Trong hồi ức của người bạn, người đồng hành lâu năm Huỳnh Văn Chính, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Dệt-may 29-3, chân dung ông Nguyễn Bá Thanh thời trẻ tràn đầy nhiệt huyết, dám nghĩ dám làm được khắc họa rõ nét.
Cách đây trên 20 năm, một phóng viên của tạp chí Indochina Newsletter trong một lần về làm việc tại tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã đến thăm và tìm hiểu về Nhà máy Dệt 29-3 - đứa con đầu lòng ngành công nghiệp ra đời sau giải phóng.
Thời điểm ấy Việt Nam vừa được xóa bỏ cấm vận, tôi khát khao muốn thông qua các kênh thông tin trong nước và nước ngoài để thu hút đầu tư vào Đà Nẵng nên đã nói với phóng viên “Đà Nẵng như một cô gái xinh đẹp đang ngủ cần có một chàng trai đánh thức”.
Câu nói ấy tôi đã lặp lại với nhà văn quân đội Nguyễn Bảo trong một lần anh đến thăm Nhà máy Dệt 29-3. Không ngờ ít lâu sau trong bài viết “Nhà nước và nhân dân cùng làm - phương châm hiệu quả ở một thành phố” đăng trên Văn nghệ quân đội số 4-2001, anh đã trích lại lời nói của tôi “Đà Nẵng như một cô gái xinh đẹp đang ngủ, cần có một chàng trai đánh thức”, không rõ chàng trai mà Giám đốc Huỳnh Văn Chính muốn nói là ai?
Vâng, không riêng gì anh Nguyễn Bảo, tôi và nhiều người đã nghiệm ra chàng trai ấy. Song giờ đây, tôi cũng như nhiều người cảm thấy chạnh lòng vì cô gái được đánh thức đến nay vừa tròn 18 tuổi có dáng đẹp làm say lòng người nhưng chàng trai ấy không có phút giây nào thư thả để hưởng hạnh phúc bên cạnh cô gái mà mình đã dày công đánh thức và giờ đây anh đã vĩnh viễn rời xa.
Xin tiền, vật tư làm cầu
Tôi có duyên được gặp anh trong một hội nghị, hồi ấy anh là Chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn 3 còn tôi là Giám đốc Xí nghiệp công ty hợp doanh dệt 29-3 (nay là Công ty cổ phần Dệt-may 29-3) qua câu chuyện trao đổi, anh đề nghị tôi và anh cùng hợp tác.
Tôi ngạc nhiên: “Một người làm công nghiệp, một người làm nông nghiệp làm sao hợp tác?!”. Song anh nghiêm túc giải thích: “HTX tôi đang thiếu nước trầm trọng, ông có máy bơm nước mang lên tưới giúp, đem ít khăn lên hỗ trợ xã viên, bù lại HTX sẽ trả lại cho xí nghiệp nông sản, đường… trong giai đoạn thiếu lương thực, công nhân phải ăn 60% độn bo bo… Nghe anh giải thích hấp dẫn, tôi đồng ý hợp tác, thế là từ đó tôi và anh quen nhau.
Video: Người Đà Nẵng nghẹn ngào nói về ông Nguyễn Bá Thanh
Một hôm, anh đưa tôi đi thăm cánh đồng HTX vào mùa lúa trổ, anh chỉ cho tôi con suối chảy dọc cánh đồng và nói: “Anh thấy đó, con suối xem bình thường là vậy, khoảng cách hai bờ chỉ trên vài chục mét nhưng đến mùa mưa nông dân phải lội bộ, phải kéo xe phân, xe giống đi hàng cây số mới qua đến bờ bên kia. Bất tiện lắm! Vất vả lắm! Thấy mà xót ruột!
- Tôi phải làm cầu ông ạ. Anh Thanh nói
- Tiền đâu? Vật tư đâu?
- Thì cứ nghĩ cái đã, còn làm sẽ tính. Anh nói có vẻ chắc nịch và đôi mắt ngời lên.
Rồi do bận công việc, một thời gian tôi không lên xuống HTX. Một hôm tôi nhận được giấy mời của anh dự khánh thành cầu Hòa Nhơn. Tôi vô cùng bất ngờ. Khi đến nơi, nhìn chiếc cầu mới khá khang trang và vững chắc, nhìn không khí háo hức của đồng bào vùng nông thôn lần đầu tiên có cây cầu nối liền hai bờ suối mà bao đời nay họ từng ước mơ và đến giờ mới thành hiện thực, tôi thật sự xúc động. Từ trên ngọn tre, dây pháo dài gần 10 mét nổ vang chào mừng và một cụ già đại diện nhân dân địa phương trịnh trọng mang đến bộ veston tặng anh - xem như món quà nghĩa tình của nhân dân Hòa Nhơn đối với Chủ nhiệm HTX trẻ trung và đầy tâm huyết. Sau buổi lễ, tôi nhắc lại anh câu hỏi cũ:
- Tiền đâu, vật tư đâu, mà anh làm được vậy?
- Đi xin.
- Bằng cách nào mà anh xin được?
- Mưa dầm thấm đất! Nói riết rồi họ cũng động lòng. Như ông Đặng Văn Mao, Giám đốc Công ty vật tư tỉnh tôi đã xin được hàng tấn sắt thép, xi-măng...
Tôi trầm ngâm không hỏi tiếp. Song trong thâm tâm tôi phục anh về tính quyết đoán và tinh thần dám nghĩ dám làm. Sau này tôi nghiệm ra quan điểm của anh muốn phát triển kinh tế phải giải quyết dứt điểm vấn nạn về hạ tầng giao thông. Và điều này đã được khẳng định về kết quả đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội của thành phố trong vài năm gần đây.
Đời khó nói trước
Bằng chiếc xe Honda 67 lúc nào cũng lấm lem bụi đường từ HTX về thành phố liên hệ công việc, một hôm anh ghé lại Xí nghiệp Dệt 29-3 và cùng tôi ăn bữa cơm giữa ca với anh em công nhân.
Trong khi ăn, tôi nói vui: “Tôi và anh có duyên gặp nhau chứ dễ gì công nghiệp và nông nghiệp lại có sự gắn bó như thế này? Tôi ý tứ nhìn anh, song anh chỉ ậm ừ và không nói gì.
Sau khi ăn, chúng tôi lên văn phòng uống nước trà, bỗng điện thoại reo, tôi vội vàng nghe máy và được biết con gái tôi ở nhà đang ốm cần về gấp. Tôi và anh tạm chia tay. Song vì quá vội vàng, nên xe Vespa của tôi bị đứt dây ga, tôi phải đành nhờ anh đưa về nhà, không quên ghé tiệm thuốc tây mua thuốc cho con.
Sau khi cho đứa con gái đầu lòng bị ốm uống thuốc, tôi cùng anh ngồi uống cà-phê. Lúc bấy giờ, anh từ từ nói như đủ để tôi nghe: “Đời khó nói trước, Huỳnh Văn Chính nói công nghiệp và nông nghiệp dễ gì gặp nhau, nhưng rồi Huỳnh Văn Chính cũng không ngờ có chiếc xe Vespa bóng lộn rồi có lúc cũng phải nhờ Bá Thanh chở về trên chiếc xe Honda 67 lấm lem!”.
Và như duyên nợ run rủi, hay như đúng hơn như anh đã nói “đời khó nói trước”, sau này, tôi luôn gặp anh không phải để hợp tác mà để liên hệ công việc trong vị trí anh là Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội mà tôi có nhiệm kỳ là thành viên.
Khoan nói vội
Căn phòng lưu trú của tôi tại kỳ họp Quốc hội gần với phòng anh Bá Thanh, do vậy thỉnh thoảng tôi lại uống trà cùng anh.
Một hôm, trong lúc uống trà, tôi thấy anh vui tôi vội hỏi hình như anh có điều gì phấn khởi? Anh cho tôi biết, sáng nay anh đã làm việc với vài đại sứ đề nghị họ giúp đỡ Cuộc thi pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, họ ghi nhận.
Rồi anh nói tiếp, du lịch Đà Nẵng mình èo uột quá, thiếu sản phẩm độc đáo, nếu mà xin Chính phủ cho tổ chức lễ hội pháo hoa quốc tế chắc chắn sẽ thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và trong nước.
Thấy tôi tỏ vẻ vui mừng và đồng tình ý tưởng mới của anh, anh nói như một mệnh lệnh: “Nhưng tôi yêu cầu, ông tuyệt đối khoan nói vội với ai vì đây mới là ý tưởng. Đà Nẵng xin được các nơi cũng xin được, nhiều địa phương xin sẽ làm khó cho chính phủ chọn ai, bỏ ai? Và nếu chính phủ cho nhiều địa phương cùng làm thì còn gì sự độc đáo của lễ hội”.
Tôi đã giữ sự im lặng về ý tưởng của anh xin tổ chức lễ hội pháo hoa gần 3 năm, và khi lễ hội được tổ chức vào năm 2008, tôi mới nhẹ nhõm viết bài thơ Đêm pháo hoa - trong đó trải lòng mình bằng 4 câu thơ đầu tiên:
Tôi không nén được lòng mình xúc động
Giữa dòng người trẩy hội đêm pháo hoa
Thôi gạt bỏ chuyện giàu nghèo
danh phận
Hãy nhìn lên... cả thành phố vỡ òa!
Vì trong cái vỡ òa của mọi người háo hức xem pháo hoa có vỡ òa của tôi vì giữ lời căn dặn của anh “khoan nói vội” gần 3 năm!
Cô ấy bị loạn thị rồi
Tại một kỳ họp quốc hội, Ban tổ chức bố trí Đoàn Đà Nẵng và Đoàn Hải Phòng cùng ngồi chung một xe đi đến hội trường. Anh Bá Thanh ngồi ghế trước, còn tôi ngồi ghế phía sau. Thời điểm này anh luôn bận rộn với công việc. Chiếc điện thoại di động luôn luôn bên tai anh.
Nhìn anh, có lúc đăm chiêu, có lúc bực dọc. Ở anh, hình như rất thiếu nụ cười. Đại biểu Thảo, Đoàn Hải Phòng bước lên xe lễ phép chào anh: “Cháu chào chú Thanh ạ” và nhìn qua tôi cô chào: “Em chào anh Chính ạ”.
Trong giờ ăn trưa, thấy tôi trầm ngâm - thật ra tôi đang nghĩ về công ty vì chuyện sắp di dời cơ sở sản xuất, về chuyện khó khăn trong kinh doanh - Anh giục tôi ăn đi chứ có gì mà nghĩ lắm vậy?
Tôi nhớ lại câu chuyện hồi sáng của đại biểu Thảo nên nói với anh: “Anh nhỏ hơn tôi 10 tuổi mà cô Thảo gọi anh bằng chú, gọi tôi bằng anh nên tôi trăn trở quá”, anh cười và nói ngay “Cô ấy bị loạn thị mất rồi”.
Vẫn tươi vẫn giòn
Cứ nghĩ anh lúc nào cũng bận rộn, cũng căng thẳng, nên có khi tôi cũng nhầm tưởng anh không bao giờ có máu văn nghệ. Có lần cũng tại kỳ họp Quốc hội vì bận công việc tại địa phương, anh xin vắng mấy ngày để về chỉ đạo Đại hội các cấp.
Khi anh đi họp trở lại, đại biểu Lê Thị Nga, Đoàn Quốc hội Thanh Hóa (nay là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội) viết 4 câu thơ vui tặng anh:
“ Anh đi chỉ đạo dập dồn
Anh về nghị quyết sồn sồn bò ra
Anh đi cà mướp ra hoa
Anh về mướp héo với là cà thâm!’’
Tôi không ngờ khi đưa anh, anh trầm ngâm một tí rồi viết ngay:
“ Làm gì có héo với thâm
Còn nguyên vẹn thế đừng lầm em ơi
Anh đi cuối đất cùng trời
Anh về cà mướp vẫn tươi vẫn giòn’’
Vâng anh không héo, không thâm dù đi “cuối đất cùng trời’’ và bây giờ anh vĩnh viễn rời xa cõi đời này nhưng tình cảm của anh “vẫn tươi vẫn giòn’’ trong lòng mọi người!
Nguồn: Báo Đà Nẵng
Thời điểm ấy Việt Nam vừa được xóa bỏ cấm vận, tôi khát khao muốn thông qua các kênh thông tin trong nước và nước ngoài để thu hút đầu tư vào Đà Nẵng nên đã nói với phóng viên “Đà Nẵng như một cô gái xinh đẹp đang ngủ cần có một chàng trai đánh thức”.
Ông Nguyễn Bá Thanh trong hồi ức đã là một người dám người dám làm. Ảnh Báo Đà Nẵng |
Vâng, không riêng gì anh Nguyễn Bảo, tôi và nhiều người đã nghiệm ra chàng trai ấy. Song giờ đây, tôi cũng như nhiều người cảm thấy chạnh lòng vì cô gái được đánh thức đến nay vừa tròn 18 tuổi có dáng đẹp làm say lòng người nhưng chàng trai ấy không có phút giây nào thư thả để hưởng hạnh phúc bên cạnh cô gái mà mình đã dày công đánh thức và giờ đây anh đã vĩnh viễn rời xa.
Xin tiền, vật tư làm cầu
Tôi có duyên được gặp anh trong một hội nghị, hồi ấy anh là Chủ nhiệm HTX Hòa Nhơn 3 còn tôi là Giám đốc Xí nghiệp công ty hợp doanh dệt 29-3 (nay là Công ty cổ phần Dệt-may 29-3) qua câu chuyện trao đổi, anh đề nghị tôi và anh cùng hợp tác.
Tôi ngạc nhiên: “Một người làm công nghiệp, một người làm nông nghiệp làm sao hợp tác?!”. Song anh nghiêm túc giải thích: “HTX tôi đang thiếu nước trầm trọng, ông có máy bơm nước mang lên tưới giúp, đem ít khăn lên hỗ trợ xã viên, bù lại HTX sẽ trả lại cho xí nghiệp nông sản, đường… trong giai đoạn thiếu lương thực, công nhân phải ăn 60% độn bo bo… Nghe anh giải thích hấp dẫn, tôi đồng ý hợp tác, thế là từ đó tôi và anh quen nhau.
Video: Người Đà Nẵng nghẹn ngào nói về ông Nguyễn Bá Thanh
Một hôm, anh đưa tôi đi thăm cánh đồng HTX vào mùa lúa trổ, anh chỉ cho tôi con suối chảy dọc cánh đồng và nói: “Anh thấy đó, con suối xem bình thường là vậy, khoảng cách hai bờ chỉ trên vài chục mét nhưng đến mùa mưa nông dân phải lội bộ, phải kéo xe phân, xe giống đi hàng cây số mới qua đến bờ bên kia. Bất tiện lắm! Vất vả lắm! Thấy mà xót ruột!
- Tôi phải làm cầu ông ạ. Anh Thanh nói
- Tiền đâu? Vật tư đâu?
- Thì cứ nghĩ cái đã, còn làm sẽ tính. Anh nói có vẻ chắc nịch và đôi mắt ngời lên.
Rồi do bận công việc, một thời gian tôi không lên xuống HTX. Một hôm tôi nhận được giấy mời của anh dự khánh thành cầu Hòa Nhơn. Tôi vô cùng bất ngờ. Khi đến nơi, nhìn chiếc cầu mới khá khang trang và vững chắc, nhìn không khí háo hức của đồng bào vùng nông thôn lần đầu tiên có cây cầu nối liền hai bờ suối mà bao đời nay họ từng ước mơ và đến giờ mới thành hiện thực, tôi thật sự xúc động. Từ trên ngọn tre, dây pháo dài gần 10 mét nổ vang chào mừng và một cụ già đại diện nhân dân địa phương trịnh trọng mang đến bộ veston tặng anh - xem như món quà nghĩa tình của nhân dân Hòa Nhơn đối với Chủ nhiệm HTX trẻ trung và đầy tâm huyết. Sau buổi lễ, tôi nhắc lại anh câu hỏi cũ:
- Tiền đâu, vật tư đâu, mà anh làm được vậy?
- Đi xin.
- Bằng cách nào mà anh xin được?
- Mưa dầm thấm đất! Nói riết rồi họ cũng động lòng. Như ông Đặng Văn Mao, Giám đốc Công ty vật tư tỉnh tôi đã xin được hàng tấn sắt thép, xi-măng...
Tôi trầm ngâm không hỏi tiếp. Song trong thâm tâm tôi phục anh về tính quyết đoán và tinh thần dám nghĩ dám làm. Sau này tôi nghiệm ra quan điểm của anh muốn phát triển kinh tế phải giải quyết dứt điểm vấn nạn về hạ tầng giao thông. Và điều này đã được khẳng định về kết quả đạt được các mục tiêu kinh tế-xã hội của thành phố trong vài năm gần đây.
Đời khó nói trước
Bằng chiếc xe Honda 67 lúc nào cũng lấm lem bụi đường từ HTX về thành phố liên hệ công việc, một hôm anh ghé lại Xí nghiệp Dệt 29-3 và cùng tôi ăn bữa cơm giữa ca với anh em công nhân.
Trong khi ăn, tôi nói vui: “Tôi và anh có duyên gặp nhau chứ dễ gì công nghiệp và nông nghiệp lại có sự gắn bó như thế này? Tôi ý tứ nhìn anh, song anh chỉ ậm ừ và không nói gì.
Sau khi ăn, chúng tôi lên văn phòng uống nước trà, bỗng điện thoại reo, tôi vội vàng nghe máy và được biết con gái tôi ở nhà đang ốm cần về gấp. Tôi và anh tạm chia tay. Song vì quá vội vàng, nên xe Vespa của tôi bị đứt dây ga, tôi phải đành nhờ anh đưa về nhà, không quên ghé tiệm thuốc tây mua thuốc cho con.
Sau khi cho đứa con gái đầu lòng bị ốm uống thuốc, tôi cùng anh ngồi uống cà-phê. Lúc bấy giờ, anh từ từ nói như đủ để tôi nghe: “Đời khó nói trước, Huỳnh Văn Chính nói công nghiệp và nông nghiệp dễ gì gặp nhau, nhưng rồi Huỳnh Văn Chính cũng không ngờ có chiếc xe Vespa bóng lộn rồi có lúc cũng phải nhờ Bá Thanh chở về trên chiếc xe Honda 67 lấm lem!”.
Và như duyên nợ run rủi, hay như đúng hơn như anh đã nói “đời khó nói trước”, sau này, tôi luôn gặp anh không phải để hợp tác mà để liên hệ công việc trong vị trí anh là Chủ tịch UBND thành phố, Chủ tịch HĐND thành phố, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội mà tôi có nhiệm kỳ là thành viên.
Khoan nói vội
Căn phòng lưu trú của tôi tại kỳ họp Quốc hội gần với phòng anh Bá Thanh, do vậy thỉnh thoảng tôi lại uống trà cùng anh.
Một hôm, trong lúc uống trà, tôi thấy anh vui tôi vội hỏi hình như anh có điều gì phấn khởi? Anh cho tôi biết, sáng nay anh đã làm việc với vài đại sứ đề nghị họ giúp đỡ Cuộc thi pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, họ ghi nhận.
Rồi anh nói tiếp, du lịch Đà Nẵng mình èo uột quá, thiếu sản phẩm độc đáo, nếu mà xin Chính phủ cho tổ chức lễ hội pháo hoa quốc tế chắc chắn sẽ thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và trong nước.
Thấy tôi tỏ vẻ vui mừng và đồng tình ý tưởng mới của anh, anh nói như một mệnh lệnh: “Nhưng tôi yêu cầu, ông tuyệt đối khoan nói vội với ai vì đây mới là ý tưởng. Đà Nẵng xin được các nơi cũng xin được, nhiều địa phương xin sẽ làm khó cho chính phủ chọn ai, bỏ ai? Và nếu chính phủ cho nhiều địa phương cùng làm thì còn gì sự độc đáo của lễ hội”.
Tôi đã giữ sự im lặng về ý tưởng của anh xin tổ chức lễ hội pháo hoa gần 3 năm, và khi lễ hội được tổ chức vào năm 2008, tôi mới nhẹ nhõm viết bài thơ Đêm pháo hoa - trong đó trải lòng mình bằng 4 câu thơ đầu tiên:
Tôi không nén được lòng mình xúc động
Giữa dòng người trẩy hội đêm pháo hoa
Thôi gạt bỏ chuyện giàu nghèo
danh phận
Hãy nhìn lên... cả thành phố vỡ òa!
Vì trong cái vỡ òa của mọi người háo hức xem pháo hoa có vỡ òa của tôi vì giữ lời căn dặn của anh “khoan nói vội” gần 3 năm!
Cô ấy bị loạn thị rồi
Tại một kỳ họp quốc hội, Ban tổ chức bố trí Đoàn Đà Nẵng và Đoàn Hải Phòng cùng ngồi chung một xe đi đến hội trường. Anh Bá Thanh ngồi ghế trước, còn tôi ngồi ghế phía sau. Thời điểm này anh luôn bận rộn với công việc. Chiếc điện thoại di động luôn luôn bên tai anh.
Nhìn anh, có lúc đăm chiêu, có lúc bực dọc. Ở anh, hình như rất thiếu nụ cười. Đại biểu Thảo, Đoàn Hải Phòng bước lên xe lễ phép chào anh: “Cháu chào chú Thanh ạ” và nhìn qua tôi cô chào: “Em chào anh Chính ạ”.
Trong giờ ăn trưa, thấy tôi trầm ngâm - thật ra tôi đang nghĩ về công ty vì chuyện sắp di dời cơ sở sản xuất, về chuyện khó khăn trong kinh doanh - Anh giục tôi ăn đi chứ có gì mà nghĩ lắm vậy?
Tôi nhớ lại câu chuyện hồi sáng của đại biểu Thảo nên nói với anh: “Anh nhỏ hơn tôi 10 tuổi mà cô Thảo gọi anh bằng chú, gọi tôi bằng anh nên tôi trăn trở quá”, anh cười và nói ngay “Cô ấy bị loạn thị mất rồi”.
Vẫn tươi vẫn giòn
Cứ nghĩ anh lúc nào cũng bận rộn, cũng căng thẳng, nên có khi tôi cũng nhầm tưởng anh không bao giờ có máu văn nghệ. Có lần cũng tại kỳ họp Quốc hội vì bận công việc tại địa phương, anh xin vắng mấy ngày để về chỉ đạo Đại hội các cấp.
Khi anh đi họp trở lại, đại biểu Lê Thị Nga, Đoàn Quốc hội Thanh Hóa (nay là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội) viết 4 câu thơ vui tặng anh:
“ Anh đi chỉ đạo dập dồn
Anh về nghị quyết sồn sồn bò ra
Anh đi cà mướp ra hoa
Anh về mướp héo với là cà thâm!’’
Tôi không ngờ khi đưa anh, anh trầm ngâm một tí rồi viết ngay:
“ Làm gì có héo với thâm
Còn nguyên vẹn thế đừng lầm em ơi
Anh đi cuối đất cùng trời
Anh về cà mướp vẫn tươi vẫn giòn’’
Vâng anh không héo, không thâm dù đi “cuối đất cùng trời’’ và bây giờ anh vĩnh viễn rời xa cõi đời này nhưng tình cảm của anh “vẫn tươi vẫn giòn’’ trong lòng mọi người!
Nguồn: Báo Đà Nẵng
Bình luận