Blog mang tên 'Hinh nhi vi an' được phát tán với tốc độ chóng mặt trên các trang mạng Trung Quốc. Hôm 2/7, trang mạng sina xác nhận blog nói trên là của cô gái Vương Hiểu Mộng.
Sau đó, cảnh sát Giang Ninh, thành phố Nam Kinh, Trung Quốc cho biết, không có nữ cảnh sát nào như blog đăng tải.
Vụ việc bắt đầu khi blog của Vương Hiểu Mộng viết: "Làm cảnh sát ở quê, đều bắt đầu từ con số 0, tôi phải nỗ lực học tập. Với tư cách là hoa khôi cảnh sát, áp lực rất lớn. Từ khi về quê làm, áp lực còn lớn hơn, cả ngày phải đi tiếp lãnh đạo địa phương. Hoa khôi cảnh sát chỉ là danh hiệu, mang tiếng là hoa khôi, người mẫu mà ngày nào tôi cũng phải đi với các lãnh đạo địa phương bàn chuyện hợp đồng, kêu gọi đầu tư".
Trong blog có 3 bức ảnh đi kèm, trong bức thứ nhất, cô gái mặc đồng phục cảnh sát nhân dân, đội mũ; trong bức ảnh thứ hai, cô treo trang phục cảnh sát trên tường, rồi mặc bikini ngồi chụp ảnh phía trước, bức ảnh thứ 3, cô gái mặc áo cảnh sát, đầu đội mũ, đang xỏ tất đen trên giường.
Trước khi người quản lý trang mạng sina xác nhận những thông tin trong blog của Vương Hiểu Mộng là không có thật, đã có 540 người 'share', 367 bình luận, khiến cư dân mạng Trung Quốc xôn xao.
Cư dân mạng Trung Quốc, vốn được cho là rất nhạy với những tin tức kiểu như vậy, đã được một phen bàn tán rôm rả.
Hôm 2/7, Ban quản lý trang mạng sina xác nhận những thông tin trên blog của Vương Hiểu Mộng là không có thật, họ đã cấm không được sử dụng blog trong 7 ngày. Sau đó, Vương Hiểu Mộng đã xóa bài đăng.
Đây không phải lần đầu tiên có cô gái chụp ảnh 'thiếu vải' và tự xưng là nữ cảnh sát.
Tháng 12/2011, cũng xuất hiện một blog lạ tên 'Lý Thanh Phương real' đăng những hình ảnh bất lịch sự trong trang phục cảnh sát.
Sau đó, cảnh sát Huệ Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã vào cuộc và tuyên bố không có nữ cảnh sát nào giống bức ảnh trong blog.
Nữ cảnh sát giả mạo |
Một số cư dân mạng cho rằng, gần đây, nhiều bạn gái giả mạo làm cảnh sát, quân nhân, ... để tạo scandal với nhiều mục đích khác nhau, cơ quan hữu quan nên có những biện pháp trừng trị thích đáng để ngăn chặn tình trạng này.
Ông Lưu Từ Châu, Phó Viện trưởng Viện tin tức xã hội, Đại học Luật - Chính trị Trung Quốc cho biết, những người giả mạo quan chức nhà nước để lừa bịp có thể bị tù đến 3 năm; quản thúc tại nhà hoặc tước quyền lợi chính trị.
Nếu có tình tiết tăng nặng, bị cáo có thể bị xử tù tới 10 năm. Trong trường hợp giả danh cảnh sát để lừa bịp, người bị buộc tội nhiều khả năng bị xử mức án nặng.
Thế nhưng, ông Lưu thừa nhận, những chuyện chụp ảnh hở hang và tự phong là cảnh sát trên blog, hiện Trung Quốc đang lúng túng trong việc tìm chế tài xử phạt.
Đỗ Hường - Văn Việt
Bình luận