(VTC News) - Việc các trường đại học dự kiến đồng loạt tăng học phí kịch trần đã được nhiều chuyên gia giáo dục nhìn nhận đa chiều.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo về mức trần học phí mới ở các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn từ năm 2015-2016 đến 2020-2021.
Theo dự thảo, mức trần học phí trình độ đào tạo đại học tại trường công lập đại trà (không tự chủ tài chính) vẫn tính theo 3 nhóm ngành nghề đào tạo: khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản; khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch; y dược.
Mức tăng học phí giai đoạn mới của tất cả nhóm ngành nghề đều là 10%/năm tính từ mức trần học phí năm học 2014-2015.
Cụ thể, học phí trình độ đại học tại trường công lập năm học 2015-2016 sẽ dao động 605.000-880.000 đồng/tháng, tùy nhóm ngành nghề. Với năm học kéo dài 10 tháng, mỗi sinh viên sẽ đóng 6-8,8 triệu đồng.
Đối với các trường tự chủ tài chính, mức trần học phí cũng được phân theo nhóm ngành nghề.
Trường ĐH Kinh tế TP HCM có mức học phí bình quân đối với các chương trình đại trà là 14,5 triệu đồng năm học 2015-2016 và sẽ lên tới 16,5 triệu đồng năm học 2016- 2017.
Tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, mức thu học phí bình quân tối đa đối với ĐH chính quy năm 2015-2016 là 14,5 triệu đồng, năm 2016-2017 là 16,5 triệu đồng.
Trường ĐH Hà Nội cũng có mức học phí tối đa của trường là 7,8 triệu đồng, năm 2015- 2016 tăng lên 12 triệu đồng và đến năm 2016-2017 là 14 triệu đồng.
Trường ĐH Ngoại thương có mức thu học phí năm 2015-2016 là 14,5 triệu đồng, năm 2016-2017 là 16 triệu.
Trường ĐH Điện Lực, Học viện Nông nghiệp cũng có mức học phí từ 12-15,5 triệu/năm.
Nhiều ý kiến lo ngại việc tăng học phí đại học thì chất lượng đào tạo liệu có được đảm bảo tương ứng.
Bình luận về việc này, TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng giáo dục đại học Việt Nam cần phải chuyển mình mạnh mẽ để theo kịp với các nước trong khu vực và thế giới.
“Chúng ta đã và đang có rất nhiều mô hình giáo dục đại học khác nhau trên cả nước với những yêu cầu mới đòi hỏi sự nhiệt tâm và sáng tạo của giảng viên. Với mức lương hợp lý, chắc chắn các thầy cô sẽ giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống, giảm bớt những hoạt động ngoài luồng để dồn sức vào công việc và nghiên cứu”, TS Hương bày tỏ.
Những vấn đề hiện nay của giáo dục là do chính sách lương bổng cho giảng viên quá kém cỏi. Chính vì vậy, các thầy cô quá vất vả và không thể nhiệt tình làm việc khi phải lo lắng đến mức sống và các chi phí của gia đình.
Chia sẻ gánh nặng đó với giảng viên chính là việc làm thiết thực để đẩy mạnh chất lượng giáo dục đại học.
Lãnh đạo nhiều trường đại học cũng khẳng định bên cạnh việc tăng học phí đại học, nhà trường cam kết cung cấp dịch vụ đào tạo đa dạng, phù hợp với nhu cầu xã hội và theo chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại băn khoăn việc tăng học phí dẫn tới tình trạng lạm thu trong cơ sở các trường đại học.
Vì vậy, TS Vũ Thu Hương cũng khẳng định: “Học phí tăng đương nhiên trách nhiệm sẽ phải được kiểm soát chặt chẽ hơn”.
Cũng có cùng quan điểm này, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng khi tăng học phí là cần phải minh bạch, không được để xảy ra tình trạng trường lợi dụng tự chủ để lạm thu. Các trường cần phải công bố công khai trên internet để các sinh viên, dư luận xã hội có thể giám sát.
PGS Trần Xuân Nhĩ cũng nhấn mạnh cùng với việc tính học phí theo đúng chi phí đào tạo, nhà nước cần đẩy mạnh chính sách cho vay vốn không lấy lãi dài hạn hay cấp học bổng để giúp sinh viên nghèo có cơ hội đi học.
Trong khi đó, TS Vũ Thu Hương lại không quá lo lắng và cho rằng thời gian qua chúng ta có những chế độ chính sách riêng cho con em các vùng dân tộc, các gia đình thương binh liệt sĩ, các gia đình nghèo, khó khăn…
“Việc này, chắc chắn bộ Giáo dục và Đào tạo đã cân nhắc để trình Chính phủ phương án giải quyết. Việc có những chính sách này là hoàn toàn cần thiết và khả thi”, TS Vũ Thu Hương khẳng định.
Phạm Thịnh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo về mức trần học phí mới ở các cơ sở đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn từ năm 2015-2016 đến 2020-2021.
Theo dự thảo, mức trần học phí trình độ đào tạo đại học tại trường công lập đại trà (không tự chủ tài chính) vẫn tính theo 3 nhóm ngành nghề đào tạo: khoa học xã hội, kinh tế, luật, nông, lâm, thủy sản; khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật, khách sạn, du lịch; y dược.
Nhiều chuyên gia đồng tình việc tăng học phí đại học để nâng cao chất lượng |
Cụ thể, học phí trình độ đại học tại trường công lập năm học 2015-2016 sẽ dao động 605.000-880.000 đồng/tháng, tùy nhóm ngành nghề. Với năm học kéo dài 10 tháng, mỗi sinh viên sẽ đóng 6-8,8 triệu đồng.
Đối với các trường tự chủ tài chính, mức trần học phí cũng được phân theo nhóm ngành nghề.
Trường ĐH Kinh tế TP HCM có mức học phí bình quân đối với các chương trình đại trà là 14,5 triệu đồng năm học 2015-2016 và sẽ lên tới 16,5 triệu đồng năm học 2016- 2017.
Tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, mức thu học phí bình quân tối đa đối với ĐH chính quy năm 2015-2016 là 14,5 triệu đồng, năm 2016-2017 là 16,5 triệu đồng.
Trường ĐH Hà Nội cũng có mức học phí tối đa của trường là 7,8 triệu đồng, năm 2015- 2016 tăng lên 12 triệu đồng và đến năm 2016-2017 là 14 triệu đồng.
Trường ĐH Ngoại thương có mức thu học phí năm 2015-2016 là 14,5 triệu đồng, năm 2016-2017 là 16 triệu.
Trường ĐH Điện Lực, Học viện Nông nghiệp cũng có mức học phí từ 12-15,5 triệu/năm.
TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) |
Nhiều ý kiến lo ngại việc tăng học phí đại học thì chất lượng đào tạo liệu có được đảm bảo tương ứng.
Bình luận về việc này, TS Vũ Thu Hương (ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng giáo dục đại học Việt Nam cần phải chuyển mình mạnh mẽ để theo kịp với các nước trong khu vực và thế giới.
“Chúng ta đã và đang có rất nhiều mô hình giáo dục đại học khác nhau trên cả nước với những yêu cầu mới đòi hỏi sự nhiệt tâm và sáng tạo của giảng viên. Với mức lương hợp lý, chắc chắn các thầy cô sẽ giảm bớt những khó khăn trong cuộc sống, giảm bớt những hoạt động ngoài luồng để dồn sức vào công việc và nghiên cứu”, TS Hương bày tỏ.
Những vấn đề hiện nay của giáo dục là do chính sách lương bổng cho giảng viên quá kém cỏi. Chính vì vậy, các thầy cô quá vất vả và không thể nhiệt tình làm việc khi phải lo lắng đến mức sống và các chi phí của gia đình.
Chia sẻ gánh nặng đó với giảng viên chính là việc làm thiết thực để đẩy mạnh chất lượng giáo dục đại học.
Lãnh đạo nhiều trường đại học cũng khẳng định bên cạnh việc tăng học phí đại học, nhà trường cam kết cung cấp dịch vụ đào tạo đa dạng, phù hợp với nhu cầu xã hội và theo chuẩn quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại băn khoăn việc tăng học phí dẫn tới tình trạng lạm thu trong cơ sở các trường đại học.
Vì vậy, TS Vũ Thu Hương cũng khẳng định: “Học phí tăng đương nhiên trách nhiệm sẽ phải được kiểm soát chặt chẽ hơn”.
Cũng có cùng quan điểm này, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng khi tăng học phí là cần phải minh bạch, không được để xảy ra tình trạng trường lợi dụng tự chủ để lạm thu. Các trường cần phải công bố công khai trên internet để các sinh viên, dư luận xã hội có thể giám sát.
PGS Trần Xuân Nhĩ cũng nhấn mạnh cùng với việc tính học phí theo đúng chi phí đào tạo, nhà nước cần đẩy mạnh chính sách cho vay vốn không lấy lãi dài hạn hay cấp học bổng để giúp sinh viên nghèo có cơ hội đi học.
Trong khi đó, TS Vũ Thu Hương lại không quá lo lắng và cho rằng thời gian qua chúng ta có những chế độ chính sách riêng cho con em các vùng dân tộc, các gia đình thương binh liệt sĩ, các gia đình nghèo, khó khăn…
“Việc này, chắc chắn bộ Giáo dục và Đào tạo đã cân nhắc để trình Chính phủ phương án giải quyết. Việc có những chính sách này là hoàn toàn cần thiết và khả thi”, TS Vũ Thu Hương khẳng định.
Phạm Thịnh
Bình luận