(VTC News) – Học viện Khoa học Xã hội đã thông tin về phản ánh của dư luận cho rằng nơi đây là “lò sản xuất tiến sĩ”.
Mới đây, trên mạng xã hội có thông tin phản ánh về "lò sản xuất tiến sĩ" chỉ 1 ngày 1 tiếng 15 phút ra một tiến sĩ khiến dư luận xôn xao.
Sáng 22/4, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin đang gây xôn xao dư luận về "lò sản xuất tiến sĩ".
GS Võ Khánh Vinh – Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội khi chia sẻ trên quy sở quy định của Bộ GD&ĐT, học viện đã làm căn cứ và xây dựng chỉ tiêu nghiên cứu sinh hàng năm.
Mỗi năm, chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện là 350 nghiên cứu sinh chia đều cho 36 ngành và chuyên ngành. Như vậy, chưa đến 10 người trên một chuyên ngành.
GS Vinh cho rằng chỉ tiêu nghiên cứu sinh như vậy là bình thường. Chỉ tiêu của Học viện còn khiêm tốn, được xác định đúng cơ sở pháp luật, theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT và nhu cầu của xã hội.
"Hàng năm số ứng viên tuyển sinh vào Học viện gần gấp đôi so với số lượng nghiên cứu sinh trúng tuyển", GS Vinh thông tin.
Ông Vinh cho biết, hiện nay trong Học viện Khoa học Xã hội có 412 GS, PGS, TS đang tham gia giảng dạy.
Ông Vinh khẳng định, quy trình đào tạo của học viện rất chặt chẽ, từ khi tham gia để xét tuyển, trúng tuyển đến bảo vệ, phản biện… đúng niên hạn. Thậm chí, quy định của Học viện chỉ có chặt chẽ hơn quy trình của Bộ GD&ĐT chứ không có chuyện lỏng lẻo hơn.
"Nếu ai không thực hiện đúng sẽ bị trả về địa phương sau 3 năm", ông Vinh nói.
Hiên nay, Học viện có 1050 nghiên cứu sinh đang được đào tạo. Trong số đó không phải tất cả nghiên cứu sinh đều được bảo vệ. Số lượng trả về địa phương trên dưới 10%. Trong số 90 % còn lại là có 20 % bảo vệ quá hạn, còn lại là đúng hạn.
Từ năm 2011, Học viện đã có 784 nghiên cứu sinh bảo vệ thành công cho 6 ngành và chuyên ngành. Con số này so với các cơ sở khác chưa thấm. Một số ngành số lượng nghiên cứu sinh rất ít như khảo cổ học, Hán nôm...
Trong số 784 tiến sĩ, số lượng người làm công tác nghiên cứu trong Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khoảng 10%. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau khi bảo vệ đa số làm giảng viên ở các trường đại học. Một số ít nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp làm việc ở các cơ quan chủ chốt ở trung ương và địa phương.
Trước đó, ngày 18/4, một nhân vật khá nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục nêu: "Chỉ từ ngày 1/1/2016 đến ngày 11/4/2016, nơi đây đã cho "ra lò" (gọi là "bảo vệ thành công") 58 tiến sĩ. Trung bình 1 tháng được gần 20 tiến sĩ, chính xác hơn là 1,76 ngày một tiến sĩ, còn nếu chỉ tính ngày làm việc, thì cứ 1 ngày 1 tiếng 15 phút có một chú tiến sĩ ra lò. Một trong các luận án tiến sĩ mới nhất - vừa bảo vệ thành công ở đây sáng ngày 15/4/2016 - là "Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã".
Cho rằng thống kê nói trên có thể chưa phản ánh được bức tranh cả năm vì có thể "đây là thời gian cấp tập bảo vệ tiến sĩ trong một năm", nên người dùng Facebook nói trên đã thống kê cho cả năm 2015 để cho số liệu chính xác hơn.
Cụ thể, trong năm 2015, từ 1/1 đến 31/12, Học viện Khoa học Xã hội cho ra lò 165 tiến sĩ. Nếu chỉ tính ngày làm việc, năng suất năm 2015 là một ngày 3 giờ 55 phút cho ra lò một tiến sĩ.
Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ 2016 tại cơ sở này là 350. Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 cũng là 350. "Với chỉ tiêu này, vài năm sau, nếu tính rơi rụng 50 nghiên cứu sinh thì chắc sẽ ra lò 300 tiến sĩ một năm, tức sẽ rất nhanh chóng vượt đích cho ra lò dưới một ngày làm việc một tiến sĩ", vị này nhận xét.
Ngay sau khi được chia sẻ trên trang cá nhân, đã có gần 2.000 người thích và chia sẻ thông tin này. Thông tin này được chia sẻ trên các diễn đàn mạng đã khiến dư luận xôn xao.
Video: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chất vấn Bộ GD-ĐT ngay tại hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động cơ sở giáo dục ĐH công lập
Phạm Thịnh
Mới đây, trên mạng xã hội có thông tin phản ánh về "lò sản xuất tiến sĩ" chỉ 1 ngày 1 tiếng 15 phút ra một tiến sĩ khiến dư luận xôn xao.
Sáng 22/4, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin đang gây xôn xao dư luận về "lò sản xuất tiến sĩ".
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về vấn đề dư luận đang xôn xao (Ảnh: Phạm Thịnh) |
GS Võ Khánh Vinh – Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội khi chia sẻ trên quy sở quy định của Bộ GD&ĐT, học viện đã làm căn cứ và xây dựng chỉ tiêu nghiên cứu sinh hàng năm.
Mỗi năm, chỉ tiêu tuyển sinh của Học viện là 350 nghiên cứu sinh chia đều cho 36 ngành và chuyên ngành. Như vậy, chưa đến 10 người trên một chuyên ngành.
GS Vinh cho rằng chỉ tiêu nghiên cứu sinh như vậy là bình thường. Chỉ tiêu của Học viện còn khiêm tốn, được xác định đúng cơ sở pháp luật, theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT và nhu cầu của xã hội.
"Hàng năm số ứng viên tuyển sinh vào Học viện gần gấp đôi so với số lượng nghiên cứu sinh trúng tuyển", GS Vinh thông tin.
Ông Vinh cho biết, hiện nay trong Học viện Khoa học Xã hội có 412 GS, PGS, TS đang tham gia giảng dạy.
GS Võ Khánh Vinh – Giám đốc Học viện Khoa học Xã hội (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Ông Vinh khẳng định, quy trình đào tạo của học viện rất chặt chẽ, từ khi tham gia để xét tuyển, trúng tuyển đến bảo vệ, phản biện… đúng niên hạn. Thậm chí, quy định của Học viện chỉ có chặt chẽ hơn quy trình của Bộ GD&ĐT chứ không có chuyện lỏng lẻo hơn.
"Nếu ai không thực hiện đúng sẽ bị trả về địa phương sau 3 năm", ông Vinh nói.
Hiên nay, Học viện có 1050 nghiên cứu sinh đang được đào tạo. Trong số đó không phải tất cả nghiên cứu sinh đều được bảo vệ. Số lượng trả về địa phương trên dưới 10%. Trong số 90 % còn lại là có 20 % bảo vệ quá hạn, còn lại là đúng hạn.
GS Nguyễn Văn Hiệp lý giải về nghiên cứu "Hành vi nịnh trong tiếng Việt" (Thực hiện: Phạm Thịnh)
Trong số 784 tiến sĩ, số lượng người làm công tác nghiên cứu trong Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khoảng 10%. Ngoài ra, các nghiên cứu sinh sau khi bảo vệ đa số làm giảng viên ở các trường đại học. Một số ít nghiên cứu sinh sau khi tốt nghiệp làm việc ở các cơ quan chủ chốt ở trung ương và địa phương.
Một số nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam |
Trước đó, ngày 18/4, một nhân vật khá nổi tiếng trong lĩnh vực giáo dục nêu: "Chỉ từ ngày 1/1/2016 đến ngày 11/4/2016, nơi đây đã cho "ra lò" (gọi là "bảo vệ thành công") 58 tiến sĩ. Trung bình 1 tháng được gần 20 tiến sĩ, chính xác hơn là 1,76 ngày một tiến sĩ, còn nếu chỉ tính ngày làm việc, thì cứ 1 ngày 1 tiếng 15 phút có một chú tiến sĩ ra lò. Một trong các luận án tiến sĩ mới nhất - vừa bảo vệ thành công ở đây sáng ngày 15/4/2016 - là "Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã".
Cho rằng thống kê nói trên có thể chưa phản ánh được bức tranh cả năm vì có thể "đây là thời gian cấp tập bảo vệ tiến sĩ trong một năm", nên người dùng Facebook nói trên đã thống kê cho cả năm 2015 để cho số liệu chính xác hơn.
Cụ thể, trong năm 2015, từ 1/1 đến 31/12, Học viện Khoa học Xã hội cho ra lò 165 tiến sĩ. Nếu chỉ tính ngày làm việc, năng suất năm 2015 là một ngày 3 giờ 55 phút cho ra lò một tiến sĩ.
Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo tiến sĩ 2016 tại cơ sở này là 350. Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015 cũng là 350. "Với chỉ tiêu này, vài năm sau, nếu tính rơi rụng 50 nghiên cứu sinh thì chắc sẽ ra lò 300 tiến sĩ một năm, tức sẽ rất nhanh chóng vượt đích cho ra lò dưới một ngày làm việc một tiến sĩ", vị này nhận xét.
Ngay sau khi được chia sẻ trên trang cá nhân, đã có gần 2.000 người thích và chia sẻ thông tin này. Thông tin này được chia sẻ trên các diễn đàn mạng đã khiến dư luận xôn xao.
Chia sẻ về "Lò sản xuất tiến sĩ" gây xôn xao dư luận |
Video: Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chất vấn Bộ GD-ĐT ngay tại hội nghị tổng kết thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động cơ sở giáo dục ĐH công lập
Phạm Thịnh
Bình luận