Nguyên đơn kiện đòi nhiều khoản, trong đó có tiền vé máy bay đi về Pháp nhưng HĐXX chỉ chấp nhận 5,1 tỉ đồng gồm có chi phí khắc phục sự cố và tiền thuê nhà.
Mới đây, TAND TP.HCM đưa ra xét xử vụ kiện giữa ông C. (Việt kiều Pháp, ngụ quận 1) tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với Công ty TNHH T. HĐXX chỉ chấp nhận buộc phía bị đơn bồi thường hơn 5,1 tỉ đồng so với con số khoảng 11,8 tỉ đồng mà nguyên đơn yêu cầu.
Xây cao ốc gây ra sự cố
Trình bày tại tòa, phía nguyên đơn cho biết mình là chủ sở hữu hợp pháp một căn nhà ở phường Đa Kao, quận 1. Tháng 3/2007, nhà bên cạnh khởi công xây dựng cao ốc. Khoảng hai tháng sau, quá trình thi công xây dựng cao ốc đã để xảy ra sự cố làm hư hỏng nặng nhà ông. Tháng 10-2008, do đôi bên không thỏa thuận được việc bồi thường nên ông C. nộp đơn khởi kiện tại tòa.
Cụ thể, ông C. yêu cầu chủ nhà bên cạnh, đơn vị thầu và đơn vị thi công liên đới bồi thường tổng cộng 11,8 tỉ đồng. Gồm có: Chi phí xây mới căn nhà hơn 4,3 tỉ đồng (đã tính trượt giá); chi phí thuê nhà và thuế hơn 2,8 tỉ đồng; chi phí thuê mặt bằng để đồ đạc khi phải di dời theo quyết định buộc di dời của UBND phường Đa Kao vì nhà hư hỏng có thể gây nguy hiểm.
Ngoài ra còn có khoản thiệt hại do mất thu nhập, chi phí vé máy bay đi lại Pháp - Việt Nam khi thưa kiện; chi phí giám định nhà. Bên cạnh đó còn có tiền tổn thất tinh thần 100 triệu đồng, tiền thuê kho bãi đến khi xây dựng xong nhà cộng lãi ngân hàng cho những chi phí trên là hơn 2 tỉ đồng.
Tại phiên tòa, phía bị đơn và người liên quan không có mặt. Đây là lần thứ hai họ vắng mặt nên tòa vẫn xét xử theo luật định và chủ tọa công bố ý kiến của bên bị đơn mà tòa đã thu thập trước đó.
Bị đơn không đồng ý với các khoản yêu cầu của bên nguyên đơn. Theo bị đơn thì nguyên đơn tự thuê nhà không thỏa thuận trước giá cả. Nay bị đơn chỉ đồng ý bồi thuờng cho nguyên đơn khoản sửa chữa nhà 200 triệu đồng và tiền thuê nhà hằng tháng 11 triệu đồng.
Chỉ chấp nhận chi phí hợp lý
Tranh luận tại tòa, luật sư của nguyên đơn xác định: Các khoản yêu cầu mà ông C. nêu ra đều hợp lý và đề nghị ba bên chủ nhà, công ty thầu, công ty thi công liên đới bồi thường. Theo luật sư này, nguyên tắc bồi thường là phải toàn bộ và kịp thời theo luật dân sự không kể thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp. Trong trường hợp này lỗi hoàn toàn của bên bị đơn.
Cụ thể, bị đơn vi phạm Điều 10 Luật Xây dựng (bị UBND phường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính) là xây dựng thiếu khảo sát điều tra nền đất và xây dựng không đúng giấy phép đào gần đến mạch nước ngầm.
Trong khi đó, luật sư của phía bị đơn yêu cầu tòa xác định chi tiết lỗi của mỗi bên. Ban đầu, nếu nguyên đơn chịu thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước nhận 170 triệu đồng khắc phục trước thì sự việc đã không đến nỗi nào. Vậy nên giờ tòa không thể buộc bị đơn phải bồi thuờng các thiệt hại phát sinh. Các chi phí ông C. đòi đều không hợp lý và với việc trì hoãn việc giám định thì nguyên đơn cũng có lỗi...
Tranh luận lại, luật sư của nguyên đơn cho là bên bị đơn mới là bên trì hoãn khi tòa yêu cầu nộp chi phí giám định lại dây dưa cả năm mới đóng.
HĐXX nhận định trách nhiệm bồi thuờng thuộc về Công ty T. do thi công công trình gây thiệt hại. Theo đó, HĐXX tính chi phí khắc phục sự cố từ năm 2009 đến nay theo trượt giá là gần 4,4 tỉ đồng và công ty phải chịu trách nhiệm với phần tương ứng 72%. Cạnh đó, công ty có trách nhiệm bồi thường 20,5 triệu đồng/tháng tiền thuê nhà tính từ khi nguyên đơn bị buộc di dời đến khi hoàn thành xong việc bồi thường.
Các chi phí khác tòa bác vì không hợp lý. Như vậy, bị đơn chỉ phải bồi thường khoảng 5,1 tỉ với án phí phải đóng là hơn 32 triệu đồng. Vì bị bác các yêu cầu khác (tổng cộng hơn 6,7 tỉ đồng) nên nguyên đơn phải chịu án phí gần 34 triệu đồng.
HOÀNG YẾN
» Tòa nhà Sakura Tower xây không phép: Vì sao không phá được?
» Tòa nhà Sakura Tower xây không phép: Quyền năng Bộ Xây dựng đến đâu?
» Tòa nhà Sakura Tower xây không phép: Bộ Xây dựng phải 'chạy theo' cấp phép
Theo Pháp luật TP.HCM
Mới đây, TAND TP.HCM đưa ra xét xử vụ kiện giữa ông C. (Việt kiều Pháp, ngụ quận 1) tranh chấp đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với Công ty TNHH T. HĐXX chỉ chấp nhận buộc phía bị đơn bồi thường hơn 5,1 tỉ đồng so với con số khoảng 11,8 tỉ đồng mà nguyên đơn yêu cầu.
Xây cao ốc gây ra sự cố
Trình bày tại tòa, phía nguyên đơn cho biết mình là chủ sở hữu hợp pháp một căn nhà ở phường Đa Kao, quận 1. Tháng 3/2007, nhà bên cạnh khởi công xây dựng cao ốc. Khoảng hai tháng sau, quá trình thi công xây dựng cao ốc đã để xảy ra sự cố làm hư hỏng nặng nhà ông. Tháng 10-2008, do đôi bên không thỏa thuận được việc bồi thường nên ông C. nộp đơn khởi kiện tại tòa.
Cụ thể, ông C. yêu cầu chủ nhà bên cạnh, đơn vị thầu và đơn vị thi công liên đới bồi thường tổng cộng 11,8 tỉ đồng. Gồm có: Chi phí xây mới căn nhà hơn 4,3 tỉ đồng (đã tính trượt giá); chi phí thuê nhà và thuế hơn 2,8 tỉ đồng; chi phí thuê mặt bằng để đồ đạc khi phải di dời theo quyết định buộc di dời của UBND phường Đa Kao vì nhà hư hỏng có thể gây nguy hiểm.
Ngoài ra còn có khoản thiệt hại do mất thu nhập, chi phí vé máy bay đi lại Pháp - Việt Nam khi thưa kiện; chi phí giám định nhà. Bên cạnh đó còn có tiền tổn thất tinh thần 100 triệu đồng, tiền thuê kho bãi đến khi xây dựng xong nhà cộng lãi ngân hàng cho những chi phí trên là hơn 2 tỉ đồng.
Tại phiên tòa, phía bị đơn và người liên quan không có mặt. Đây là lần thứ hai họ vắng mặt nên tòa vẫn xét xử theo luật định và chủ tọa công bố ý kiến của bên bị đơn mà tòa đã thu thập trước đó.
Bị đơn không đồng ý với các khoản yêu cầu của bên nguyên đơn. Theo bị đơn thì nguyên đơn tự thuê nhà không thỏa thuận trước giá cả. Nay bị đơn chỉ đồng ý bồi thuờng cho nguyên đơn khoản sửa chữa nhà 200 triệu đồng và tiền thuê nhà hằng tháng 11 triệu đồng.
Chỉ chấp nhận chi phí hợp lý
Tranh luận tại tòa, luật sư của nguyên đơn xác định: Các khoản yêu cầu mà ông C. nêu ra đều hợp lý và đề nghị ba bên chủ nhà, công ty thầu, công ty thi công liên đới bồi thường. Theo luật sư này, nguyên tắc bồi thường là phải toàn bộ và kịp thời theo luật dân sự không kể thiệt hại trực tiếp hay gián tiếp. Trong trường hợp này lỗi hoàn toàn của bên bị đơn.
Cụ thể, bị đơn vi phạm Điều 10 Luật Xây dựng (bị UBND phường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính) là xây dựng thiếu khảo sát điều tra nền đất và xây dựng không đúng giấy phép đào gần đến mạch nước ngầm.
Trong khi đó, luật sư của phía bị đơn yêu cầu tòa xác định chi tiết lỗi của mỗi bên. Ban đầu, nếu nguyên đơn chịu thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước nhận 170 triệu đồng khắc phục trước thì sự việc đã không đến nỗi nào. Vậy nên giờ tòa không thể buộc bị đơn phải bồi thuờng các thiệt hại phát sinh. Các chi phí ông C. đòi đều không hợp lý và với việc trì hoãn việc giám định thì nguyên đơn cũng có lỗi...
Tranh luận lại, luật sư của nguyên đơn cho là bên bị đơn mới là bên trì hoãn khi tòa yêu cầu nộp chi phí giám định lại dây dưa cả năm mới đóng.
HĐXX nhận định trách nhiệm bồi thuờng thuộc về Công ty T. do thi công công trình gây thiệt hại. Theo đó, HĐXX tính chi phí khắc phục sự cố từ năm 2009 đến nay theo trượt giá là gần 4,4 tỉ đồng và công ty phải chịu trách nhiệm với phần tương ứng 72%. Cạnh đó, công ty có trách nhiệm bồi thường 20,5 triệu đồng/tháng tiền thuê nhà tính từ khi nguyên đơn bị buộc di dời đến khi hoàn thành xong việc bồi thường.
Các chi phí khác tòa bác vì không hợp lý. Như vậy, bị đơn chỉ phải bồi thường khoảng 5,1 tỉ với án phí phải đóng là hơn 32 triệu đồng. Vì bị bác các yêu cầu khác (tổng cộng hơn 6,7 tỉ đồng) nên nguyên đơn phải chịu án phí gần 34 triệu đồng.
HOÀNG YẾN
» Tòa nhà Sakura Tower xây không phép: Vì sao không phá được?
» Tòa nhà Sakura Tower xây không phép: Quyền năng Bộ Xây dựng đến đâu?
» Tòa nhà Sakura Tower xây không phép: Bộ Xây dựng phải 'chạy theo' cấp phép
Theo Pháp luật TP.HCM
Bình luận