(VTC News) - Trong những tháng ngày gian khổ và ác liệt nhất, những thanh niên xung phong tại điạ danh Truông Bồn (Nghệ An) đã đi vào huyền thoại, trở thành tượng đài bất tử và thiêng liêng của Tổ quốc.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cả nước ước tính có khoảng từ 300.000 - 400.000 lượt người tham gia lực lượng thanh niên xung phong (TNXP), làm nhiệm vụ trên các chiến trường, để bảo đảm thông suốt các cung đường vận tải chiến lược dưới bom đạn ác liệt của địch.
Đóng góp và những tổn thất, hi sinh của TNXP là vô cùng to lớn. 10 nghìn người đã anh dũng hy sinh, 46 nghìn người bị thương, hơn 10 nghìn người nhiễm chất độc da cam… Nhiều chiến công và hy sinh của TNXP trở thành huyền thoại: 10 cô gái Ngã ba đồng Lộc, các liệt sĩ TNXP ở Hang 8 cô...
Chiến công của họ được cả nước biết đến và tôn vinh. Nhưng lực lượng TNXP Việt Nam còn có nhiều chiến công và hi sinh oanh liệt nữa, nhưng vì nhiều lý do, một số trường hợp còn chưa được thật nhiều người biết đến. Các liệt sĩ TNXP chiến đấu và hi sinh ở Truông Bồn - Nghệ An là một trường hợp như vậy.
Truông Bồn là một đoạn đèo dốc dài khoảng 5km trên dãy núi Thung Nưa, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A hay còn gọi là đường 30, chạy qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Truông Bồn là tuyến độc đạo chiến lược nối liền mạch máu giao thông để miền Bắc chi viện cho miền Nam. Không quân Mỹ đã dồn lực đánh phá ác liệt, biến Truông Bồn trở thành “tọa độ chết”.
Chỉ tính một giai đoạn ngắn 4 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10/1968), Mỹ ném xuống Truông Bồn hơn gần 3.000 quả bom các loại. TNXP đã cùng các lực lượng khác và nhân dân địa phương xả thân chiến đấu, đảm bảo đường thông suốt. Chính tại đây, các nữ TNXP trong đêm tối đã mặc áo may ô trắng đứng làm cọc tiêu để xe ta qua.
Thất bại trên các chiến trường, Mỹ buộc phải phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ ngày 1/11/1968. Chỉ không đầy một ngày trước thời điểm đó, ngày 31/10/1968, 13 TNXP (11 nữ, 2 nam) thuộc tiểu đội 2 của Đại đội 317, Đội 6, Tổng đội TNXP Nghệ An chống Mỹ đã cùng nhau ngã xuống trong một trong những trận bom ác liệt cuối cùng của địch tại Truông Bồn.
Hầu hết những người hi sinh đều đã hoàn thành nhiệm vụ và có quyết định ra quân, có người đã có quyết định đi học, có người đã định ngày cưới... Bảy liệt sĩ Truông Bồn không tìm thấy thi hài. Hiện tại Truông Bồn có một ngôi mộ chung cho họ.
Ngày 12/1/1996, Truông Bồn được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Ngày 23/9/2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân cho tiểu đội 2 gồm 14 chiến sỹ TNXP Truông Bồn (13 người đã hy sinh, 1 người còn sống).
UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Dự án xây dựng Khu di tích lịch sử cách mạng Truông Bồn để ghi mãi chiến công của TNXP, tri ân và tôn vinh sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
Nhân kỉ niệm 44 năm ngày hi sinh của các anh hùng liệt sĩ Truông Bồn (31/10/1968-31/10/2012), chương trình giao lưu nghệ thuật Truông Bồn - Huyền thoại và Tri ân sẽ được trang trọng tổ chức tại TP. Vinh - Nghệ An và được truyền hình trực tiếp lúc 20h, ngày 27/10/2012, trên VTV1.
Chương trình do UBND tỉnh Nghệ An, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Tiền Phong và một số đơn vị phối hợp thực hiện.
Những thanh niên xung phong đã đi vào huyền thoại |
Đóng góp và những tổn thất, hi sinh của TNXP là vô cùng to lớn. 10 nghìn người đã anh dũng hy sinh, 46 nghìn người bị thương, hơn 10 nghìn người nhiễm chất độc da cam… Nhiều chiến công và hy sinh của TNXP trở thành huyền thoại: 10 cô gái Ngã ba đồng Lộc, các liệt sĩ TNXP ở Hang 8 cô...
Chiến công của họ được cả nước biết đến và tôn vinh. Nhưng lực lượng TNXP Việt Nam còn có nhiều chiến công và hi sinh oanh liệt nữa, nhưng vì nhiều lý do, một số trường hợp còn chưa được thật nhiều người biết đến. Các liệt sĩ TNXP chiến đấu và hi sinh ở Truông Bồn - Nghệ An là một trường hợp như vậy.
Truông Bồn là một đoạn đèo dốc dài khoảng 5km trên dãy núi Thung Nưa, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A hay còn gọi là đường 30, chạy qua địa phận xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.
Trong kháng chiến chống Mỹ, Truông Bồn là tuyến độc đạo chiến lược nối liền mạch máu giao thông để miền Bắc chi viện cho miền Nam. Không quân Mỹ đã dồn lực đánh phá ác liệt, biến Truông Bồn trở thành “tọa độ chết”.
Chỉ tính một giai đoạn ngắn 4 tháng (từ tháng 6 đến tháng 10/1968), Mỹ ném xuống Truông Bồn hơn gần 3.000 quả bom các loại. TNXP đã cùng các lực lượng khác và nhân dân địa phương xả thân chiến đấu, đảm bảo đường thông suốt. Chính tại đây, các nữ TNXP trong đêm tối đã mặc áo may ô trắng đứng làm cọc tiêu để xe ta qua.
Tổ quốc mãi mãi tri ân những người con anh dũng |
Hầu hết những người hi sinh đều đã hoàn thành nhiệm vụ và có quyết định ra quân, có người đã có quyết định đi học, có người đã định ngày cưới... Bảy liệt sĩ Truông Bồn không tìm thấy thi hài. Hiện tại Truông Bồn có một ngôi mộ chung cho họ.
Ngày 12/1/1996, Truông Bồn được công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Ngày 23/9/2008, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân cho tiểu đội 2 gồm 14 chiến sỹ TNXP Truông Bồn (13 người đã hy sinh, 1 người còn sống).
Truông Bồn được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia |
Ông Lê Xuân Sơn, TBT báo Tiền Phong, Phó trưởng ban tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật"Truông Bồn - Huyền thoại và tri ân". |
Chương trình do UBND tỉnh Nghệ An, Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Tiền Phong và một số đơn vị phối hợp thực hiện.
An Yên
Bình luận