Không gian thể hiện bản thân
Nếu như muốn nói tới một không gian thực sự “không biên giới” thì không có gì khác ngoài mạng xã hội. Facebook, Twitter, Instagram… là những mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay.
Chỉ cần vài cú click cho một tài khoản là bất kỳ ai cũng dễ dàng có ngay một cuốn “sổ đỏ” để sống và sinh hoạt trong trong thế giới đó. Ai cũng có thể tham gia cho nên mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến từ thành thị tới nông thôn, từ người già cho tới người trẻ.
Hơn nữa, là một công dân của thế giới mạng xã hội, trẻ hoàn toàn bình đẳng và tự do trong giao tiếp. Chia sẻ suy nghĩ cá nhân, kết bạn với bất kỳ ai trên thế giới, tham gia vào những hội nhóm cùng sở thích, cùng mối quan tâm,… mạng xã hội cho phép trẻ có thể làm bất kỳ điều gì bạn muốn.
Đó là cơ hội kết bạn với những người bạn trên khắp thế giới, trao đổi về văn hóa, quan điểm sống – khái niệm “công dân toàn cầu” có thể áp dụng ở đây.
Trẻ sẽ có thêm một không gian để trải nghiệm các kỹ năng giao tiếp, ứng xử và để trau dồi kiến thức. Đây cũng là một môi trường mới mẻ để con trẻ thể hiện sự quan tâm đối với bạn bè, người thân.
Tham gia vào mạng xã hội cũng giống như việc có một không gian khác cho con bạn thể hiện bản thân mình – tiền đề quan trọng để con trưởng thành sớm. Đó là những điều đáng mừng mà mạng xã hội mang đến cho trẻ khi tham gia vào các cộng đồng ảo này.
Ảnh hưởng gì?
Mạng xã hội tạo nên một “thế giới phẳng”, nơi mọi người giao lưu không giới hạn và có cơ hội thể hiện mình một cách không giới hạn. Tuy nhiên, đây cũng chính là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động tiêu cực tới quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách của những người chưa có nhiều kinh nghiệm giao tiếp trên mạng xã hội, đặc biệt là đối tượng học sinh. Con làm gì, gặp gỡ ai trên mạng xã hội, không cha mẹ nào có thể kiểm soát.
“Đài báo dạo này nhắc tới nhiều vụ cha mẹ hoàn toàn bất ngờ khi biết con mình vốn ngoan ngoãn lại dám lên mạng để chửi bới, thóa mạ người thân, hay thường xuyên văng tục, chửi bậy và tỏ vẻ đàn anh… trên thế giới ảo. Tôi nghe vậy càng sốt ruột, không biết các con lên FB làm những gì, gặp gỡ ai mà trở nên một con người khác như vậy” – Chị Thùy Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ trên một trang diễn đàn dành cho cha mẹ.
Anh Minh Tuấn (Đống Đa, Hà Nội) cũng bày tỏ nỗi lo lắng: “Bạn có thể quản lý nổi không khi trẻ ngồi trong phòng dùng một cái nick ảo nào đó của facebook, yahoo và rất nhiều thứ khác để liên hệ với một người nào đó ở đâu đó mà bạn chẳng biết nguồn gốc, mục đích tiếp cận con bạn là gì? Thực sự, vấn đề quản lý con cái thời đại công nghệ khiến tôi đau đầu và có phần bế tắc.”
Như vậy có thể thấy, trong thế giới mạng xã hội, các em nhỏ được phép chia sẻ mọi suy nghĩ đồng nghĩa với việc không ai có thể ngăn con buông ra những lời tục tĩu nhằm bôi xấu, thóa mạ người khác.
Các em nhỏ được kết bạn với bạn bè trên khắp thế giới cũng kéo theo việc không ai có thể ngăn trẻ giao lưu với những người có ý đồ xấu muốn lợi dụng.
Các em được tham gia vào bất kỳ hội nhóm nào không có nghĩa mọi hội nhóm đều mang lại những điều tốt đẹp. Điều đáng mừng luôn đi kèm với những điều đáng lo ngại. Cơ hội mở ra càng nhiều, nguy cơ tiềm ẩn càng nhiều.
Định hướng trẻ
Tuy có những mặt tác động tiêu cực nhưng mạng xã hội vẫn là một nơi để con bạn phát triển nếu biết tận dụng tốt “mảnh đất” này. Giáo dục trẻ trong thời đại công nghệ có rất nhiều điểm khác biệt mà các phụ huynh cần chú ý.
Và ông bố bà mẹ thông minh thời công nghệ là ông bố bà mẹ biết hướng dẫn con sử dụng mạng xã hội đúng cách để con có cơ hội phát triển và thành công sớm hơn.
Trước những băn khoăn của các bậc phụ huynh, trường Phổ thông Liên cấp Olympia tổ chức Hội thảo "Tác động của Mạng xã hội đến tuổi vị thành niên – Những điều cha mẹ cần chú ý".
Hội thảo sẽ có sự tham gia của diễn giả Nguyễn Đình Thành - Giám đốc Tư vấn Chiến lược Truyền thông Le Bros – Đồng sáng lập PR Elite School. Ông Thành sẽ chia sẻ về cách định hướng giúp con sử dụng Mạng xã hội hiệu quả và an toàn.
Tuyết Trần
Nếu như muốn nói tới một không gian thực sự “không biên giới” thì không có gì khác ngoài mạng xã hội. Facebook, Twitter, Instagram… là những mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn thế giới hiện nay.
Mạng xã hội hiện đã rất phổ biến với nhiều học sinh |
Hơn nữa, là một công dân của thế giới mạng xã hội, trẻ hoàn toàn bình đẳng và tự do trong giao tiếp. Chia sẻ suy nghĩ cá nhân, kết bạn với bất kỳ ai trên thế giới, tham gia vào những hội nhóm cùng sở thích, cùng mối quan tâm,… mạng xã hội cho phép trẻ có thể làm bất kỳ điều gì bạn muốn.
Đó là cơ hội kết bạn với những người bạn trên khắp thế giới, trao đổi về văn hóa, quan điểm sống – khái niệm “công dân toàn cầu” có thể áp dụng ở đây.
Trẻ sẽ có thêm một không gian để trải nghiệm các kỹ năng giao tiếp, ứng xử và để trau dồi kiến thức. Đây cũng là một môi trường mới mẻ để con trẻ thể hiện sự quan tâm đối với bạn bè, người thân.
Tham gia vào mạng xã hội cũng giống như việc có một không gian khác cho con bạn thể hiện bản thân mình – tiền đề quan trọng để con trưởng thành sớm. Đó là những điều đáng mừng mà mạng xã hội mang đến cho trẻ khi tham gia vào các cộng đồng ảo này.
Ảnh hưởng gì?
Mạng xã hội tạo nên một “thế giới phẳng”, nơi mọi người giao lưu không giới hạn và có cơ hội thể hiện mình một cách không giới hạn. Tuy nhiên, đây cũng chính là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ tác động tiêu cực tới quá trình phát triển, hoàn thiện nhân cách của những người chưa có nhiều kinh nghiệm giao tiếp trên mạng xã hội, đặc biệt là đối tượng học sinh. Con làm gì, gặp gỡ ai trên mạng xã hội, không cha mẹ nào có thể kiểm soát.
Nhiều bậc cha mẹ lo lắng không biết cách quản lý con cái trong thời đại công nghệ |
“Đài báo dạo này nhắc tới nhiều vụ cha mẹ hoàn toàn bất ngờ khi biết con mình vốn ngoan ngoãn lại dám lên mạng để chửi bới, thóa mạ người thân, hay thường xuyên văng tục, chửi bậy và tỏ vẻ đàn anh… trên thế giới ảo. Tôi nghe vậy càng sốt ruột, không biết các con lên FB làm những gì, gặp gỡ ai mà trở nên một con người khác như vậy” – Chị Thùy Linh (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ trên một trang diễn đàn dành cho cha mẹ.
Anh Minh Tuấn (Đống Đa, Hà Nội) cũng bày tỏ nỗi lo lắng: “Bạn có thể quản lý nổi không khi trẻ ngồi trong phòng dùng một cái nick ảo nào đó của facebook, yahoo và rất nhiều thứ khác để liên hệ với một người nào đó ở đâu đó mà bạn chẳng biết nguồn gốc, mục đích tiếp cận con bạn là gì? Thực sự, vấn đề quản lý con cái thời đại công nghệ khiến tôi đau đầu và có phần bế tắc.”
Như vậy có thể thấy, trong thế giới mạng xã hội, các em nhỏ được phép chia sẻ mọi suy nghĩ đồng nghĩa với việc không ai có thể ngăn con buông ra những lời tục tĩu nhằm bôi xấu, thóa mạ người khác.
Các em nhỏ được kết bạn với bạn bè trên khắp thế giới cũng kéo theo việc không ai có thể ngăn trẻ giao lưu với những người có ý đồ xấu muốn lợi dụng.
Các em được tham gia vào bất kỳ hội nhóm nào không có nghĩa mọi hội nhóm đều mang lại những điều tốt đẹp. Điều đáng mừng luôn đi kèm với những điều đáng lo ngại. Cơ hội mở ra càng nhiều, nguy cơ tiềm ẩn càng nhiều.
Định hướng trẻ
Tuy có những mặt tác động tiêu cực nhưng mạng xã hội vẫn là một nơi để con bạn phát triển nếu biết tận dụng tốt “mảnh đất” này. Giáo dục trẻ trong thời đại công nghệ có rất nhiều điểm khác biệt mà các phụ huynh cần chú ý.
Không phải bậc phụ huynh nào cũng biết định hướng cho trẻ dùng mạng xã hội đúng cách |
Và ông bố bà mẹ thông minh thời công nghệ là ông bố bà mẹ biết hướng dẫn con sử dụng mạng xã hội đúng cách để con có cơ hội phát triển và thành công sớm hơn.
Trước những băn khoăn của các bậc phụ huynh, trường Phổ thông Liên cấp Olympia tổ chức Hội thảo "Tác động của Mạng xã hội đến tuổi vị thành niên – Những điều cha mẹ cần chú ý".
Hội thảo sẽ có sự tham gia của diễn giả Nguyễn Đình Thành - Giám đốc Tư vấn Chiến lược Truyền thông Le Bros – Đồng sáng lập PR Elite School. Ông Thành sẽ chia sẻ về cách định hướng giúp con sử dụng Mạng xã hội hiệu quả và an toàn.
Tuyết Trần
Bình luận