“Nếu chúng em bị bắt gặp đang nhìn lên sẽ bị coi là vi phạm quy tắc. Một khi bị bắt, học sinh phải chịu hình phạt suốt cả ngày, có thể là từ 8 giờ sáng đến 10 giờ tối”, Wang Yimei, học sinh cấp hai ở tỉnh Hà Bắc kể lại.
Một số giáo viên có thể cố tình tạo ra tiếng động trong thời gian học sinh tự học như gõ cửa. Nếu học sinh ngẩng lên, em đó sẽ bị đánh giá là mất tập trung và bị phạt.
Quy định xuất phát từ hiện tượng “Neijuan”, chỉ việc một người phải nỗ lực đến kiệt sức để cạnh tranh trong cuộc sống. Thuật ngữ này đang dần phổ biến trong các trường phổ thông Trung Quốc khi cuộc đua vào đại học ngày càng khốc liệt.
Nhiều người bày tỏ lo ngại về biện pháp phạt học sinh nếu ngẩng đầu. Họ cho rằng, chúng gây nguy hiểm vì đi ngược lại với phản xạ tự nhiên của con người.
Hồi năm 2016, khi một trường trung học ở tỉnh Sơn Đông bị đập phá, học sinh nghe thấy tiếng nổ mà không dám bỏ chạy vì sợ sẽ vi phạm quy tắc không ngẩng đầu.
Ngoài ra, các trường còn áp dụng các biện pháp giáo dục nghiêm khắc như bắt nữ sinh để tóc ngắn vì cho rằng tóc dài khiến các em không tập trung học tập. Số khác cử giáo viên theo dõi lớp học qua lỗ nhìn trộm để xem học sinh Trung Quốc có ngủ, nghịch bút hay rung chân trong giờ học hay không.
Bình luận