Bé N. (7 tuổi, ở Đồng Nai) bị điếc bẩm sinh. Theo thông tin người nhà cung cấp, khi bé lên hai tuổi vẫn chưa biết nói, gọi không nghe, bác sĩ xác định con bị điếc bẩm sinh. Từ đó, gia đình cho bé đeo máy trợ thính với công suất phù hợp.
Tuy nhiên, trình độ phát triển ngôn ngữ của bé đến nay rất kém. Sự giao tiếp giữa bé và thế giới bên ngoài gặp rất nhiều trở ngại: Bé không nghe được các phụ âm, nhiều từ phải đoán qua cử động môi và chỉ giao tiếp được với người thân.
Mặc dù 7 tuổi, nhưng sự phát triển ngôn ngữ của bé N. chỉ dừng lại tương đương với một bé 2 tuổi. Qua hơn 7 năm sống trong bóng tối bệnh tật, gia đình em cố gắng tìm mọi cách để em có thể nghe được.
Gia đình đưa N. tới bệnh viện Đa khoa Xuyên Á TP.HCM khám, bác sĩ Nguyễn Kim Tưởng, Trưởng Khoa Tai Mũi Họng quyết định cấy điện cực ốc tai cho bé.
Đây là phương pháp phẫu thuật hiện đại, đưa toàn bộ các chuỗi điện cực vào trong ốc tai với mức độ an toàn vô trùng tuyệt đối. Nhờ điện cực ốc tai này bệnh nhân nghe được âm thanh từ mọi dải tần số khác nhau. Sau đó, qua quá trình tập luyện, họ sẽ nghe, nói gần như người bình thường.
Ca phẫu thuật được thực hiện thành công trong 2 giờ, mở ra một bước ngoặc mới trong cuộc đời của bệnh nhi. Sau 1 tháng, bệnh nhi có thể bắt đầu quá trình huấn luyện ngôn ngữ và tập nói để hòa nhập với cuộc sống.
Căn bệnh điếc bẩm sinh khiến hàng trăm ngàn trẻ em Việt Nam không thể nghe, nói và phải sống một cuộc đời lặng lẽ.
Theo thống kê, cứ 1.000 trẻ thì có từ 3 – 5 trẻ bị điếc bẩm sinh. Những trẻ bị điếc nặng không thể học nói được, không thể phát triển ngôn ngữ và phải chịu nhiều hệ lụy tâm lý khác như: Tự kỷ, thường bồn chồn, lo lắng hoặc cáu kỉnh, lãnh đạm, tính khí thất thường… Trẻ thường khổ sở do không thể giao tiếp với bên ngoài.
Video: Người phụ nữ Hà Nội mắc bệnh hiếm khi đi tiểu ra 'sữa'
>>> Đọc thêm: 7 động tác yoga giúp tăng khả năng thụ thai của Á hậu Diễm Trang
Bình luận