Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh, vệc xây dựng Luật Báo chí lần này phải đáp ứng một số yêu cầu, như: đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển đúng định hướng, đúng pháp luật, phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; triển khai thực hiện quy định của Hiến pháp năm 2013.
Sáng nay (21/5/2015), tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo Góp ý xây dựng Luật Báo chí. Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Tham dự còn có đại diện các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đại diện các tổ chức chính trịxã hội, các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phía Bắc.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, qua tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí và dự báo xu hướng phát triển của báo chí thời gian tới, đồng thời thể chế hoá các nguyên tắc, quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, việc xây dựng Luật Báo chí lần này phải đáp ứng một số yêu cầu, như: đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển đúng định hướng, đúng pháp luật, phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; triển khai thực hiện quy định của Hiến pháp năm 2013.
Đồng thời, các quy định trong Luật Báo chí cần khắc phục những bất cập, những vấn đề chưa đầy đủ, chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu do sự phát triển nhanh chóng của tình hình mới ở trong nước và trên thế giới; đồng thời, đảm bảo sự thống nhất với các quy định của pháp luật có liên quan, tạo điều kiện cho báo chí phát triển…
Luật Báo chí năm 1989 gồm 7 chương, 31 điều. Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1999 đã bổ sung 06 điều và bỏ 01 điều. Sau khi sửa đổi, bổ sung, Luật Báo chí có 7 chương, 36 điều. Dự thảo Luật Báo chí mới có 6 chương 58 điều, trong đó có 35 điều mới, 23 điều cũ có sửa đổi, bổ sung.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận xung quanh các vấn đề về: Phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí; cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí; tiêu chuẩn của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí; giải thích từ ngữ, khái niệm; Quỹ hỗ trợ phát triển báo chí; văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí; thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí...
Sau Hội thảo lần này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tổ chức Hội thảo Góp ý xây dựng Luật Báo chí tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 28/5/2015 tới. Dự thảo Luật Báo chí đã được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông để xin ý kiến góp ý rộng rãi của các tổ chức, cá nhân.
Nguồn: MIC
Sáng nay (21/5/2015), tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo Góp ý xây dựng Luật Báo chí. Tham dự hội thảo có ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; ông Trương Minh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
Tham dự còn có đại diện các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đại diện các tổ chức chính trịxã hội, các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phía Bắc.
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn phát biểu tại Hội thảo |
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, qua tổng kết 15 năm thi hành Luật Báo chí và dự báo xu hướng phát triển của báo chí thời gian tới, đồng thời thể chế hoá các nguyên tắc, quan điểm của Đảng về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới, việc xây dựng Luật Báo chí lần này phải đáp ứng một số yêu cầu, như: đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển đúng định hướng, đúng pháp luật, phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; triển khai thực hiện quy định của Hiến pháp năm 2013.
Đồng thời, các quy định trong Luật Báo chí cần khắc phục những bất cập, những vấn đề chưa đầy đủ, chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng được yêu cầu do sự phát triển nhanh chóng của tình hình mới ở trong nước và trên thế giới; đồng thời, đảm bảo sự thống nhất với các quy định của pháp luật có liên quan, tạo điều kiện cho báo chí phát triển…
Luật Báo chí năm 1989 gồm 7 chương, 31 điều. Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung một số điều năm 1999 đã bổ sung 06 điều và bỏ 01 điều. Sau khi sửa đổi, bổ sung, Luật Báo chí có 7 chương, 36 điều. Dự thảo Luật Báo chí mới có 6 chương 58 điều, trong đó có 35 điều mới, 23 điều cũ có sửa đổi, bổ sung.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận xung quanh các vấn đề về: Phạm vi điều chỉnh của Luật Báo chí; cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí; tiêu chuẩn của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí; giải thích từ ngữ, khái niệm; Quỹ hỗ trợ phát triển báo chí; văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí; thanh tra, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí...
Sau Hội thảo lần này, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tổ chức Hội thảo Góp ý xây dựng Luật Báo chí tại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 28/5/2015 tới. Dự thảo Luật Báo chí đã được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông để xin ý kiến góp ý rộng rãi của các tổ chức, cá nhân.
Nguồn: MIC
Bình luận