(VTC News)- Ngôn ngữ tình yêu của trẻ chính là cách trẻ cảm nhận tình yêu từ cha mẹ dành cho mình.
Khi cha mẹ sử dụng ngôn ngữ tình yêu của trẻ sẽ giúp con bạn cảm nhận được tình yêu thương dành cho chúng, mang đến cho trẻ cảm giác an toàn và niềm hy vọng.
Điều đó sẽ giúp bạn dạy dỗ con cái tốt hơn để trẻ phát triển toàn diện và trở thành người có trách nhiệm. Tình yêu chính là nền tảng của quá trình phát triển đó. Sự trưởng thành của con trẻ chủ yếu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ.
Bạn hãy nhớ, chỉ những trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ mới có thể vững vàng trưởng thành. Có thể, bạn rất yêu thương con, nhưng nếu bạn không sử dụng được loại ngôn ngữ có thể chuyển đến cho con tình yêu sâu sắc của bạn thì trẻ vẫn cảm thấy thiếu vắng tình yêu của cha mẹ.
Trẻ thường cảm nhận tình yêu của cha mẹ dành cho mình qua 5 ngôn ngữ:
* Cử chỉ âu yếm: Trẻ cảm nhận được tình cảm của bố mẹ dành cho mình thông qua những cử chỉ âu yếu như ôm hôn, vỗ về, cưng nựng...
*Lời khen tặng: Khi trẻ được cha mẹ khen tặng, động viên, khuyến khích bằng lời nói, trẻ cảm thấy mình có giá trị và được yêu thương.
* Thời gian chia sẻ: Cha mẹ nên dành thời gian cho con như chơi cùng, làm việc cùng, dạy học... và trẻ cảm thấy như vậy là cha mẹ yêu thương mình.
* Quà tặng: Mỗi khi đi công tác, đi xa hoặc mỗi khi trẻ làm được việc gì tốt thì cha mẹ tặng quà để động viên khuyến khích trẻ. Quà tặng và cách tặng rất quan trọng để trẻ cảm nhận được tình yêu thương và không bị nhầm lẫn là cha mẹ đang 'hối lộ' mình hoặc dùng quà tặng như cách dễ dàng thể hiện tình cảm nhất để "bù đắp" cho những hình thức thể hiện tình cảm còn lại.
* Sự tận tụy: Tận tụy chính là 'phục vụ' - quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp... Tuy nhiên, "phục vụ" con cái không phải là để làm cho con cái hài lòng, mà là mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con, để cho con thấy cha mẹ tận tụy vì mình, vì đó là cha mẹ của mình với tình yêu thương vô điều kiện.
Bạn cũng đừng dùng sự tận tụy để 'trao đổi' với con, tức là để điều khiển con làm theo ý mình. Ngoài ra, nếu bạn luôn 'phục vụ' mọi thứ cho con thì con bạn sẽ dễ dàng nảy sinh tư tưởng ỷ lại và ích kỷ.
Vì thế, thể hiện sự tận tụy với con một cách đúng đắn thì bạn sẽ dạy cho con bài học về sự cho đi, từ bỏ cái tôi ích kỷ để sống nhân hậu hơn. Đó là mục đích cao nhất mà cha mẹ cần hướng đến.
Làm đầy 'khoang tình cảm' của trẻ
Mỗi trẻ em đều có khoang tình cảm riêng. Đó là nơi chứa đựng sức mạnh tình cảm của trẻ, giúp trẻ vượt qua những thử thách trong thời thơ ấu và niên thiếu. Là cha mẹ, bạn phải biết cách làm đây 'khoang tình cảm' của con để con phát triện toàn diện nhất.
Yêu thương con cái vô điều kiện là loại tình yêu đầy đủ và trọn vẹn nhất, giúp cho trẻ phát triển bản thân và sống có trách nhiệm. Chỉ có tình yêu vô điều kiện mới ngăn chặn được những 'căn bệnh' ở trẻ như sự giận dữ, cảm giác không được yêu thương, mặc cảm có lỗi, sợ hãi và bất an.
Chỉ khi nào chúng ta cho trẻ tình yêu vô điều kiện, chúng ta mới có thể hiểu được con một cách sâu sắc và xử lý được những hành vi đa dạng ở trẻ.
Yêu thương vô điều kiện thật sự khác với nuông chiều quá mức. Một đứa trẻ trở nên hư hỏng là vì chúng không được dạy bảo hoặc phải nhận một tình yêu không thích hợp hay cách dạy dỗ sai lầm từ cha mẹ. Đây chính là nguyên tắc mà tác giả nêu ra: 'Khoang tình cảm' cần được làm đầy trước khi bạn dạy bảo hay áp dụng hình thức kỷ luật nào với con.
Khi đó, trẻ luôn cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ cho dù khi đó trẻ đang bị cha mẹ kỷ luật hay phạt vì một lỗi lầm nào đó. Lúc này, trẻ có "khoang tình cảm" đầy sẽ phản hồi tích cực với sự dạy bảo và hình thức kỷ luật của cha mẹ.
PV
Điều đó sẽ giúp bạn dạy dỗ con cái tốt hơn để trẻ phát triển toàn diện và trở thành người có trách nhiệm. Tình yêu chính là nền tảng của quá trình phát triển đó. Sự trưởng thành của con trẻ chủ yếu phụ thuộc vào mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ.
Bạn hãy nhớ, chỉ những trẻ cảm nhận được tình yêu thương và sự quan tâm của cha mẹ mới có thể vững vàng trưởng thành. Có thể, bạn rất yêu thương con, nhưng nếu bạn không sử dụng được loại ngôn ngữ có thể chuyển đến cho con tình yêu sâu sắc của bạn thì trẻ vẫn cảm thấy thiếu vắng tình yêu của cha mẹ.
Trẻ thường cảm nhận tình yêu của cha mẹ dành cho mình qua 5 ngôn ngữ:
* Cử chỉ âu yếm: Trẻ cảm nhận được tình cảm của bố mẹ dành cho mình thông qua những cử chỉ âu yếu như ôm hôn, vỗ về, cưng nựng...
*Lời khen tặng: Khi trẻ được cha mẹ khen tặng, động viên, khuyến khích bằng lời nói, trẻ cảm thấy mình có giá trị và được yêu thương.
* Thời gian chia sẻ: Cha mẹ nên dành thời gian cho con như chơi cùng, làm việc cùng, dạy học... và trẻ cảm thấy như vậy là cha mẹ yêu thương mình.
* Quà tặng: Mỗi khi đi công tác, đi xa hoặc mỗi khi trẻ làm được việc gì tốt thì cha mẹ tặng quà để động viên khuyến khích trẻ. Quà tặng và cách tặng rất quan trọng để trẻ cảm nhận được tình yêu thương và không bị nhầm lẫn là cha mẹ đang 'hối lộ' mình hoặc dùng quà tặng như cách dễ dàng thể hiện tình cảm nhất để "bù đắp" cho những hình thức thể hiện tình cảm còn lại.
* Sự tận tụy: Tận tụy chính là 'phục vụ' - quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ, cung cấp... Tuy nhiên, "phục vụ" con cái không phải là để làm cho con cái hài lòng, mà là mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con, để cho con thấy cha mẹ tận tụy vì mình, vì đó là cha mẹ của mình với tình yêu thương vô điều kiện.
Bạn cũng đừng dùng sự tận tụy để 'trao đổi' với con, tức là để điều khiển con làm theo ý mình. Ngoài ra, nếu bạn luôn 'phục vụ' mọi thứ cho con thì con bạn sẽ dễ dàng nảy sinh tư tưởng ỷ lại và ích kỷ.
Vì thế, thể hiện sự tận tụy với con một cách đúng đắn thì bạn sẽ dạy cho con bài học về sự cho đi, từ bỏ cái tôi ích kỷ để sống nhân hậu hơn. Đó là mục đích cao nhất mà cha mẹ cần hướng đến.
Mỗi trẻ em đều có khoang tình cảm riêng. Đó là nơi chứa đựng sức mạnh tình cảm của trẻ, giúp trẻ vượt qua những thử thách trong thời thơ ấu và niên thiếu. Là cha mẹ, bạn phải biết cách làm đây 'khoang tình cảm' của con để con phát triện toàn diện nhất.
Yêu thương con cái vô điều kiện là loại tình yêu đầy đủ và trọn vẹn nhất, giúp cho trẻ phát triển bản thân và sống có trách nhiệm. Chỉ có tình yêu vô điều kiện mới ngăn chặn được những 'căn bệnh' ở trẻ như sự giận dữ, cảm giác không được yêu thương, mặc cảm có lỗi, sợ hãi và bất an.
Chỉ khi nào chúng ta cho trẻ tình yêu vô điều kiện, chúng ta mới có thể hiểu được con một cách sâu sắc và xử lý được những hành vi đa dạng ở trẻ.
Yêu thương vô điều kiện thật sự khác với nuông chiều quá mức. Một đứa trẻ trở nên hư hỏng là vì chúng không được dạy bảo hoặc phải nhận một tình yêu không thích hợp hay cách dạy dỗ sai lầm từ cha mẹ. Đây chính là nguyên tắc mà tác giả nêu ra: 'Khoang tình cảm' cần được làm đầy trước khi bạn dạy bảo hay áp dụng hình thức kỷ luật nào với con.
Khi đó, trẻ luôn cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ cho dù khi đó trẻ đang bị cha mẹ kỷ luật hay phạt vì một lỗi lầm nào đó. Lúc này, trẻ có "khoang tình cảm" đầy sẽ phản hồi tích cực với sự dạy bảo và hình thức kỷ luật của cha mẹ.
PV
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận