm chip và cơ sở lắp ráp tại TP HCM, chương trình hợp tác với Phần Lan để tài trợ cho sự đổi mới cũng như những nỗ lực của chính phủ để thiết lập một nhóm các doanh nghiệp nhỏ công nghệ cao trong nước. Tất cả những điều này đem đến một cái nhìn hy vọng cho Việt Nam.
Charles Davis, Cố vấn kinh tế ICAEW và Giám đốc CEBR cho biết: "Đầu tư không chỉ là xây dựng nhà máy. Điều cần thiết mà các công ty nước ngoài phải thiết lập khi mở rộng các cơ sở của mình tại các quốc gia kém phát triển là chuyển giao kiến thức và đào tạo công nhân lành nghề để họ có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ giá trị gia tăng cao hơn."
"Về lâu dài, giống như các nền kinh tế phát triển trên thế giới, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ ngày càng được thúc đẩy bởi tiêu thụ chứ không phải là sản xuất, bằng việc dân số đông đảo của Đông Nam Á sẽ cung cấp nhiều hơn số lượng người tiêu dùng giàu có."
Mặc dù các hoạt động kinh tế đổi mới của Việt Nam có khả năng tăng trưởng trong trung hạn, hiện nay nó chỉ chiếm 1% sản lượng quốc gia và không vượt đáng kể tăng trưởng chung của cả nền kinh tế đang rất phát triển. Tuy nhiên, nó vẫn có sự tăng trưởng đáng kể trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, điều này cho thấy sự phụ thuộc vào hàng hóa sẽ tiếp tục trong thời gian ngắn hạn .
Chí Tài
Bình luận