Một nữ tổng giám đốc thành đạt từng tâm sự: “Hồi nhỏ, tôi thích nhất là ngồi sau xe đạp của cha để đi qua lòng đường. Tôi không bao giờ lo lắng sẽ bị ngã vì tôi luôn tin, cho dù thế nào cha cũng sẽ bảo vệ mình”.
Các bậc làm cha thân mến, chúng ta không cần phải khảo sát tính chân thật của câu chuyện này, bởi hình ảnh người cha trong câu chuyện trên cũng chính là hình ảnh chân thực của mỗi chúng ta.
Người cha luôn hy sinh tất cả tuổi thanh xuân của mình để nuôi nấng, chăm bẵm con. Chúng ta còn sẵn sàng từ bỏ nhu cầu cá nhân để thỏa mãn nhu cầu của con. Nhưng, nếu chúng ta chỉ có bản năng yêu thương thiên bẩm như thế, thì liệu có ổn không?
Có một câu chuyện khác thế này: Vương Lợi sau khi tốt nghiệp đại học, làm công việc tín dụng ở xã, đã đòi cha bỏ tiền ra mua cho anh ta một chiếc xe mới. Người cha bình thường luôn làm theo yêu cầu của con trai, nhưng nghĩ tới việc con trai giờ đã lập gia đình, không thể mãi dựa dẫm vào cha mẹ nên từ chối lời thỉnh cầu này. Sau khi bị cha từ chối, chàng trai chưa bao giờ phải nghe cha nói “không” đã tức giận, lấy dao đâm nhiều nhát vào xe cha.
Video: Cách dạy con kiểu tỷ phú của Donald Trump
Khi cha hô hào mọi người đến cứu và nhảy ra khỏi xe thì Vương Lợi tiếp tục đuổi theo, đâm liền mấy nhát vào lưng cha, thấy cha vẫn đang vùng vẫy, hắn lại tiếp tục đâm cho cha thêm vào nhát nữa…cho đến khi ông ngừng thở.
Với một kẻ cố tình giết người như thế, xã hội sẽ kiên quyết trừng phạt. Còn người cha, khi chỉ còn chút sức tàn cuối cùng, ông chỉ nói một câu: “Con trai, cầm lấy tiền và chạy đi”.
Nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Một người cha bị sát hại vẫn khoan dung như vậy, vẫn yêu thương con như vậy. Nhưng bi kịch của ông cũng bắt nguồn từ sự yêu thương đó.
Người cha đáng thương tới lúc chết vẫn không hiểu: Đây không phải khoan dung mà là dung túng, đây không phải tình yêu chân chính mà là mù quáng.
“Hy sinh tất cả vì con, thậm chí hy sinh cả bản thân mình cho con, đó là món quà đáng sợ nhất mà cha mẹ dành cho con”.
Khi phóng viên đến phỏng vấn những người hàng xóm, người ta mới vỡ lẽ ra rằng, nhà họ Vương quá nuông chiều con trai. Con đòi gì có nấy, cha mẹ không dám trái ý bao giờ. Vương Lợi thi đại học không như ý, cha mẹ chạy vạy khắp nơi để xin cho con vào trường yêu thích. Vậy mà cậu con trai vẫn không hài lòng, vẫn trách mắng cha mẹ làm lỡ tiền đồ của mình và bắt cha phải bồi thường.
Rồi đến khi ra trường, con trai làm việc ở đâu là cha đi theo đó và dùng các mối quan hệ có sẵn tìm việc cho con. Nhưng hễ là công việc cha tìm, thì Vương Lợi đều chọn cách thôi việc. Cậu ta không muốn nhận sự che chở của cha, nhưng không có sự chăm sóc của cha, cậu lại gặp rất nhiều khó khăn.
Những ông bố không được giáo dục sẽ chỉ biết rằng, yêu thương con là bản năng, hoàn toàn không biết tình yêu đó còn có những tính năng khác. Trên thế giới này có tình yêu lớn, tình yêu nhỏ, có tình yêu đúng đắn và cả tình yêu sai lầm.
Liệu ai có hiểu cho tấm lòng người làm cha. Trong lòng người cha lúc nào cũng chứa đựng biết bao mâu thuẫn. Cha vừa là người đầy tình thương nhưng cũng là người vô cùng ngốc nghếch. Là một người quan tâm chăm sóc con nhưng cũng là người dung túng cho con. Là một người cứng rắn nhưng cũng là người rất yếu đuối.
Bởi vậy mới nói: mất tình yêu thương, vợ chồng là oan gia. Không có trí tuệ yêu thương con cái trở thành món nợ. Tình yêu không đặt đúng lúc đúng chỗ sẽ là nỗi phiền lòng.
“Hy sinh tất cả vì con, thậm chí hy sinh cả bản thân mình cho con, đó là món quà đáng sợ nhất mà cha mẹ dành cho con”. Bởi vậy, các ông bố à, hãy yêu con thôi chứ đừng yêu con quá mù quáng!
Bình luận