"Châu Âu đang tiến gần hơn đến một thảm họa - thật không may, theo mọi nghĩa”, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết trước cuộc gặp với các ngoại trưởng EU tại Luxembourg vào đầu tuần.
"Rắc rối lớn hơn có thể được ngăn chặn và hàng ngàn sinh mạng có thể được cứu sống một khi các nước châu Âu thoát khỏi chứng cuồng loạn chiến tranh", ông Peter Szijjarto nói, cho rằng cuộc họp của các Bộ trưởng Ngoại giao EU ở Luxembourg khó có thể có kết quả tích cực.
Tai cuộc họp ngoại trưởng các nước EU sau đó (hôm 26/6), các quốc gia thành viên EU nhất trí tăng tối đa quy mô quỹ hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Số tiền được thêm là 3,5 tỷ euro (tương đương 3,8 tỷ USD). Như vậy, mức trần hỗ trợ quân sự cho Ukraine từ EU đã tăng lên hơn 12 tỷ euro.
Cao uỷ phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh củaEU Josep Borrell cho rằng, quyết định của các nước EU một lần nữa đảm bảo rằng khối này có đủ kinh phí để tiếp tục hỗ trợ quân sự cho các đối tác.
Quỹ Hòa bình châu Âu (EPF) lập ra năm 2021 để EU hỗ trợ các quốc gia đang phát triển mua vũ khí, quỹ này tách biệt với ngân sách của EU, vốn không cho phép tài trợ cho các hoạt động quân sự. Các nước EU đóng góp vào quỹ này dựa trên quy mô nền kinh tế của từng nước.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhiều lần kêu gọi Nga và Ukraine ngừng bắn, đạt thỏa thuận hòa bình, đồng thời nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt chống Nga gây tổn hại cho châu Âu nhiều hơn là gây tổn hại cho Moskva.
Trả lời phỏng vấn tờ Bild của Đức mới đây, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố Ukraine sẽ khó giành lợi thế trên chiến trường và nếu không có lệnh ngừng bắn ngay lập tức, Ukraine sẽ "mất lượng lớn của cải và nhiều sinh mạng, và sự tàn phá không thể tưởng tượng được sẽ xảy ra".
“Điều thực sự quan trọng là người Mỹ muốn làm gì. Ukraine không còn là một quốc gia có chủ quyền. Họ không có tiền, không có vũ khí. Kiev chỉ có thể chiến đấu vì phương Tây vẫn ủng hộ họ”, Thủ tướng Viktor Orban ch0 biết.
Bình luận