Với mục tiêu quảng bá các kết quả nghiên cứu sáng tạo của các nhà khoa học nữ; phổ biến các kiến thức về Sở hữu trí tuệ nhằm tạo điều kiện thúc đẩy việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học, tạo ra giá trị đích thực cho xã hội, ngày 27/03/2015, Hội Nữ trí thức Việt Nam đã tổ chức buổi họp báo ra mắt giai đoạn 2 Dự án: Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo.
Dự án do Hội Nữ trí thức Việt Nam chủ trì, với sự phối hợp, hỗ trợ của Chương trình 68 Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam.
Trong khuôn khổ của Dự án, một chuỗi 12 chương trình truyền hình mang tên: Phụ nữ với Sở hữu trí tuệ và Nghiên cứu khoa học sẽ được Ban khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV2) sản xuất và phát sóng, số đầu tiên sẽ phát sóng vào lúc 16h30 – 17h00 Chủ nhật ngày 29/03/2015.
Hiện nay, các nhà khoa học chưa được tiếp cận nhiều với các kiến thức sở hữu trí tuệ để bảo vệ các thành quả nghiên cứu khi đưa ra thị trường, đồng thời việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu chưa phải là sở trường của các nhà khoa học, cần phải có một bộ phận trung gian kết nối giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư với các nhà khoa học.
Đây là những nguyên nhân chính để Dự án Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo được hình thành và hoạt động từ năm 2013.
Trao đổi tại hội nghị, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu cho biết: “Một hạn chế của các nhà khoa học là chưa quan tâm đúng mức đến Sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng và sự công bằng cho các nhà sáng chế”
Sau khi triển khai giai đoạn 1 (2013-2014), dự án đã đạt được những kết quả khả quan. Thông qua chương trình, các kiến thức hữu ích về sở hữu trí tuệ đã được tuyên truyền, phổ biến đến các nữ trí thức nói riêng và các nhà khoa học trên cả nước nói chung để nắm bắt và áp dụng cho kết quả nghiên cứu của mình.
Đây là tiền đề cho các nhà khoa học có thể thương mại hóa kết quả nghiên cứu trên thị trường mà không lo bị mất bản quyền.
Qua 12 số đã phát sóng của giai đoạn 1 (2013-2014), một số các sản phẩm nghiên cứu tiêu biểu đã được các nhà đầu tư biết đến và liên hệ hợp tác như: Nanocurcumin của TS Hà Phương Thư (Viện vật liệu - Viện Hàn lâm KHCNVN); Crila từ cây Trinh nữ hoàng cung của TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm (Công ty Thiên Dược); Chế phẩm vi sinh trừ bệnh thối rễ cây hồ tiêu của TS Trần Thu Hà (Đại học Nông Lâm Huế)
Tiếp nối thành công của dự án ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 dự án vẫn tập trung vào việc tuyên truyền các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nữ nhưng cách tiếp cận nội dung chương trình sẽ hoàn toàn dựa trên nhu cầu của xã hội, của thị trường.
Số đầu tiên của chương trình có chủ đề Gìn giữ tuổi xuân. Khách mời của chương trình gồm: PGS.TS Lê Mai Hương, nguyên Viện phó Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn Lâm KHCNVN, Ủy viên BCH Hội Nữ trí thức VN; Tiến sỹ Phạm Hồng Quất, Cục trưởng cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN – Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Huy, Giám đốc công ty CP Quốc tế LeadViet.
Các số tiếp theo của chương trình với các chủ đề hấp dẫn, gần gũi với đời sống như: Thực phẩm sạch và bài toán phát triển bền vững; Nâng cao chỉ số thông minh cho người Việt Nam…
Khách mời của chương trình cũng sẽ là những Nữ trí thức có những kết quả nghiên cứu thành công, đã đạt các giải thưởng uy tín của quốc gia và quốc tế như Kovalevskaia, Loreal Unesco, Vifotec…và đây sẽ là những thông tin bổ ích tiếp theo trong chuỗi các chương trình sẽ đến với khán giả trên cả nước.
TS Phan Thị Thùy Trâm, ủy viên BCH Hội Nữ trí thức Việt Nam, chủ nhiệm dự án cho biết: “Đây là một dự án có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, vì nó là cầu nối giúp cho các kết quả nghiên cứu có giá trị đến được với cộng đồng, phục vụ nhu cầu thực tế của người dân và toàn xã hội”
Lan Hương
Dự án do Hội Nữ trí thức Việt Nam chủ trì, với sự phối hợp, hỗ trợ của Chương trình 68 Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam.
GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu - Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo. |
Hiện nay, các nhà khoa học chưa được tiếp cận nhiều với các kiến thức sở hữu trí tuệ để bảo vệ các thành quả nghiên cứu khi đưa ra thị trường, đồng thời việc thương mại hóa các kết quả nghiên cứu chưa phải là sở trường của các nhà khoa học, cần phải có một bộ phận trung gian kết nối giữa các doanh nghiệp, các nhà đầu tư với các nhà khoa học.
Đây là những nguyên nhân chính để Dự án Nữ trí thức Việt Nam với hoạt động sáng tạo được hình thành và hoạt động từ năm 2013.
Trao đổi tại hội nghị, GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu cho biết: “Một hạn chế của các nhà khoa học là chưa quan tâm đúng mức đến Sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng và sự công bằng cho các nhà sáng chế”
Sau khi triển khai giai đoạn 1 (2013-2014), dự án đã đạt được những kết quả khả quan. Thông qua chương trình, các kiến thức hữu ích về sở hữu trí tuệ đã được tuyên truyền, phổ biến đến các nữ trí thức nói riêng và các nhà khoa học trên cả nước nói chung để nắm bắt và áp dụng cho kết quả nghiên cứu của mình.
Đây là tiền đề cho các nhà khoa học có thể thương mại hóa kết quả nghiên cứu trên thị trường mà không lo bị mất bản quyền.
Qua 12 số đã phát sóng của giai đoạn 1 (2013-2014), một số các sản phẩm nghiên cứu tiêu biểu đã được các nhà đầu tư biết đến và liên hệ hợp tác như: Nanocurcumin của TS Hà Phương Thư (Viện vật liệu - Viện Hàn lâm KHCNVN); Crila từ cây Trinh nữ hoàng cung của TS Nguyễn Thị Ngọc Trâm (Công ty Thiên Dược); Chế phẩm vi sinh trừ bệnh thối rễ cây hồ tiêu của TS Trần Thu Hà (Đại học Nông Lâm Huế)
Tiếp nối thành công của dự án ở giai đoạn 1, giai đoạn 2 dự án vẫn tập trung vào việc tuyên truyền các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học nữ nhưng cách tiếp cận nội dung chương trình sẽ hoàn toàn dựa trên nhu cầu của xã hội, của thị trường.
Số đầu tiên của chương trình có chủ đề Gìn giữ tuổi xuân. Khách mời của chương trình gồm: PGS.TS Lê Mai Hương, nguyên Viện phó Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn Lâm KHCNVN, Ủy viên BCH Hội Nữ trí thức VN; Tiến sỹ Phạm Hồng Quất, Cục trưởng cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN – Bộ Khoa học và Công nghệ; Ông Nguyễn Huy, Giám đốc công ty CP Quốc tế LeadViet.
Các số tiếp theo của chương trình với các chủ đề hấp dẫn, gần gũi với đời sống như: Thực phẩm sạch và bài toán phát triển bền vững; Nâng cao chỉ số thông minh cho người Việt Nam…
Khách mời của chương trình cũng sẽ là những Nữ trí thức có những kết quả nghiên cứu thành công, đã đạt các giải thưởng uy tín của quốc gia và quốc tế như Kovalevskaia, Loreal Unesco, Vifotec…và đây sẽ là những thông tin bổ ích tiếp theo trong chuỗi các chương trình sẽ đến với khán giả trên cả nước.
TS Phan Thị Thùy Trâm, ủy viên BCH Hội Nữ trí thức Việt Nam, chủ nhiệm dự án cho biết: “Đây là một dự án có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, vì nó là cầu nối giúp cho các kết quả nghiên cứu có giá trị đến được với cộng đồng, phục vụ nhu cầu thực tế của người dân và toàn xã hội”
Lan Hương
Bình luận