Trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) chỉ có duy nhất một học sinh chọn thi môn Sử trong kỳ thi tốt nghiệp.
Mặc dù chỉ có một em thi môn Sử, nhưng hội đồng thi gồm 18 người của trường vẫn sẽ được thành lập để phục vụ thí sinh. Thầy Đỗ Đức Hòa - Hiệu trưởng trường Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) cho biết:
'Lúc đầu có khoảng 7-8 em đăng ký thi tốt nghiệp môn Sử. Nhưng sau đó, vì thấy quá ít người nên các em đã chuyển nguyện vọng sang môn thi khác.
Duy nhất chỉ có một em học sinh lớp 12D1 vẫn quyết tâm chọn thi môn Sử. Em học sinh này cho biết, vì thi khối C nên chọn thi tốt nghiệp môn Sử, vừa tiện thi tốt nghiệp lẫn đại học, đỡ phải ôn nhiều môn'.
Theo thầy Hòa, trường vẫn sẽ thành lập hội đồng thi gồm 18 người bao gồm: 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 2 thư ký, 3 giám thị và 10 người phục vụ, công an, bảo vệ… chưa kể thanh tra, để phục vụ nữ sinh trên đúng theo các quy định của Bộ GD&ĐT, Sở trong việc lập hội đồng thi, đồng thời tôn trọng quyết định của học sinh.
Thầy Hòa cũng thừa nhận, việc một thí sinh thi với cả một hội đồng 18 người phục vụ theo thực sự gây lãng phí, chưa kể khâu in sao đề.
Bộ GD&ĐT cũng có thông tin tùy vào điều kiện từng khu vực thi, các hội đồng tổ chức thi có thể ghép các thí sinh thi Sử với nhau để có một phòng thi đông hơn. Tuy nhiên, việc này phải được sự đồng ý của thí sinh đó, còn nếu không vẫn phải tổ chức thi riêng, dù một thí sinh.
Có ý kiến cho rằng, có thể ghép với các môn khác, theo thầy Hòa càng không được phép, vì sẽ gây ra hệ quả lộ đề, lại càng không đúng quy chế thi tốt nghiệp của Bộ. Chẳng hạn nếu ghép số ít thí sinh thi môn Sử với môn Ngoại ngữ chẳng hạn.
Môn Ngoại ngữ tổ chức bóc đề thi lúc 13h30, nếu ghép thí sinh thi Sử vào cũng phải bóc đề Sử ngay lúc đó. Việc này sẽ xảy ra lộ đề vì môn Sử thi tốt nghiệp trên toàn quốc là đúng 15h mới được bóc đề, mà hội đồng coi thi nào đó đã bóc trước là vi phạm quy chế.
Cô giáo Nguyễn Hồng Minh, Chủ nhiệm lớp 12D1, THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội), cô chủ nhiệm của thí sinh duy nhất thi Sử cho biết: 'Kết quả trung bình môn Sử năm lớp 12 của nữ sinh này trên 9 phẩy, trung bình cả năm trên 7 phẩy, thi thử môn Sử đạt loại giỏi. Đây là học sinh rất bản lĩnh và chắc chắn, em cũng chọn khối C (Văn - Sử - Địa) để thi đại học'.
Tâm sự với cô Minh, nữ sinh cho biết lý do quyết tâm chọn thi môn Sử vì em có sự đam mê và thích học môn Sử từ bé, em tự tin với môn học và đấy là sở trường: 'Ba năm làm chủ nhiệm lớp, tôi thấy em rất bản lĩnh, vững vàng. Một mình em chọn thi môn Sử tôi cũng không ngạc nhiên' - cô Minh chia sẻ.
Khi biết cả trường chỉ có mình em chọn thi tốt nghiệp Sử, gia đình em đã chủ động đến gặp giáo viên bày tỏ băn khoăn. Sau khi nghe động viên, giải thích gia đình đã yên tâm và không tạo áp lực trong việc lựa chọn môn thi của con mình.
Thầy Hòa cho biết: 'Để đảm bảo cho thí sinh làm bài theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, nhà trường vẫn tổ chức hội đồng thi bình thường như các môn thi khác. Hiện nay, công tác chuẩn bị cho kỳ thi của hội đồng thi trường THPT Quang Trung rất tốt, các bộ phận giám thị coi thi, công an, bảo vệ, phục vụ… đã sẵn sàng.
Cán bộ làm công tác coi thi, công tác thanh tra tập trung nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy ưu điểm của các kỳ thi trước để kỳ thi tốt nghiệp THPT của trường diễn ra nghiêm túc, khách quan, công bằng và thực chất'.
Theo Zing
Mặc dù chỉ có một em thi môn Sử, nhưng hội đồng thi gồm 18 người của trường vẫn sẽ được thành lập để phục vụ thí sinh. Thầy Đỗ Đức Hòa - Hiệu trưởng trường Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) cho biết:
'Lúc đầu có khoảng 7-8 em đăng ký thi tốt nghiệp môn Sử. Nhưng sau đó, vì thấy quá ít người nên các em đã chuyển nguyện vọng sang môn thi khác.
Duy nhất chỉ có một em học sinh lớp 12D1 vẫn quyết tâm chọn thi môn Sử. Em học sinh này cho biết, vì thi khối C nên chọn thi tốt nghiệp môn Sử, vừa tiện thi tốt nghiệp lẫn đại học, đỡ phải ôn nhiều môn'.
Mặc dù có rất ít thí sinh thi Sử, nhưng các Hội đồng coi thi vẫn tổ chức theo đúng quy chế. |
Thầy Hòa cũng thừa nhận, việc một thí sinh thi với cả một hội đồng 18 người phục vụ theo thực sự gây lãng phí, chưa kể khâu in sao đề.
Bộ GD&ĐT cũng có thông tin tùy vào điều kiện từng khu vực thi, các hội đồng tổ chức thi có thể ghép các thí sinh thi Sử với nhau để có một phòng thi đông hơn. Tuy nhiên, việc này phải được sự đồng ý của thí sinh đó, còn nếu không vẫn phải tổ chức thi riêng, dù một thí sinh.
Có ý kiến cho rằng, có thể ghép với các môn khác, theo thầy Hòa càng không được phép, vì sẽ gây ra hệ quả lộ đề, lại càng không đúng quy chế thi tốt nghiệp của Bộ. Chẳng hạn nếu ghép số ít thí sinh thi môn Sử với môn Ngoại ngữ chẳng hạn.
Theo thầy Đỗ Đức Hòa, công tác chuẩn bị tổ chức thi đã sẵn sàng |
Cô giáo Nguyễn Hồng Minh, Chủ nhiệm lớp 12D1, THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội), cô chủ nhiệm của thí sinh duy nhất thi Sử cho biết: 'Kết quả trung bình môn Sử năm lớp 12 của nữ sinh này trên 9 phẩy, trung bình cả năm trên 7 phẩy, thi thử môn Sử đạt loại giỏi. Đây là học sinh rất bản lĩnh và chắc chắn, em cũng chọn khối C (Văn - Sử - Địa) để thi đại học'.
Tâm sự với cô Minh, nữ sinh cho biết lý do quyết tâm chọn thi môn Sử vì em có sự đam mê và thích học môn Sử từ bé, em tự tin với môn học và đấy là sở trường: 'Ba năm làm chủ nhiệm lớp, tôi thấy em rất bản lĩnh, vững vàng. Một mình em chọn thi môn Sử tôi cũng không ngạc nhiên' - cô Minh chia sẻ.
Khi biết cả trường chỉ có mình em chọn thi tốt nghiệp Sử, gia đình em đã chủ động đến gặp giáo viên bày tỏ băn khoăn. Sau khi nghe động viên, giải thích gia đình đã yên tâm và không tạo áp lực trong việc lựa chọn môn thi của con mình.
Thầy Hòa cho biết: 'Để đảm bảo cho thí sinh làm bài theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT, nhà trường vẫn tổ chức hội đồng thi bình thường như các môn thi khác. Hiện nay, công tác chuẩn bị cho kỳ thi của hội đồng thi trường THPT Quang Trung rất tốt, các bộ phận giám thị coi thi, công an, bảo vệ, phục vụ… đã sẵn sàng.
Cán bộ làm công tác coi thi, công tác thanh tra tập trung nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy ưu điểm của các kỳ thi trước để kỳ thi tốt nghiệp THPT của trường diễn ra nghiêm túc, khách quan, công bằng và thực chất'.
Theo Zing
Bình luận