"Thẳng thắn mà nói, nếu là học sinh thì tôi cũng chán môn Sử như các em" - Giáo sư Phan Huy Lê.
LTS: Ai cũng biết "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam hiện nay là 4 vị giáo sư đầu ngành sử - khảo cổ học Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng (dư luận nói gọn là "Lâm Lê Tấn Vượng"). Thế nên, việc GS Phan Huy Lê nói "nếu là học sinh tôi cũng chán môn Sử" thật sự bất ngờ.
Tuy vậy, đằng sau đó là tư tưởng giáo dục rõ ràng: chương trình, cách dạy, cách thi khiến học sinh không thể yêu nổi môn Sử. "Môn Sử đáng ra rất hấp dẫn lại trở thành môn học chán ngắt, SGK nặng nề, la liệt sự kiện, đưa ra những phân tích và khái quát chung chung, trừu tượng..."
Học sinh phản ứng tích cực
Trước hiện tượng hàng trăm em học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM) xé đề cương ôn thi môn Sử, GS Phan Huy Lê cho biết: “Khi biết kỳ thi tốt nghiệp năm nay không có môn Sử, các em vui mừng, phấn khởi, hò hét, xé và tung đề cương ôn môn Sử trắng sân trường. Với cương vị là một nhà giáo, một nhà sử học, tôi rất buồn.
Đây là một hiện tượng nhỏ nhưng bộc lộ rất rõ một số khiếm khuyết của giáo dục nước nhà. Một mặt nào đó, phản ứng của học sinh lại là phản ứng tích cực, nếu không biết phản ứng mới là điều đáng sợ, điều này giúp những người làm giáo dục cần nhìn nhận lại thực trạng hiện nay".
Qua sự việc này, trước tiên GS Phan Huy Lê nhận định, lỗi ở đây tuyệt đối không phải do học sinh. Có chăng các em chỉ có lỗi trong việc vứt bừa bãi giấy tờ xé nát ra khắp sân trường. Các em cần phải biết tôn trọng môi trường văn hóa của nhà trường.
“Ngày nay, học sinh cần được đối xử theo một cách mới, tuy còn đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng cần tôn trọng nhân cách, cá tính cùng những suy tư độc lập, sáng tạo của các em. Biểu hiện thái độ, suy nghĩ của các em là điều không nên cấm. Tôi đề nghị Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền không nên kỷ luật học sinh trong trường”, GS Phan Huy Lê nhấn mạnh.
Ông nhìn nhận: "Hiện nay số đông học sinh chán Sử nhưng có lẽ không đến mức độ quay lưng lại với Sử, trong Trường THPT Nguyễn Hiền chắc cũng có một số học sinh yêu Sử hay ít ra cũng không chán ghét Sử quá mức".
Lý giải về hiện tượng học sinh không thích học Sử, GS Phan Huy Lê cho rằng: "Đối với tình hình dạy và học trong nhà trường hiện nay, kể cả SGK, vị thế môn Sử, thì việc các em chán Sử là tất yếu".
"Thẳng thắn mà nói, nếu là học sinh thì tôi cũng chán môn Sử như các em. Bởi môn Sử đáng ra rất hấp dẫn lại trở thành môn học chán ngắt, SGK nặng nề, la liệt sự kiện, đưa ra những phân tích và khái quát chung chung, trừu tượng. Có thể nói, SGK bậc phổ thông hiện nay chẳng khác gì là tóm tắt sách người lớn rồi bắt trẻ con phải học. Dạy Sử và học Sử như thế thì trẻ em chán là phải".
GS Phan Huy Lê cho biết ông rất tán thành ý kiến của PGS Văn Như Cương, một thầy giáo lão thành. Nhà giáo Văn Như Cương đã chỉ ra tâm lý rất dễ hiểu của học sinh, các em không thi môn Sử thì sẽ thi môn Địa, trong mục tiêu đi thi để lấy điểm đỗ thì đương nhiên môn Địa sẽ dễ hơn: “Có thể về mặt tâm lý khi không phải thi môn Sử là học sinh vui sướng rồi, bởi thi môn Địa dễ học và dễ ăn điểm hơn môn Sử”.
Điều này phản ánh một khía cạnh rất tiêu cực của nền giáo dục Việt Nam là tổ chức thi cử quá nặng nề, hết thi tốt nghiệp phổ thông rồi thi tuyển vào đại học, cao đẳng trên quy mô toàn quốc, gieo vào tâm lý học sinh một động cơ học để lấy điểm, để thi đỗ.
Bộ GD&ĐT nhiều lần tuyên bố chống bệnh thành tích nhưng thực tế những kỳ thi diễn ra như hiện nay đã tạo cho lớp trẻ một động cơ học tập mang nặng tính thành tích chủ nghĩa: Học để thi, thi để lấy điểm.
Điều này gây ra nhiều hệ lụy: Học sinh học thêm tràn lan, lò luyện thi mọc lên như nấm, không ngăn cấm được tệ nạn gian lận trong thi cử…
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo phẩm chất, năng lực của lớp trẻ, thế nhưng với cách dạy, cách học, cách thi cử như hiện nay, mục tiêu của nền giáo dục, động cơ học tập của học sinh đang bị hạ thấp. Biết bao ước mơ tốt đẹp, niềm đam mê của tuổi trẻ sẽ bị thui chột. Đây cũng chính là điều GS Phan Huy Lê trăn trở.
Bộ GD&ĐT phản ứng chậm
Năm nay, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT. Khác với năm 2012, môn Lịch sử không nằm trong danh sách này.
Lí giải về điều này, ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, các môn thi tốt nghiệp hoàn toàn được bốc thăm xác xuất, không có sự can thiệp nào trong này, do vậy năm nay không có môn Lịch sử trong danh sách thi cũng là bình thường.
GS Phan Huy Lê cho rằng: Ý kiến này đã thể hiện đúng quan niệm của Bộ GD&ĐT, coi môn học chính bao gồm: Văn, Toán và Ngoại ngữ, bắt buộc phải thi, những môn còn lại là môn phụ, sẽ chọn theo xác xuất bốc thăm.
"Theo tôi đối với bậc giáo dục phổ thông không nên phân biệt môn chính và môn phụ. Bởi môn học nào cũng có chức năng, vị trí riêng. Mỗi môn học là một mắt xích trong quá trình đào tạo. Bộ GD&ĐT không nên phân biệt theo kiểu “môn chính”, “môn phụ” hay đối xử không công bằng với các môn học”.
Nhưng mặt khác, lại phải nhận thức đúng chức năng của từng môn học và có một số môn học giữ vai trò rất quan trọng, như kinh nghiệm nhiều nước tiền tiến, gọi là môn học cơ bản hay môn học bắt buộc.
Khẳng định vai trò của môn Sử, vị giáo sư đầu ngành nhận định: "Môn Sử không chỉ trang bị một vốn kiến thức cần thiết về lịch sử dân tộc và thế giới, mà còn góp phần quan trọng trong bồi dưỡng lòng yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần tôn trọng các giá trị lịch sử văn hóa nhân loại, trong hình thành nhân cách và bản lĩnh con người, ý thức trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các em lớn lên, quay lưng lại với Lịch sử chính là quay lưng lại với quá khứ của mình thì hệ lụy sẽ là khôn lường. Quan niệm của Bộ GD&ĐT đặt môn Sử là môn phụ là một sai lầm nghiêm trọng trong nhận thức về chức năng của môn học trong giáo dục".
"Trong 2 năm gần đây, qua những hội thảo, tọa đàm góp ý kiến về dự thảo đề án đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục, nhiều nhà khoa học, trong đó có tôi, đã nêu ý kiến cần nhìn nhận đúng chức năng của từng môn học, cần xác định một số môn học cơ bản mang tính bắt buộc trong nền giáo dục phổ thông.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước tiền tiến trên thế giới thì môn học cơ bản, bắt buộc gồm có Văn, Toán, Sử, một số nước thêm môn Ngoại ngữ, hay Tin học hay cả hai. Môn Sử cần được đặt lại đúng vị thế của nó.
Ban Tuyên giáo TW đã chấp nhận ý kiến này và đặt môn Sử vào 3 môn cơ bản bắt buộc của bậc học phổ thông là: Văn, Toán, Sử, đồng thời coi 2 môn Ngoại ngữ và Tin học là những môn công cụ bắt buộc.
Bộ GD&ĐT không hề phản đối, nhưng hình như còn phân vân nên chưa xác định môn học cơ bản, bắt buộc, trong lúc đó thì vẫn giữ quan điểm phân biệt môn chính và môn phụ đã quá lỗi thời".
GS Phan Huy Lê đưa ra góp ý cho Bộ GD&ĐT: Bộ cần đặt Lịch sử là môn học bắt buộc trong tất cả các kỳ thi THPT như Ngữ văn và Toán học, Ngoại ngữ.
Đối với các môn học khác cần được đối xử bình đẳng, không nên bốc thăm mà cần được tuyển chọn một cách khoa học (tùy theo số lượng môn thi) hay ít ra là luân phiên một cách công bằng. Việc bốc thăm thể hiện cách xử lý quá tùy tiện, thiếu trách nhiệm và không phải là giải pháp mang tính khoa học.
“Tôi biết hiện nay Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu để xây dựng đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và theo kế hoạch thì đến năm 2015 mới bắt đầu viết lại SGK. Nhưng trong lúc nghiên cứu, một số vấn đề đã quá rõ ràng, đủ cơ sở khoa học để xác nhận thì cần xử lý kịp thời không nên chờ đợi quá lâu, gây nhiều ảnh hường tiêu cực đến hiệu quả giáo dục”.
LTS: Ai cũng biết "tứ trụ" của nền sử học Việt Nam hiện nay là 4 vị giáo sư đầu ngành sử - khảo cổ học Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Quốc Vượng (dư luận nói gọn là "Lâm Lê Tấn Vượng"). Thế nên, việc GS Phan Huy Lê nói "nếu là học sinh tôi cũng chán môn Sử" thật sự bất ngờ.
Tuy vậy, đằng sau đó là tư tưởng giáo dục rõ ràng: chương trình, cách dạy, cách thi khiến học sinh không thể yêu nổi môn Sử. "Môn Sử đáng ra rất hấp dẫn lại trở thành môn học chán ngắt, SGK nặng nề, la liệt sự kiện, đưa ra những phân tích và khái quát chung chung, trừu tượng..."
Học sinh phản ứng tích cực
Trước hiện tượng hàng trăm em học sinh Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM) xé đề cương ôn thi môn Sử, GS Phan Huy Lê cho biết: “Khi biết kỳ thi tốt nghiệp năm nay không có môn Sử, các em vui mừng, phấn khởi, hò hét, xé và tung đề cương ôn môn Sử trắng sân trường. Với cương vị là một nhà giáo, một nhà sử học, tôi rất buồn.
Đây là một hiện tượng nhỏ nhưng bộc lộ rất rõ một số khiếm khuyết của giáo dục nước nhà. Một mặt nào đó, phản ứng của học sinh lại là phản ứng tích cực, nếu không biết phản ứng mới là điều đáng sợ, điều này giúp những người làm giáo dục cần nhìn nhận lại thực trạng hiện nay".
GS Phan Huy Lê: "Thẳng thắn mà nói, nếu là học sinh thì tôi cũng chán môn Sử như các em. Bởi môn Sử đáng ra rất hấp dẫn lại trở thành môn học chán ngắt..." |
Qua sự việc này, trước tiên GS Phan Huy Lê nhận định, lỗi ở đây tuyệt đối không phải do học sinh. Có chăng các em chỉ có lỗi trong việc vứt bừa bãi giấy tờ xé nát ra khắp sân trường. Các em cần phải biết tôn trọng môi trường văn hóa của nhà trường.
“Ngày nay, học sinh cần được đối xử theo một cách mới, tuy còn đang ở độ tuổi vị thành niên nhưng cần tôn trọng nhân cách, cá tính cùng những suy tư độc lập, sáng tạo của các em. Biểu hiện thái độ, suy nghĩ của các em là điều không nên cấm. Tôi đề nghị Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền không nên kỷ luật học sinh trong trường”, GS Phan Huy Lê nhấn mạnh.
|
Lý giải về hiện tượng học sinh không thích học Sử, GS Phan Huy Lê cho rằng: "Đối với tình hình dạy và học trong nhà trường hiện nay, kể cả SGK, vị thế môn Sử, thì việc các em chán Sử là tất yếu".
"Thẳng thắn mà nói, nếu là học sinh thì tôi cũng chán môn Sử như các em. Bởi môn Sử đáng ra rất hấp dẫn lại trở thành môn học chán ngắt, SGK nặng nề, la liệt sự kiện, đưa ra những phân tích và khái quát chung chung, trừu tượng. Có thể nói, SGK bậc phổ thông hiện nay chẳng khác gì là tóm tắt sách người lớn rồi bắt trẻ con phải học. Dạy Sử và học Sử như thế thì trẻ em chán là phải".
GS Phan Huy Lê cho biết ông rất tán thành ý kiến của PGS Văn Như Cương, một thầy giáo lão thành. Nhà giáo Văn Như Cương đã chỉ ra tâm lý rất dễ hiểu của học sinh, các em không thi môn Sử thì sẽ thi môn Địa, trong mục tiêu đi thi để lấy điểm đỗ thì đương nhiên môn Địa sẽ dễ hơn: “Có thể về mặt tâm lý khi không phải thi môn Sử là học sinh vui sướng rồi, bởi thi môn Địa dễ học và dễ ăn điểm hơn môn Sử”.
Điều này phản ánh một khía cạnh rất tiêu cực của nền giáo dục Việt Nam là tổ chức thi cử quá nặng nề, hết thi tốt nghiệp phổ thông rồi thi tuyển vào đại học, cao đẳng trên quy mô toàn quốc, gieo vào tâm lý học sinh một động cơ học để lấy điểm, để thi đỗ.
Bộ GD&ĐT nhiều lần tuyên bố chống bệnh thành tích nhưng thực tế những kỳ thi diễn ra như hiện nay đã tạo cho lớp trẻ một động cơ học tập mang nặng tính thành tích chủ nghĩa: Học để thi, thi để lấy điểm.
Điều này gây ra nhiều hệ lụy: Học sinh học thêm tràn lan, lò luyện thi mọc lên như nấm, không ngăn cấm được tệ nạn gian lận trong thi cử…
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo phẩm chất, năng lực của lớp trẻ, thế nhưng với cách dạy, cách học, cách thi cử như hiện nay, mục tiêu của nền giáo dục, động cơ học tập của học sinh đang bị hạ thấp. Biết bao ước mơ tốt đẹp, niềm đam mê của tuổi trẻ sẽ bị thui chột. Đây cũng chính là điều GS Phan Huy Lê trăn trở.
Bộ GD&ĐT phản ứng chậm
Năm nay, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT. Khác với năm 2012, môn Lịch sử không nằm trong danh sách này.
Lí giải về điều này, ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, các môn thi tốt nghiệp hoàn toàn được bốc thăm xác xuất, không có sự can thiệp nào trong này, do vậy năm nay không có môn Lịch sử trong danh sách thi cũng là bình thường.
Cảnh ném đề cương môn sử từ trên các tầng lầu dãy nhà A Trường THPT Nguyễn Hiền (ảnh chụp lại từ video clip) |
|
Nhưng mặt khác, lại phải nhận thức đúng chức năng của từng môn học và có một số môn học giữ vai trò rất quan trọng, như kinh nghiệm nhiều nước tiền tiến, gọi là môn học cơ bản hay môn học bắt buộc.
Khẳng định vai trò của môn Sử, vị giáo sư đầu ngành nhận định: "Môn Sử không chỉ trang bị một vốn kiến thức cần thiết về lịch sử dân tộc và thế giới, mà còn góp phần quan trọng trong bồi dưỡng lòng yêu nước, chủ nghĩa nhân văn, tinh thần tôn trọng các giá trị lịch sử văn hóa nhân loại, trong hình thành nhân cách và bản lĩnh con người, ý thức trách nhiệm của công dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các em lớn lên, quay lưng lại với Lịch sử chính là quay lưng lại với quá khứ của mình thì hệ lụy sẽ là khôn lường. Quan niệm của Bộ GD&ĐT đặt môn Sử là môn phụ là một sai lầm nghiêm trọng trong nhận thức về chức năng của môn học trong giáo dục".
"Trong 2 năm gần đây, qua những hội thảo, tọa đàm góp ý kiến về dự thảo đề án đổi mới cơ bản và toàn diện nền giáo dục, nhiều nhà khoa học, trong đó có tôi, đã nêu ý kiến cần nhìn nhận đúng chức năng của từng môn học, cần xác định một số môn học cơ bản mang tính bắt buộc trong nền giáo dục phổ thông.
Theo kinh nghiệm của nhiều nước tiền tiến trên thế giới thì môn học cơ bản, bắt buộc gồm có Văn, Toán, Sử, một số nước thêm môn Ngoại ngữ, hay Tin học hay cả hai. Môn Sử cần được đặt lại đúng vị thế của nó.
Ban Tuyên giáo TW đã chấp nhận ý kiến này và đặt môn Sử vào 3 môn cơ bản bắt buộc của bậc học phổ thông là: Văn, Toán, Sử, đồng thời coi 2 môn Ngoại ngữ và Tin học là những môn công cụ bắt buộc.
Bộ GD&ĐT không hề phản đối, nhưng hình như còn phân vân nên chưa xác định môn học cơ bản, bắt buộc, trong lúc đó thì vẫn giữ quan điểm phân biệt môn chính và môn phụ đã quá lỗi thời".
GS Phan Huy Lê đưa ra góp ý cho Bộ GD&ĐT: Bộ cần đặt Lịch sử là môn học bắt buộc trong tất cả các kỳ thi THPT như Ngữ văn và Toán học, Ngoại ngữ.
Đối với các môn học khác cần được đối xử bình đẳng, không nên bốc thăm mà cần được tuyển chọn một cách khoa học (tùy theo số lượng môn thi) hay ít ra là luân phiên một cách công bằng. Việc bốc thăm thể hiện cách xử lý quá tùy tiện, thiếu trách nhiệm và không phải là giải pháp mang tính khoa học.
“Tôi biết hiện nay Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu để xây dựng đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục và theo kế hoạch thì đến năm 2015 mới bắt đầu viết lại SGK. Nhưng trong lúc nghiên cứu, một số vấn đề đã quá rõ ràng, đủ cơ sở khoa học để xác nhận thì cần xử lý kịp thời không nên chờ đợi quá lâu, gây nhiều ảnh hường tiêu cực đến hiệu quả giáo dục”.
Theo Quyên Quyên/GDVN
Bình luận