Video: Những phát ngôn tự bào chữa của ông Đinh La Thăng tại tòa
Sáng 17/1, phiên tòa xét xử ông Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm liên quan đến sai phạm của dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 bước vào ngày làm việc thứ 10.
Thẩm phán Trương Việt Toàn cho biết 22 bị cáo trong vụ án sẽ được nói lời sau cùng, trước khi HĐXX nghị án.
Trong ngày làm việc thứ 9, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị cáo Đinh La Thăng, các luật sư đã nêu những quan điểm, chứng cứ chứng minh ông Đinh La Thăng vô tội, có vai trò khách quan trong việc chỉ định thầu và ký kết hợp đồng 33.
Gần 9h, được mời lên đầu tiên, bị cáo Đinh La Thăng gửi lời cảm ơn HĐXX đã điều hành phiên tòa một cách dân chủ, công khai, khách quan, theo đúng tinh thần cải cách tư pháp và luật mới. Cảm ơn các luật sư đã tham gia phiên tòa với trách nhiệm cao.
Sau khi nhắc lại chuyện vào nghề hơn 30 năm trước, bị cáo Thăng nói không bao giờ nghĩ bản thân phải đứng trước tòa nói lời sau cùng. Điều này thực sự đau xót với ông và gia đình.
Theo lời bị cáo, ông luôn làm việc hết trách nhiệm, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Khi vợ sinh con ông cũng không có ở nhà mà phải đi đến các công trường.
Đối đáp lại quan điểm bào chữa của các luật sư, công tố viên vẫn giữ nguyên quan điểm luận tội bị cáo và khẳng định ông Đinh La Thăng có vai trò "chủ mưu xuyên suốt vụ án".
Đại diện VKS vẫn đề xuất mức án 14 đến 15 năm tù về tội Cố tình làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng với Nguyên Chủ tịch tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Sau khi kết thúc phần tranh tụng giữa luật sư bào chữa và đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã cho phép các bị cáo được nói lời sau cùng trước khi nghị án.
Theo đó, ông Đinh La Thăng, người bị VKS cáo buộc là "chủ mưu xuyên suốt vụ án" được gọi lên nói lời sau cùng đầu tiên.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh - Nguyên Chủ tịch Tập đoàn xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC), người bị VKS cáo buộc hai tội danh Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (13 đến 14 năm tù) và tội Tham ô tài sản (mức án chung thân) được gọi lên nói lời sau cùng ngay sau bị cáo Đinh La Thăng.
Trước đó, trong ngày làm việc thứ 9 tại phiên tòa, luật sư bào chữa đã đề nghị đại diện VKS thay đổi tội danh cho bị cáo Trịnh Xuân Thanh.
Luật sư cũng đưa ra quan điểm, chứng cứ chứng minh Trịnh Xuân Thanh không Cố tình làm trái và không Tham ô tài sản.
Tuy nhiên, đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm luận tội của mình và cho rằng Trịnh Xuân Thanh không thành khẩn, quanh co, chối tộ
Video: Toàn cảnh phiên xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm sáng 16/1
Trước khi được nói lời sau cùng, trong ngày làm việc thứ 9 tại phiên tòa, sau khi nghe các luật sư bào chữa, đại diện VKS đã xin HĐXX cho nói thêm một số vấn đề.
Cụ thể, VKS đánh giá hậu quả các bị cáo gây thiệt hại đến nay vẫn chưa được khắc phục. Việc xem xét hành vi của bị cáo là cần thiết, đảm bảo khách quan, công bằng, đúng pháp luật.
Qua hơn một tuần diễn ra phiên xử, đại diện Viện kiểm sát cho rằng trong 22 bị cáo có người tham gia vào toàn bộ sai phạm của vụ án, có người chỉ tiếp nhận sự chỉ đạo mà làm sai, có người là đồng phạm...
VKS thấy cần thiết phải bổ sung một số tình tiết giảm nhẹ hình phạt với 6 bị cáo.
VKS ghi nhận bị cáo Bùi Mạnh Hiền, Phạm Tiến Đạt đã "tích cực hợp tác", bị cáo Nguyễn Lý Hải có thành tích xuất sắc.
Bị cáo Hiển, Đạt, Lương Văn Hòa, Lê Đình Mậu, Nguyễn Ngọc Quý có thêm nhiều tình tiết mới bên cạnh việc tích cực hợp tác điều tra.
Tuy nhiên, bị cáo Hiển sẽ phải chịu trách nhiệm 2,7 tỷ đồng trong số 13 tỷ đồng mà bị cáo chiếm đoạt.
Từ những phân tích, VKS đề nghị giảm nhẹ hình phạt cho Hiển, Hòa, Mậu và Đạt so với mức VKS đề nghị trước đó, cân nhắc giảm nhẹ cho bị cáo Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó chủ tịch PVC).
Người đại diện giữ quyền công tố tại phiên tòa xác nhận, đến nay Trịnh Xuân Thanh và Nguyễn Anh Minh đã khắc phục hậu quả. Các vấn đề khác VKS giữ nguyên quan điểm so với luận tội.
Trước đó, hôm 11/1, theo đề nghị của VKS, với nhóm phạm tội Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, bị cáo Phạm Tiến Đạt bị đề nghị mức án 6-7 năm tù; Lê Đình Mậu 7-8 năm tù; Nguyễn Ngọc Quý 8-9 năm tù. Nhóm phạm tội Tham ô tài sản, VKS đề nghị bị cáo Bùi Mạnh Hiển mức án 13-14 năm tù; Nguyễn Lý Hải 30-36 tháng tù treo; Lương Văn Hòa 13-14 năm tù.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin.
Video: Luật sư đề nghị làm rõ chứng cứ có tội của ông Đinh La Thăng
Bình luận