(VTC News) - “Mức xử phạt hành chính đối với nghệ sĩ vi phạm có thể tăng lên 50 triệu đồng, 100 triệu đồng kèm theo các hình phạt bổ sung như cấm diễn, không được xuất hiện trên báo chí, truyền hình trong thời gian nhất định”.
Cấm diễn mới đủ sức mạnh răn đe
Trước những vụ việc vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực biểu diễn gần đây, mới nhất là vụ Hồng Quế mặc váy trong suốt đi dự LHP Quốc tế Hà Nội 2012 và Đàm Vĩnh Hưng hôn môi nhà sư, hội nghị góp ý cho dự thảo thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79 quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang… được Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức tại Hà Nội hôm 27/11 đã trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Hầu hết các nghệ sĩ đều cho rằng mực án phát hiện nay thiếu tính răn đe. Đơn cử như vụ hôn môi phản cảm của Đàm Vĩnh Hưng với một nhà sư. Một hành vi theo đánh giá của ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VHTTDL, kiêm Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, là hết sức phản cảm và không thể chấp nhận được, nhưng chỉ bị phạt 5 triệu đồng.
NSƯT Lê Chức cho biết, nghệ sĩ trước hết phải là công dân, phải tuân thủ pháp luật chứ không phải làm những gì mình thích để rồi gây bức xúc, phản ứng trong dư luận: “Phạt vài ba triệu là quá nhẹ nhưng dù có tăng mức phạt lên nhiều lần cũng không vừa, vì cái không thể phạt được là tội làm hoen ố hình ảnh giới nghệ sĩ” .
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên bày tỏ quan điểm Bộ sẽ hoàn thiện những quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa.
“Mức xử phạt hành chính đối với nghệ sĩ vi phạm có thể tăng lên 50 triệu đồng, 100 triệu đồng kèm theo các hình phạt bổ sung như cấm diễn, không được xuất hiện trên báo chí, truyền hình trong thời gian nhất định” - ông Biên nhấn mạnh.
Quan điểm trên của ông Biên đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều nghệ sĩ cũng như các công ty biểu diễn có mặt tại hội nghị. Thế nhưng nếu chỉ có nâng mức phạt tiền lên là chưa đủ.
Bà Thúy Nga, Giám đốc Công ty Elite Việt Nam cho rằng phạt tiền không giải quyết được vấn đề. “Có thể bị phạt 50 triệu đồng nhưng nhờ scandal đó mà người ta dễ dàng kiếm được 100 triệu đồng hay nhiều hơn để gỡ lại không phải là điều quá khó khăn. Tôi cho rằng không được hành nghề mới là nỗi lo sợ của nghệ sĩ. Phải phạt nặng chứ không thể đòi hỏi ý thức của người ta tốt ngay lập tức” - bà Thúy Nga góp ý.
Bên cạnh việc tăng mức phạt đối với nghệ sĩ vi phạm, ông Vương Duy Biên cũng đề nghị: “Báo chí không nên đưa ảnh nghệ sĩ vi phạm lên mặt báo vì khi đăng hình ảnh của họ mục đích tuy là phê phán nhưng thực tế lại là quảng cáo cho người ta”.
Tiếp lời ông Biên, ông Phan Đình Tân, Người phát ngôn của Bộ VHTTDL cũng nói lẽ ra báo chí không nên đăng tải hình ảnh phản cảm của người mẫu Hồng Quế với bộ váy ren trong suốt lộ hết nội y tại lễ khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần 2, tối 25-11 vừa qua. Theo ông Tân, nếu làm được vậy thì sẽ triệt tiêu được hết những nghệ sĩ muốn mượn scandal để đánh bóng tên tuổi.
Danh xưng nghệ sĩ đang bị lạm dụng
Cũng trong hội nghị, tình trạng lạm dụng danh xưng nghệ sĩ đã được đông đảo nghệ sĩ bức xúc lên tiếng.
NSƯT Lê Chức cho rằng hiện nay đang có tình trạng lạm dụng danh xưng nghệ sĩ. Không phải ai bước lên sân khấu cũng là nghệ sĩ. Nghệ sĩ phải là danh hiệu dành cho những người có đủ năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp. Ông Lê Chức cũng chỉ ra chính những ngôi sao tự phong kiểu siêu sao, hạng nhất, “diva”… đang lũng đoạn hoạt động biểu diễn.
Một vấn đề nóng nữa cũng nhận được nhiều quan tâm tại hội nghị là vấn đề siết lại việc cấp phép biểu diễn vốn quá dễ dàng thời gian qua. Để làm sạch các chương trình, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đề xuất phương án hội đồng nghệ thuật phải duyệt chương trình trước khi cấp phép biểu diễn. Quy định hiện hành, việc cấp giấy phép được cơ quan quản lý xem xét thẩm định về nội dung tác phẩm chứ không nhất thiết phải mời hội đồng nghệ thuật.
Đề xuất trên của Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã bị chính các cơ quan cấp Sở phản đối. Theo ông Nguyễn Văn Trực, Trưởng Phòng Quản lý biểu diễn, Sở VHTTDL Hà Nội, đây là quy định không phù hợp với thực tế và không có tính khả thi, gây khó khăn cũng như áp lực cho đơn vị tổ chức.
Đơn vị tổ chức biểu diễn bị phụ thuộc vào địa điểm, ca sĩ, diễn viên, âm thanh, ánh sáng… nên không thể chủ động tổ chức buổi duyệt, nhất là việc duyệt phải thực hiện trước khi công diễn đến hàng tháng.
Thêm vào đó, việc duyệt chương trình trước khi cấp phép cũng làm cho đơn vị tổ chức bị đội thêm chi phí và tạo ra tâm lý hoang mang cho họ. Bởi nếu sau khi duyệt, chương trình không được cấp phép sẽ là một thiệt thòi lớn cho đơn vị tổ chức.
Theo góp ý từ phía các đơn vị quản lý văn hoá cấp Sở thì chỉ cần đơn vị tổ chức nộp hồ sơ đủ là cấp phép, không phải duyệt trước khi biểu diễn để tránh phiền hà cho các đơn vị tổ chức.
Để tránh tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó” như đã xảy ra trong các chương trình nghệ thuật thời gian qua, ông Nguyễn Văn Trực, Trưởng Phòng Quản lý biểu diễn, Sở VHTTDL Hà Nội góp ý khi cấp phép cơ quan quản lý văn hoá phải yêu cầu đơn vị tổ chức cung cấp hợp đồng biểu diễn nghệ thuật giữa đơn vị và nghệ sĩ tham gia trong chương trình thì mới cấp phép.
Trên đây là phát biểu của ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VHTTDL, Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Cấm diễn mới đủ sức mạnh răn đe
Trước những vụ việc vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực biểu diễn gần đây, mới nhất là vụ Hồng Quế mặc váy trong suốt đi dự LHP Quốc tế Hà Nội 2012 và Đàm Vĩnh Hưng hôn môi nhà sư, hội nghị góp ý cho dự thảo thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 79 quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang… được Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổ chức tại Hà Nội hôm 27/11 đã trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Hầu hết các nghệ sĩ đều cho rằng mực án phát hiện nay thiếu tính răn đe. Đơn cử như vụ hôn môi phản cảm của Đàm Vĩnh Hưng với một nhà sư. Một hành vi theo đánh giá của ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ VHTTDL, kiêm Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, là hết sức phản cảm và không thể chấp nhận được, nhưng chỉ bị phạt 5 triệu đồng.
Nụ hôn phản cảm của Đàm Vĩnh Hưng với một nhà sư khiến dư luận bức xúc suốt một thời gian dài vừa qua. |
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên bày tỏ quan điểm Bộ sẽ hoàn thiện những quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa.
“Mức xử phạt hành chính đối với nghệ sĩ vi phạm có thể tăng lên 50 triệu đồng, 100 triệu đồng kèm theo các hình phạt bổ sung như cấm diễn, không được xuất hiện trên báo chí, truyền hình trong thời gian nhất định” - ông Biên nhấn mạnh.
Hồng Quế và chiếc váy gây sốc tại sự kiện thảm đỏ của LHP Quốc tế Hà Nội 2012. |
Bà Thúy Nga, Giám đốc Công ty Elite Việt Nam cho rằng phạt tiền không giải quyết được vấn đề. “Có thể bị phạt 50 triệu đồng nhưng nhờ scandal đó mà người ta dễ dàng kiếm được 100 triệu đồng hay nhiều hơn để gỡ lại không phải là điều quá khó khăn. Tôi cho rằng không được hành nghề mới là nỗi lo sợ của nghệ sĩ. Phải phạt nặng chứ không thể đòi hỏi ý thức của người ta tốt ngay lập tức” - bà Thúy Nga góp ý.
Bên cạnh việc tăng mức phạt đối với nghệ sĩ vi phạm, ông Vương Duy Biên cũng đề nghị: “Báo chí không nên đưa ảnh nghệ sĩ vi phạm lên mặt báo vì khi đăng hình ảnh của họ mục đích tuy là phê phán nhưng thực tế lại là quảng cáo cho người ta”.
Tiếp lời ông Biên, ông Phan Đình Tân, Người phát ngôn của Bộ VHTTDL cũng nói lẽ ra báo chí không nên đăng tải hình ảnh phản cảm của người mẫu Hồng Quế với bộ váy ren trong suốt lộ hết nội y tại lễ khai mạc Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần 2, tối 25-11 vừa qua. Theo ông Tân, nếu làm được vậy thì sẽ triệt tiêu được hết những nghệ sĩ muốn mượn scandal để đánh bóng tên tuổi.
Danh xưng nghệ sĩ đang bị lạm dụng
Cũng trong hội nghị, tình trạng lạm dụng danh xưng nghệ sĩ đã được đông đảo nghệ sĩ bức xúc lên tiếng.
NSƯT Lê Chức cho rằng hiện nay đang có tình trạng lạm dụng danh xưng nghệ sĩ. Không phải ai bước lên sân khấu cũng là nghệ sĩ. Nghệ sĩ phải là danh hiệu dành cho những người có đủ năng lực chuyên môn cũng như đạo đức nghề nghiệp. Ông Lê Chức cũng chỉ ra chính những ngôi sao tự phong kiểu siêu sao, hạng nhất, “diva”… đang lũng đoạn hoạt động biểu diễn.
Một vấn đề nóng nữa cũng nhận được nhiều quan tâm tại hội nghị là vấn đề siết lại việc cấp phép biểu diễn vốn quá dễ dàng thời gian qua. Để làm sạch các chương trình, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đề xuất phương án hội đồng nghệ thuật phải duyệt chương trình trước khi cấp phép biểu diễn. Quy định hiện hành, việc cấp giấy phép được cơ quan quản lý xem xét thẩm định về nội dung tác phẩm chứ không nhất thiết phải mời hội đồng nghệ thuật.
Chế Linh và ông bầu Hoàng Tiến từng gây sóng gió dư luận cuối năm ngoái trong vụ lùm xùm khi tổ chức liveshow Chế Linh. |
Đơn vị tổ chức biểu diễn bị phụ thuộc vào địa điểm, ca sĩ, diễn viên, âm thanh, ánh sáng… nên không thể chủ động tổ chức buổi duyệt, nhất là việc duyệt phải thực hiện trước khi công diễn đến hàng tháng.
Thêm vào đó, việc duyệt chương trình trước khi cấp phép cũng làm cho đơn vị tổ chức bị đội thêm chi phí và tạo ra tâm lý hoang mang cho họ. Bởi nếu sau khi duyệt, chương trình không được cấp phép sẽ là một thiệt thòi lớn cho đơn vị tổ chức.
Theo góp ý từ phía các đơn vị quản lý văn hoá cấp Sở thì chỉ cần đơn vị tổ chức nộp hồ sơ đủ là cấp phép, không phải duyệt trước khi biểu diễn để tránh phiền hà cho các đơn vị tổ chức.
Để tránh tình trạng “treo đầu dê, bán thịt chó” như đã xảy ra trong các chương trình nghệ thuật thời gian qua, ông Nguyễn Văn Trực, Trưởng Phòng Quản lý biểu diễn, Sở VHTTDL Hà Nội góp ý khi cấp phép cơ quan quản lý văn hoá phải yêu cầu đơn vị tổ chức cung cấp hợp đồng biểu diễn nghệ thuật giữa đơn vị và nghệ sĩ tham gia trong chương trình thì mới cấp phép.
Bình luận