Học sinh không làm được bài, bật khóc vì đề thi ViOlympic quá khó còn giáo viên cũng phải mất thời gian lâu mới giải được.
“Với tính chất một sân chơi như ViOlympic lại được cộng điểm khi học sinh thi vào THCS thì khác nào đang tạo áp lực cho học sinh buộc phải có giải khi tham gia cuộc thi. Điều đó khiến ViOlympic không còn là sân chơi”, thầy Văn Như Cương cho hay.
ViOlympic là cuộc thi cấp Quốc gia về Toán học trên Internet (Giải toán bằng tiếng Việt và Giải toán bằng tiếng Anh) do Bộ GD-ĐT chỉ đạo, Tập đoàn FPT và ĐH FPT là đơn vị tổ chức.
Mang ý nghĩa là một sân chơi, khuyến khích học sinh học Toán, cuộc thi dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc. Lần thứ 7 tổ chức, cuộc thi ViOlympic đã vượt mốc 20 triệu thành viên và phổ biến tới 702 quận, huyện thuộc 62 tỉnh thành trên cả nước.
Tuy nhiên, kì thi ViOlympic những ngày qua ở vòng thi cấp quận/huyện, đề thi quá khó, nhiều học sinh không làm được bài.
Thậm chí, với những câu hỏi trong đề thi ngay cả những giáo viên kinh nghiệm nhiều năm ôn thi cũng phải “ngược xuôi” mới có thể giải được.
Một giáo viên tiểu học công tác tại tỉnh Hải Dương chia sẻ, tổ chức cuộc thi ViOlympic với mục tiêu tạo một sân chơi toán học rất hay.
Tuy nhiên, đề thi không nên ra theo kiểu “thách thức” như vừa rồi vì ở một số vùng quê học sinh không được thầy cô hướng dẫn ôn tập nhiều khi tham gia cuộc thi.
Hơn nữa, ở các vùng nông thôn, học sinh nắm vững tất cả kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa đã khó chứ chưa nói đến học để thi ViOlympic.
Vậy mà, ở đề thi cấp quận/huyện vừa rồi đề thi quá khó, rất ít học sinh có thể làm được hết. Nhiều em bước ra khỏi phòng thi mặt rười rượi mà thương các con.
Ở các trường khác cũng có nhiều học sinh làm hết bài nhưng đó là những em được bố mẹ nhờ gia sư tới tận nhà ôn luyện. Chứ học chương trình trong sách giáo khoa tôi khẳng định không thể làm được.
Nếu ViOlympic vẫn mang tính chất một sân chơi tại sao không tạo cho các em một cảm giác thoải mái với những câu hỏi vừa sức các em.
Nếu tổ chức kì thi với nhiều câu hỏi khó như vòng thi cấp quận/huyện của kì thi ViOlympic vừa rồi thì Bộ GD&ĐT cũng nên tính toán cho học sinh thời gian học và ôn luyện giống như kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Bởi lẽ, nếu là sân chơi thì từ sách giáo khoa các em được học gì thi các câu hỏi trong đề thi cũng chỉ nên xoay quanh sách giáo khoa.
Đồng quan điểm, một giáo viên chủ nhiệm lớp 1 xin giấu tên chia sẻ: “Nói thật, cuộc thi này gây quá nhiều áp lực cho cả giáo viên và học sinh. Nó không còn là một sân chơi nữa. Bởi trường mình áp chỉ tiêu phải có học sinh đoạt giải cấp huyện.
Vậy là, giáo viên phải cố gắng, phải ép các em học ngày, học đêm. Nếu không đoạt được chỉ tiêu cuối năm không hoàn thành kế hoạch sẽ không được xếp loại tốt.
Cả tuần vừa rồi có cô giáo ở trường mình còn lôi cả học sinh về nhà dạy buổi tối. Cả cô cả trò ôn một cách ráo riết. Bản thân mình là giáo viên đứng lớp ôn mà còn thấy quá mệt mỏi chứ chưa nói gì các em học sinh”.
Cũng theo giáo viên này, điều thứ 2 là đề thi quá khó. Dạy lớp 1 giảng cho học sinh các bài ViOlympic nhưng học sinh cũng quá khó hiểu nhưng vì chỉ tiêu nên vẫn cứ phải giảng vì giáo viên thì áp lực nên phải ép học sinh thi.
Tổ chức kì thi đúng nghĩa một sân chơi thì nên làm 1 buổi giao lưu. Mình rất ủng hộ kiểu giao lưu toán tuổi thơ lớp 4,5 mà huyện mình đang tổ chức.
Thi kiểu đó đúng là một sân chơi, một ngày hội của các con. Năm nay lớp mình có 8 cháu thi ViOlypic thì có 4 cháu đạt 225 điểm trở lên. Cả khối có duy nhất 1 cháu được 300 điểm.
Một giáo viên khác cho rằng, Violympic là 1 sân chơi trí tuệ nhưng lại độc quyền và thực sự chỉ dành cho học sinh giỏi có luyện thi chứ học sinh bình thường ko theo nổi.
Vì thế, vòng thi cấp quận/huyện vừa rồi nhiều trường không có thí sinh đạt 300 điểm.
Một giáo viên khác cũng không giấu nổi sự xót xa khi thấy học sinh lớp 5 làm không được bài đã oà khóc, khiến học sinh lớp 4 chuẩn bị vào thi cũng khóc theo. Cả phòng thi sụt sịt và tràn ngập lo lắng.
Kỳ thi cấp quận huyện vừa kết thúc nhưng các giáo viên đã phải sắm nắm, hỏi han nhau đề thi vòng tiếp theo để lao vào cuộc đua mới.
Bên cạnh đó, thầy Văn Như Cương - Chủ tịch HĐQT trường Lương Thế Vinh cho hay: “Với tính chất một sân chơi như ViOlympic mà lại quy định sẽ được cộng điểm khi học sinh thi vào THCS thì khác nào chúng ta đang liên tiếp tạo áp lực cho học sinh và giáo viên buộc họ phải có giải mang về khi tham gia cuộc thi”
"Để khuyến khích các em học Toán, tôi nghĩ các em nên mua cuốn Toán học tuổi thơ và Toán học tuổi trẻ về và tự nghiên cứu cách giải. Hiện nay, tại các trường tiểu học cũng tổ chức quá nhiều cuộc thi như cuộc thi Toán học ở Mĩ, toàn bộ bài thi sẽ được chuyển qua Mĩ để chấm gây không ít tốn kém và áp lực cho học sinh. Nhất là đề thi trong các cuộc thi này mang tính chất “đánh đố thí sinh” khiến thí sinh bật khóc như vòng thi quận/ huyện như kì thi ViOlympic vừa qua”.
Nguồn: Hoàng Thanh/Infonet
“Với tính chất một sân chơi như ViOlympic lại được cộng điểm khi học sinh thi vào THCS thì khác nào đang tạo áp lực cho học sinh buộc phải có giải khi tham gia cuộc thi. Điều đó khiến ViOlympic không còn là sân chơi”, thầy Văn Như Cương cho hay.
ViOlympic là cuộc thi cấp Quốc gia về Toán học trên Internet (Giải toán bằng tiếng Việt và Giải toán bằng tiếng Anh) do Bộ GD-ĐT chỉ đạo, Tập đoàn FPT và ĐH FPT là đơn vị tổ chức.
Mang ý nghĩa là một sân chơi, khuyến khích học sinh học Toán, cuộc thi dành cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12 trên toàn quốc. Lần thứ 7 tổ chức, cuộc thi ViOlympic đã vượt mốc 20 triệu thành viên và phổ biến tới 702 quận, huyện thuộc 62 tỉnh thành trên cả nước.
Thí sinh thi ViOlympic. |
Tuy nhiên, kì thi ViOlympic những ngày qua ở vòng thi cấp quận/huyện, đề thi quá khó, nhiều học sinh không làm được bài.
Thậm chí, với những câu hỏi trong đề thi ngay cả những giáo viên kinh nghiệm nhiều năm ôn thi cũng phải “ngược xuôi” mới có thể giải được.
Một giáo viên tiểu học công tác tại tỉnh Hải Dương chia sẻ, tổ chức cuộc thi ViOlympic với mục tiêu tạo một sân chơi toán học rất hay.
Tuy nhiên, đề thi không nên ra theo kiểu “thách thức” như vừa rồi vì ở một số vùng quê học sinh không được thầy cô hướng dẫn ôn tập nhiều khi tham gia cuộc thi.
Hơn nữa, ở các vùng nông thôn, học sinh nắm vững tất cả kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa đã khó chứ chưa nói đến học để thi ViOlympic.
Vậy mà, ở đề thi cấp quận/huyện vừa rồi đề thi quá khó, rất ít học sinh có thể làm được hết. Nhiều em bước ra khỏi phòng thi mặt rười rượi mà thương các con.
Ở các trường khác cũng có nhiều học sinh làm hết bài nhưng đó là những em được bố mẹ nhờ gia sư tới tận nhà ôn luyện. Chứ học chương trình trong sách giáo khoa tôi khẳng định không thể làm được.
Nếu ViOlympic vẫn mang tính chất một sân chơi tại sao không tạo cho các em một cảm giác thoải mái với những câu hỏi vừa sức các em.
Thí sinh tham gia thi ViOlympic |
Nếu tổ chức kì thi với nhiều câu hỏi khó như vòng thi cấp quận/huyện của kì thi ViOlympic vừa rồi thì Bộ GD&ĐT cũng nên tính toán cho học sinh thời gian học và ôn luyện giống như kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia.
Bởi lẽ, nếu là sân chơi thì từ sách giáo khoa các em được học gì thi các câu hỏi trong đề thi cũng chỉ nên xoay quanh sách giáo khoa.
Đồng quan điểm, một giáo viên chủ nhiệm lớp 1 xin giấu tên chia sẻ: “Nói thật, cuộc thi này gây quá nhiều áp lực cho cả giáo viên và học sinh. Nó không còn là một sân chơi nữa. Bởi trường mình áp chỉ tiêu phải có học sinh đoạt giải cấp huyện.
Vậy là, giáo viên phải cố gắng, phải ép các em học ngày, học đêm. Nếu không đoạt được chỉ tiêu cuối năm không hoàn thành kế hoạch sẽ không được xếp loại tốt.
Cả tuần vừa rồi có cô giáo ở trường mình còn lôi cả học sinh về nhà dạy buổi tối. Cả cô cả trò ôn một cách ráo riết. Bản thân mình là giáo viên đứng lớp ôn mà còn thấy quá mệt mỏi chứ chưa nói gì các em học sinh”.
Cũng theo giáo viên này, điều thứ 2 là đề thi quá khó. Dạy lớp 1 giảng cho học sinh các bài ViOlympic nhưng học sinh cũng quá khó hiểu nhưng vì chỉ tiêu nên vẫn cứ phải giảng vì giáo viên thì áp lực nên phải ép học sinh thi.
Tổ chức kì thi đúng nghĩa một sân chơi thì nên làm 1 buổi giao lưu. Mình rất ủng hộ kiểu giao lưu toán tuổi thơ lớp 4,5 mà huyện mình đang tổ chức.
Thi kiểu đó đúng là một sân chơi, một ngày hội của các con. Năm nay lớp mình có 8 cháu thi ViOlypic thì có 4 cháu đạt 225 điểm trở lên. Cả khối có duy nhất 1 cháu được 300 điểm.
Một giáo viên khác cho rằng, Violympic là 1 sân chơi trí tuệ nhưng lại độc quyền và thực sự chỉ dành cho học sinh giỏi có luyện thi chứ học sinh bình thường ko theo nổi.
Vì thế, vòng thi cấp quận/huyện vừa rồi nhiều trường không có thí sinh đạt 300 điểm.
Một giáo viên khác cũng không giấu nổi sự xót xa khi thấy học sinh lớp 5 làm không được bài đã oà khóc, khiến học sinh lớp 4 chuẩn bị vào thi cũng khóc theo. Cả phòng thi sụt sịt và tràn ngập lo lắng.
Kỳ thi cấp quận huyện vừa kết thúc nhưng các giáo viên đã phải sắm nắm, hỏi han nhau đề thi vòng tiếp theo để lao vào cuộc đua mới.
Bên cạnh đó, thầy Văn Như Cương - Chủ tịch HĐQT trường Lương Thế Vinh cho hay: “Với tính chất một sân chơi như ViOlympic mà lại quy định sẽ được cộng điểm khi học sinh thi vào THCS thì khác nào chúng ta đang liên tiếp tạo áp lực cho học sinh và giáo viên buộc họ phải có giải mang về khi tham gia cuộc thi”
"Để khuyến khích các em học Toán, tôi nghĩ các em nên mua cuốn Toán học tuổi thơ và Toán học tuổi trẻ về và tự nghiên cứu cách giải. Hiện nay, tại các trường tiểu học cũng tổ chức quá nhiều cuộc thi như cuộc thi Toán học ở Mĩ, toàn bộ bài thi sẽ được chuyển qua Mĩ để chấm gây không ít tốn kém và áp lực cho học sinh. Nhất là đề thi trong các cuộc thi này mang tính chất “đánh đố thí sinh” khiến thí sinh bật khóc như vòng thi quận/ huyện như kì thi ViOlympic vừa qua”.
Nguồn: Hoàng Thanh/Infonet
Bình luận