Mùa thu hoạch nhãn đang đến nhưng suốt cả tuần nay, hàng trăm hộ dân thôn Quyết Thắng, xã Tân Hưng thuộc huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên) vừa bức xúc, vừa xót xa nhìn những vườn nhãn chết chìm trong ngập úng.
Hàng chục ha nhãn chết thối trong nước
Theo bà con thôn Quyết Thắng, đợt mưa kéo dài những ngày qua đã làm cho hầu hết các vườn nhãn trong thôn ngập sâu gần 1m. Cả thôn có khoảng 100 mẫu nhãn (tương đương với gần 40ha), thì có tới gần 70 mẫu, chiếm gần 70% diện tích trong tình trạng ngập úng nặng và mất trắng.
Nguồn thu chính của người dân vùng bãi này chủ yếu trông vào cây nhãn, nếu không cứu vãn được, thiệt hại ước tính gần 10 tỷ đồng.
Thiệt hại nặng nhất là gia đình ông Trần Xuân Thành bị ngập 8 sào với 60 gốc nhãn trên 8 năm tuổi đang độ cho thu hoạch. Ông Thành bùi ngùi cho biết nếu nước ngập theo đà này cả vườn nhãn sẽ hỏng hẳn và mất gần 100 triệu đồng.
Không riêng ông Thành, gần một tuần nay ông Trần Văn Thử buốt ruột không buồn ra thăm vườn nhãn của mình. Bởi cứ ra vườn ông lại không cầm lòng, khi gần 50 gốc nhãn đang chuẩn bị cho hái quả ngập chìm trong nước, nhiều cây nhãn hơn chục năm tuổi đã chết.
Nước trong vườn không thể thoát được thì các trận mưa lớn cứ liên tiếp dội xuống, nước tiếp tục dâng lên. Bị ngâm lâu trong nước nên gốc cây bị yếu do thối rễ, lá cây dần chuyển sang màu vàng và số cây chết cứ tăng dần lên từng ngày.
Tương tự, vườn nhãn gần 3 sào của gia đình ông Trần Văn May cũng ở trong tình trạng bi đát. Nước ngập ngang cây nhãn, những chùm quả sai trĩu đang độ chín đều bị nứt vỏ, thâm đen và rụng. Mặc dù gia đình ông đã dùng đủ biện pháp nhằm cứu vãn, song đều vô vọng. Ông May thở dài: "nước ngập trắng vườn, 3 sào nhãn của nhà tôi vụ này coi như đi hẳn rồi, mất đứt hơn 40 triệu đồng."
Đau buồn hơn là nhiều hộ nghèo như các bà Trần Thị Lâm, Trần Thị Nội mỗi nhà có hơn 1 sào với hơn 20 gốc nhãn. Gia cảnh túng quẫn chỉ trông vào mùa nhãn, nay bị chết hết, bà Nội và bà Lâm mấy hôm nay thẫn thờ nhìn vườn nhãn chết chìm trong nước mà đắng lòng.
Mất mùa không chỉ do thiên tai
Người dân Quyết Thắng bức xúc cho hay dù tình trạng ngập úng kéo dài đã một tuần nay, nhưng chính quyền địa phương không có biện pháp gì để khắc phục. Đây không phải là lần đầu tiên các hộ dân ở đây phải chịu thiệt hại nặng nề như thế này.
Điều làm cho người dân nhức nhối là ngập úng không chỉ do trời mưa lớn, mà "thủ phạm" chính là hệ thống tiêu thoát nước ở Quyết Thắng đã bị vùi lấp. Hậu quả là cứ mỗi đợt mưa lớn kéo dài là các khu vực trũng bị chìm sâu trong nước mưa.
Trước kia nước trong thôn thoát ra ao hồ và cừ rồi tiêu ra sông. Nhưng ao cừ giờ đã bị san lấp hết để bán đất. Dù người dân đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương về tình trạng hệ thống thoát nước của thôn rất kém, song mọi việc vẫn không thay đổi.
Theo người dân thôn Quyết Thắng, đây không phải là năm đầu tiên bà con bị thiệt hại. Vụ nhãn năm 2012, ngập úng trên diện rộng cũng đã xảy ra, nhiều vườn nhãn bị chết tới 1/3 số cây, thiệt hại hàng tỷ đồng. Nếu hệ thống thoát nước không được khắc phục, các vườn nhãn ở đây có nguy cơ bị xóa sổ.
Do hệ thống thoát nước bị san lấp, nước mưa ứ đọng không tiêu thoát được, gần 70 mẫu nhãn chuẩn bị cho thu hoạch đứng trước nguy cơ mất trắng, thiệt hại cả chục tỷ đồng.
Hàng chục ha nhãn chết thối trong nước
Theo bà con thôn Quyết Thắng, đợt mưa kéo dài những ngày qua đã làm cho hầu hết các vườn nhãn trong thôn ngập sâu gần 1m. Cả thôn có khoảng 100 mẫu nhãn (tương đương với gần 40ha), thì có tới gần 70 mẫu, chiếm gần 70% diện tích trong tình trạng ngập úng nặng và mất trắng.
Nguồn thu chính của người dân vùng bãi này chủ yếu trông vào cây nhãn, nếu không cứu vãn được, thiệt hại ước tính gần 10 tỷ đồng.
Mùa thu hoạch nhãn đang đến nhưng suốt cả tuần nay, hàng trăm hộ dân thôn Quyết Thắng, xã Tân Hưng thuộc huyện Tiên Lữ (tỉnh Hưng Yên) vừa bức xúc, vừa xót xa nhìn những vườn nhãn chết chìm trong ngập úng. |
Thiệt hại nặng nhất là gia đình ông Trần Xuân Thành bị ngập 8 sào với 60 gốc nhãn trên 8 năm tuổi đang độ cho thu hoạch. Ông Thành bùi ngùi cho biết nếu nước ngập theo đà này cả vườn nhãn sẽ hỏng hẳn và mất gần 100 triệu đồng.
Không riêng ông Thành, gần một tuần nay ông Trần Văn Thử buốt ruột không buồn ra thăm vườn nhãn của mình. Bởi cứ ra vườn ông lại không cầm lòng, khi gần 50 gốc nhãn đang chuẩn bị cho hái quả ngập chìm trong nước, nhiều cây nhãn hơn chục năm tuổi đã chết.
Nước trong vườn không thể thoát được thì các trận mưa lớn cứ liên tiếp dội xuống, nước tiếp tục dâng lên. Bị ngâm lâu trong nước nên gốc cây bị yếu do thối rễ, lá cây dần chuyển sang màu vàng và số cây chết cứ tăng dần lên từng ngày.
Tương tự, vườn nhãn gần 3 sào của gia đình ông Trần Văn May cũng ở trong tình trạng bi đát. Nước ngập ngang cây nhãn, những chùm quả sai trĩu đang độ chín đều bị nứt vỏ, thâm đen và rụng. Mặc dù gia đình ông đã dùng đủ biện pháp nhằm cứu vãn, song đều vô vọng. Ông May thở dài: "nước ngập trắng vườn, 3 sào nhãn của nhà tôi vụ này coi như đi hẳn rồi, mất đứt hơn 40 triệu đồng."
Đau buồn hơn là nhiều hộ nghèo như các bà Trần Thị Lâm, Trần Thị Nội mỗi nhà có hơn 1 sào với hơn 20 gốc nhãn. Gia cảnh túng quẫn chỉ trông vào mùa nhãn, nay bị chết hết, bà Nội và bà Lâm mấy hôm nay thẫn thờ nhìn vườn nhãn chết chìm trong nước mà đắng lòng.
Mất mùa không chỉ do thiên tai
Nguồn thu chính của người dân vùng bãi này chủ yếu trông vào cây nhãn, nếu không cứu vãn được, thiệt hại ước tính gần 10 tỷ đồng. |
Người dân Quyết Thắng bức xúc cho hay dù tình trạng ngập úng kéo dài đã một tuần nay, nhưng chính quyền địa phương không có biện pháp gì để khắc phục. Đây không phải là lần đầu tiên các hộ dân ở đây phải chịu thiệt hại nặng nề như thế này.
Điều làm cho người dân nhức nhối là ngập úng không chỉ do trời mưa lớn, mà "thủ phạm" chính là hệ thống tiêu thoát nước ở Quyết Thắng đã bị vùi lấp. Hậu quả là cứ mỗi đợt mưa lớn kéo dài là các khu vực trũng bị chìm sâu trong nước mưa.
Trước kia nước trong thôn thoát ra ao hồ và cừ rồi tiêu ra sông. Nhưng ao cừ giờ đã bị san lấp hết để bán đất. Dù người dân đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương về tình trạng hệ thống thoát nước của thôn rất kém, song mọi việc vẫn không thay đổi.
Theo người dân thôn Quyết Thắng, đây không phải là năm đầu tiên bà con bị thiệt hại. Vụ nhãn năm 2012, ngập úng trên diện rộng cũng đã xảy ra, nhiều vườn nhãn bị chết tới 1/3 số cây, thiệt hại hàng tỷ đồng. Nếu hệ thống thoát nước không được khắc phục, các vườn nhãn ở đây có nguy cơ bị xóa sổ.
Theo TTXVN
Bình luận