Phần 1 (6 điểm)
1. Tác giả Huy Cận, sáng tác năm 1958
2. Các trường từ vựng chỉ thiên nhiên: gió, trăng, mây, biển
Biện pháp tu từ nói quá và những hình ảnh giàu tính liên tưởng có tác dụng: Gợi sự liên tưởng táo bạo, con thuyền bỗng mang sức mạnh và vẻ đẹp của vũ trụ kỳ vĩ. Con người trong tư thế làm chủ thiên nhiên, làm chủ biển trời quê hương.
3. Câu thơ trong một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng:
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
(Rằm tháng Giêng)
4. Yêu cầu về hình thức:
Đoạn văn hoàn chỉnh theo hình thức diễn dịch: Câu chủ đề ở đầu đoạn văn, có phép lặp và thành phần phụ chú.
Yêu cầu về nội dung:
Đoạn thơ trích trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá" của tác giả Huy Cận – nhà thơ tiểu của phong trào thơ mới đã miêu tả làm nổi bật vẻ thơ mộng của việc đánh cá đêm. Tác giả đã gợi cho ta thấy mẻ lưới của ngư dân vào lúc sao mờ, tức là lúc trời sắp sáng. Cuộc sống của họ càng trở lên khẩn trương. Họ như cùng chạy đua với thời gian.
Có thể nói, những câu thơ trong những khổ thơ này là những câu thơ hay nhất để khắc hoạ hình ảnh người lao động. Người đọc có thể hình dung thấy cánh tay của người dân chài cứ rắn chắc, tư thế choãi chân, vững chắc để kéo lên mẻ lưới nặng cá. Người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp khoẻ khoắn, rắn rỏi, từng trải, nhuộm nắng, nhuộm gió, nhuộm cả vị mặn của biển khơi được thể hiện qua những cánh tay kéo lới. Lúc lưới được kéo lên, khoang thuyền đầy ắp cá, lưới được xếp lại gọn gàng thì cũng là lúc bình minh lên, thuyền đánh cá đêm kết thúc. Bức tranh thiên nhiên trở nên kỳ vĩ và lãng mạn.
[1] Câu chủ đề
Người đọc: Phép lặp
Nhà thơ tiểu của phong trào thơ mới: thành phấn phụ chú
Phần 2: (4 điểm)
1. Phan Lang trò chuyện với Vũ Nương trong hoàn cảnh: Gặp gỡ Vũ Nương dưới thủy cung. Từ “tiên nhân” nhắc đến trong lời của Phan Lang chỉ tổ tiên, cha ông.
2. Khi nghe lời Phan Lang nói, Vũ Nương “ứa nước mắt” và quả quyết “tôi tất tìm về có ngày” vì:
- Nhớ con cái, gia đình, tổ tiên.
- Muốn người đời thấu hiểu, được giải nỗi oan khiên.
3. Trình bày suy nghĩ về vai trò của gia đình trong cuộc sống của mỗi chúng ta.
Gợi ý:
Về hình thức: Bố cục đủ 3 phần Mở - Thân – Kết
Về nội dung: Học sinh trình bày được vai trò quan trọng của gia đình, biểu hiện cụ thể, nêu dẫn chứng, rút ra bài học cho bản thân. Đảm bảo các ý cơ bản như sau:
Giải thích: Gia đình là một trong ba môi trường của xã hội, quyết định trực tiếp tới mặt tự nhiên và xã hội trong mỗi con người. Là nơi để các thành viên sống chân thành với nhau, san sẻ lòng yêu thương, niềm vui, là điểm dựa vững chắc nhất những lúc chúng ta gặp khó khăn, hay thất bại trong cuộc sống.
– Gia đình là những người cùng chung sống dưới một mái nhà, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và huyết thống, thường gồm có ông bà, cha mẹ, con cái và cháu chắt.
Phân tích: Vậy gia đình có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
+ Thời thơ ấu: Gia đình là nơi để chúng ta phát triển về thể chất và tâm hồn. Là nơi bảo vệ những tác động xấu, uốn nắn kịp thời những biểu hiện lệch lạc để cho nhân cách phát triển hoàn thiện. Là trường học đầu tiên để hình thành những kỹ năng cơ bản cho một cuộc sống tốt đẹp.
+ Khi trưởng thành: Gia đình là nơi mà ta trở về sau những bôn ba vất vả của cuộc sống. Là nơi ta được san sẻ tình yêu thương cùng với ý thức trách nhiệm, bổn phận của mình. Là sự bao dung, che chở và tha thứ khi ta gặp phải lầm lạc hay những bất trắc cùa cuộc đời. Là sự động viên khích lệ cho những thành quả, thành công,…
– Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình góp phần quan trọng cho sự phát triển chung về mọi mặt của toàn xã hội, cùng với xã hội xây dựng mội trường sống và hoàn thiện con người.
Bình luận: Chúng ta phê phán những biểu hiện lệch lạc tạo mầm móng cho sự rạn nứt, tan vỡ của các quan hệ gia đình. Đó có thể là nạn bạo hành gia đình, con cái bất hiếu với cha mẹ. Cha mẹ thiếu nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc con cái nên người. Một hiện tượng dễ thấy trong xã hội hiện đại là tình trạng ly hôn ngày càng nhiều, mà thiệt thòi nhất vẫn là trẻ em và phụ nữ.
Bài học: Để tạo nên mối quan hệ bền vững và tốt đẹp trong gia đình, mỗi người cần biết cân bằng, điều chỉnh bản thân và có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc các thành viên khác.
Muốn gia đình hạnh phúc, đòi hỏi mọi thành viên phải bình đẳng, có tâm huyết, có tình cảm và đức hy sinh. Giữ được sự yên ấm và vun đắp hạnh phúc cho gia đình là tạo một nền tảng cho sự phát triển bền vững của con người, của xã hội.
Nhận xét: Đề thi quen thuộc vào học sinh, các vấn đề cơ bản không làm khó được học sinh, học sinh dễ dàng đạt 8, 9 điểm. Tuy nhiên mức độ phân hóa chưa cao, chưa có nhiều yếu tố sáng tạo phát huy suy nghĩ riêng của bản thân.
Về kiến thức: Đề thi có kiến thức cơ bản, bám sát chương trình và SGK, học sinh biết vận dụng vào thực tế, giáo dục đạo đức. Học sinh phải học kiến thức rộng: tiếng Việt, Làm Văn, văn học trung đại, văn học hiện đại.
Về kỹ năng: Đòi hỏi học sinh có kỹ năng đọc hiểu (nhận diện tác giả, tác phẩm), giải nghĩa được từ khóa, câu trong văn bản.
Ở kỹ năng làm văn, học sinh phải viết đoạn văn hoặc bài văn theo yêu cầu. Vấn đề nghiên cứu xã hội cơ bản
Đề thi môn Ngữ văn tuyển sinh lớp 10 năm 2018 tại Hà Nội
Video: Bồi dưỡng sức khỏe cho sỹ tử mùa thi ra sao?
Bình luận