• Zalo

Hơn 350 thanh niên tiêu biểu dự triển lãm Hoàng Sa

Thời sựThứ Sáu, 10/05/2013 11:00:00 +07:00Google News

(VTC News)- Hơn 350 thanh niên tiêu biểu khối doanh nghiệp đến từ 17 tỉnh miền Trung - Tây nguyên đã tham dự triển lãm chủ quyền Hoàng Sa tại Bảo tàng Đà Nẵng.

(VTC News) - Chiều 10/5, tại Đà Nẵng, hơn 350 thanh niên tiêu biểu khối doanh nghiệp đến từ 17 tỉnh miền Trung - Tây nguyên đã có buổi nói chuyện về chủ quyền biển đảo Việt Nam và tham dự triển lãm về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam tại Bảo tàng Đà Nẵng.

Hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình Liên hoan Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác khối Doanh nghiệp các tỉnh miền Trung - Tây nguyên.

Tại buổi tham quan, các thanh niên tiêu biểu đã có
buổi nói chuyện với ông Bùi Văn Tiếng, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy, Chủ tịch Hội Lịch sử TP Đà Nẵng về chủ quyền biển đảo và tham dự triển lãm về chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam.

Hoàng Sa, chủ quyền
Hơn 350 bạn đoàn viên thanh niên tiêu biểu khối doanh nghiệp thuộc 17 tỉnh thành khu vực miền Trung-Tây nguyên đã có cuộc tri nghiệm đầy ý nghĩa về chủ quyền biển đảo của Việt Nam 

Nói chuyện với các bạn đoàn viên, ông Bùi Văn Tiếng cho rằng: “Chúng ta cần làm cho các nước trên thế giới hiểu rõ về chủ quyền biển đảo của Việt Nam, trong có có chủ quyền không thể tranh cãi về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhiệm vụ đó không chỉ của riêng ai mà các bạn giữ một vai trò quan trọng”.

Trả lời các câu hỏi của các bạn đoàn viên về thái độ và hành động của Trung Quốc trong thời gian qua trên biển Đông,ông Bùi Văn Tiếng nhấn mạnh: “Trung Quốc không có bằng chứng pháp lý lịch sử hay lý lẽ gì về chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam”.

Hoàng Sa, chủ quyền biển đảo
Bạn Nguyễn Đức Hồng, đoàn Đà Nẵng đặt câu hỏi đối với ông Bùi Văn Tiếng về hành động bảo vệ chủ quyền biển đảo 

Liên quan đến ý kiến của các bạn đoàn viên về việc cần phải đưa chủ quyền quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa vào chương trình giáo dục, ông Bùi Văn Tiếng nói: “Từ thời Tự Đức, chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đã được đưa vào trong sử sách, hướng dạy người dân. Điều này cho thấy, từ rất sớm, cha ông ta đã làm chuyện này và ý thức rất sâu sắc về chuyện này.

Hiện nay rất nhiều nhân sỹ, trí thức đã kiến nghị đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào chương trình giáo dục phổ thông và bước đầu cũng đã có chuyển biến nhưng chưa mạnh. Chân lý thuộc về Việt Nam, nhưng chúng ta chưa làm đủ mạnh nên trong thời gian tới sẽ làm nhiều hơn, mạnh hơn”.

Bửu Lân

Bình luận
vtcnews.vn