Bỏ lại sau lưng những chuyến đi dài ngày, cô xách ba lô lên và sang Mỹ, trở thành một sinh viên tưởng như bất bình thường nhưng thực sự lại rất bình thường ở một ngôi trường đặc biệt như Stanford.
Trở về nước sau gần ba năm bặt vô âm tín, Huyền Chip có rất nhiều tin bất ngờ.
Cô học sắp xong chương trình đại học và đã bắt đầu học chương trình thạc sĩ. Huyền Chíp còn chuẩn bị dạy một khoá học ở Stanford về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo.
"Khoá học mình khởi xướng đã được nhà trường chấp nhận, tức là từ tháng 1/2017, mình sẽ dạy một lớp về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Stanford. Mình khá run, vì mặc dù làm trợ giảng đã lâu, đây là lần đầu tiên mình chịu trách nhiệm hoàn toàn về một khoá học: từ việc lên giáo trình đến thiết kế lớp và chấm bài", Huyền Chip chia sẻ.
Tác giả "Xách ba lô lên và đi cho biết sẽ ở Việt Nam từ ngày 15/12 đến ngày 10/1. "Lần này về Việt Nam, mình hy vọng có thể gặp gỡ người đang làm về ngành trí tuệ Trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam, vì mình nghĩ ngành này Việt Nam còn sau Mỹ rất xa", Huyền nói.
Và cô gái này cũng giới thiệumột cuốn sách mới mới hoàn thành. Cuốn sách "Giấc mơ Mỹ: Đường đến Stanford" sẽ ra mắt ngày 17/12 ở Hà Nội và 18/12 ở Hồ Chí Minh.
“Giấc mơ Mỹ - Đường đến Stanford” không phải là một cuốn cẩm nang du học với những gợi ý đi đâu, ăn gì, hay làm sao để nhận học bổng. Nó cũng không phải là một cuốn sách về Huyền Chip.
Trích lời tác giả, cuốn sách này là "câu chuyện của Jaime - cậu hàng xóm thiên tài tin rằng cuộc sống là để cống hiến, không phải để cảm nhận, những kẻ tìm kiếm hạnh phúc cá nhân là những kẻ ích kỷ.
Đó là câu chuyện của Ari - anh chàng trở thành đại kiện tướng cờ vua khi mới mười ba tuổi, quyết định từ bỏ thế giới đen trắng quay trở lại trường học để có thể có một cuộc sống bình thường như ai đó.
Đó là câu chuyện của những cô bé, cậu bé với cuộc sống tưởng như hoàn hảo - thành công nắm chắc trong tầm tay - nhưng thực sự họ vẫn luôn nghi ngờ bản thân, phải đấu tranh với bệnh trầm cảm, gục ngã trước áp lực và phải tỏ ra hạnh phúc.
"Tôi muốn chia sẻ những câu chuyện đó với mọi người bởi ở Việt Nam, chúng ta hay nhắc đến giấc mơ du học nhưng phần lớn chỉ nhắc đến chuyện bảng xếp hạng, học phí, chuyên ngành mà ít khi nói về cuộc sống trong môi trường đại học của Mỹ thật sự là như thế nào", Huyền Chip chia sẻ.
Bình luận