Đặc biệt, giới trong ngành có thể cùng nhau bàn bạc những vấn đề nóng của ngành. Năm nay, du lịch 4.0 là vấn đề nhiều người trăn trở.
Thời đại của 4.0 đã đến, nó tác động hầu hết mọi mặt của xã hội. Vốn được đánh giá là ngành tiềm năng và vô cùng nhạy cảm, du lịch không nằm ngoài sự tác động của công nghệ 4.0. Nhiều chuyên gia trong ngành phải nhìn nhận, để tồn tại và phát triển, tăng thêm giá trị kinh tế, du lịch cần đi đầu công nghệ của thời đại. Nhất là khi chúng ta có nguồn tài nguyên sẵn có vô cùng lớn, nhu cầu cũng không phải nhỏ.
Nhất là khi, ngành du lịch đang dần lộ rõ các điểm yếu vì không có sự liên kết, hỗ trợ từ công nghệ. Điển hình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực du lịch thường gặp phải rất nhiều trở ngại trong giai đoạn đầu.
Một vài trong số những trở ngại đó phải kể đến việc chưa có liên kết với các doanh nghiệp lớn, chưa có đủ lực để tự cung ứng tất cả các dịch vụ ra thị trường, chưa thể tìm ra nguồn khách,... Việc thiếu mối quan hệ hoặc chưa có mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp khiến hoạt động bán hàng chưa thể phát huy hiệu quả tối ưu mà mới chỉ dừng lại ở việc bán dịch vụ cho khách hàng trực tiếp. Và điều đó gây ra thiếu hụt doanh số có thể khiến các doanh nghiệp vừa và nhỏ nản lòng, thậm chí dừng cuộc chơi trong tiếc nuối.
Hay như các hội nhóm du lịch truyền thống đang gặp phải một trở ngại tương đối lớn, đó là khả năng lọc thành viên chưa tối ưu. Khách hàng trực tiếp, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực nằm ngoài du lịch có thể dễ dàng tham gia hội nhóm và điều này cản trở việc thông tin về sản phẩm tới được đúng doanh nghiệp mục tiêu.
Để giải quyết bài toán trên, bắt buộc cần phải có một ứng dụng công nghệ, tuy nhiên, chưa có ai tham gia vào lĩnh vực này.
Ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam từng chia sẻ trước thềm Hội chợ, công nghệ 4.0 đang trở thành điểm nóng trên toàn thế giới và tất cả các ngành kinh tế buộc phải có những chính sách để đẩy nhanh hơn công cuộc ứng dụng này. Đối với du lịch là ngành rất nhạy cảm, vì vậy du lịch cũng cần phải đi đầu trong lĩnh vực 4.0.
“Năm ngoái, khi tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội 2018 chúng ta đã có một diễn đàn về ứng dụng 4.0 vào phát triển du lịch và năm nay, tại hội chợ cũng có hội thảo để đánh giá lại một năm phát triển công nghệ 4.0 trong ngành du lịch, những đơn vị nào đạt được thành tựu và rút kinh nghiệm gì trong quá trình triển khai”, ông Bình chia sẻ.
Ngoài ra, cũng theo vị Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam, 4.0 là phương thức duy nhất có thể đẩy nhanh được sự phát triển của du lịch và làm tăng thêm giá trị kinh tế của ngành.
Tại hội chợ VITM 2019 lần này, Travel Connect cho ra mắt bản dùng thử sàn thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam dành cho các doanh nghiệp.
Nó được coi là sân chơi an toàn, uy tín và bảo mật giúp tăng tương tác, vừa là nguồn thông tin quý báu cho các đơn vị vừa bước vào hoạt động du lịch đầy cạnh tranh hiện nay.
Tại Travel Connect, thành viên có thể tìm thấy toàn bộ thông tin về các dịch vụ mà công ty cần để cung cấp cho khách hàng như tour, dịch vụ lưu trú, vé máy bay, vé tàu,v.v.
Công ty này mong rằng, việc tham gia vào mạng lưới doanh nghiệp của Travel Connect, doanh nghiệp vừa và nhỏ còn có cơ hội tìm kiếm các nguồn cung ứng cần thiết để hoàn thiện dịch vụ, tìm kiếm và trao đổi khách hàng tiềm năng, là một kênh truyền thông hiệu quả với chi phí vô cùng hợp lý giúp tăng doanh thu nhanh chóng.
Tại đây, thành viên cũng sẽ được tư vấn, hỗ trợ tổ chức sự kiện và truyền thông marketing hiệu quả. Ứng dụng cũng được đánh giá là sẽ tạo ra một môi trường du lịch tối ưu hơn, bền vững hơn cho các du khách.
Bình luận