Trong bài đăng tải trên các trang mạng http://blog.163.com và http://blog.sina.com.cn lúc 15h01’ ngày 15/5/2014, ông Lý Lệnh Hoa, chuyên viên nghiên cứu thuộc Trung tâm Thông tin Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về luật biển của Trung Quốc viết: “Công ước LHQ về luật biển năm 1982 được ký đã hơn 30 năm. Các lý lẽ pháp luật và nguyên tắc của Công ước trên phạm vi toàn cầu đã được bổ sung và phát triển qua thực tiễn của nhiều quốc gia.
Ngày 15/5/1996, chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn Công ước LHQ về luật biển năm 1982, vì vậy chúng ta cần phải hành xử theo khuôn phép của các điều khoản cơ bản và tinh thần của Công ước”.
Ông thẳng thừng phê phán: “Một số quan chức và chuyên gia, học giả Trung Quốc từ lâu nay vẫn phiến diện kiên trì quan điểm về thềm lục địa kéo dài tự nhiên và chủ trương về “Đường 9 đoạn”, một mình một chợ, không đếm xỉa người khác.
Họ xem thường sự phát triển nội hàm của tinh thần Công ước trong hơn 30 năm qua, đặc biệt là những nguyên tắc quốc tế đúng đắn hiện hành về xác định đường cơ sở lãnh hải, về địa vị pháp luật yếu của các đảo, bãi nhỏ. Điều đó đã làm hạn chế, gây khó khăn chồng chất cho công tác hoạch định ranh giới biển của Trung Quốc.
Mặt khác, do các nhân viên đàm phán của các đơn vị như Bộ Ngoại giao nhận thức và lý giải sai trái về lý luận và nguyên tắc phân định ranh giới biển, nên đã mắc những sai lầm nghiêm trọng trong đàm phán, dẫn đến trì hoãn việc phân giới, lãng phí nhiều sức người, sức của và tiền bạc của nhân dân”.
Học giả Lý Lệnh Hoa phân tích: “Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, Việt Nam và các nước ven Nam Hải (tức biển Đông) cần một môi trường chính trị hòa bình, ổn định trên biển.
Việc giải quyết các vấn đề ở Nam Hải (biển Đông) chủ yếu cần phải căn cứ vào tinh thần, những điều khoản cụ thể của Công ước LHQ về luật biển năm 1982 và tham khảo những lý luận, vụ việc thực tiễn trong phân định ranh giới biển trên thế giới hơn 30 năm qua kể từ sau khi Công ước được ký năm 1982 đến nay.
Hiện nay, việc Trung Quốc cần giải quyết và cần phải làm trước hết là hoạch định được ranh giới biển quốc tế chứ không phải là những việc khác. Chỉ khi đã xác định chính thức đường ranh giới biển thì việc khai thác biển mới có thể tiến hành thuận lợi được”.
Lý Lệnh Hoa khẳng định trách nhiệm không thể thoái thác của phía Trung Quốc trong việc phát sinh sự kiện căng thẳng hiện nay giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Ông viết: “Lý luận và phương pháp phân định ranh giới biển hiện nay là tiến hành theo nguyên tắc tỷ lệ giữa hình dạng bờ biển và độ dài bờ biển, được đông đảo các chuyên gia và chính phủ các quốc gia có biển chấp nhận.
Theo pháp luật quốc tế, ảnh hưởng của các đảo, bãi nhỏ trên Nam Hải (biển Đông) ảnh hưởng không lớn đến vị trí đường biên giới; việc xác định đường cơ sở và tiêu chuẩn hoạch định ranh giới biển của các quốc gia cần phải thống nhất cùng nhau.
Cuộc đàm phán về phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước Trung- Việt đã được khởi động nhiều năm qua không chỉ không đạt được tiến triển tích cực, mà hiện nay do vấn đề vị trí đặt giàn khoan (Hải Dương 981), đang diễn ra sự kiện xung đột...”.
Theo TPO
Ảnh: Nguyễn Huy |
Ông thẳng thừng phê phán: “Một số quan chức và chuyên gia, học giả Trung Quốc từ lâu nay vẫn phiến diện kiên trì quan điểm về thềm lục địa kéo dài tự nhiên và chủ trương về “Đường 9 đoạn”, một mình một chợ, không đếm xỉa người khác.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Họ xem thường sự phát triển nội hàm của tinh thần Công ước trong hơn 30 năm qua, đặc biệt là những nguyên tắc quốc tế đúng đắn hiện hành về xác định đường cơ sở lãnh hải, về địa vị pháp luật yếu của các đảo, bãi nhỏ. Điều đó đã làm hạn chế, gây khó khăn chồng chất cho công tác hoạch định ranh giới biển của Trung Quốc.
Mặt khác, do các nhân viên đàm phán của các đơn vị như Bộ Ngoại giao nhận thức và lý giải sai trái về lý luận và nguyên tắc phân định ranh giới biển, nên đã mắc những sai lầm nghiêm trọng trong đàm phán, dẫn đến trì hoãn việc phân giới, lãng phí nhiều sức người, sức của và tiền bạc của nhân dân”.
Học giả Lý Lệnh Hoa |
|
Việc giải quyết các vấn đề ở Nam Hải (biển Đông) chủ yếu cần phải căn cứ vào tinh thần, những điều khoản cụ thể của Công ước LHQ về luật biển năm 1982 và tham khảo những lý luận, vụ việc thực tiễn trong phân định ranh giới biển trên thế giới hơn 30 năm qua kể từ sau khi Công ước được ký năm 1982 đến nay.
Hiện nay, việc Trung Quốc cần giải quyết và cần phải làm trước hết là hoạch định được ranh giới biển quốc tế chứ không phải là những việc khác. Chỉ khi đã xác định chính thức đường ranh giới biển thì việc khai thác biển mới có thể tiến hành thuận lợi được”.
Lý Lệnh Hoa khẳng định trách nhiệm không thể thoái thác của phía Trung Quốc trong việc phát sinh sự kiện căng thẳng hiện nay giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.
Ông viết: “Lý luận và phương pháp phân định ranh giới biển hiện nay là tiến hành theo nguyên tắc tỷ lệ giữa hình dạng bờ biển và độ dài bờ biển, được đông đảo các chuyên gia và chính phủ các quốc gia có biển chấp nhận.
Theo pháp luật quốc tế, ảnh hưởng của các đảo, bãi nhỏ trên Nam Hải (biển Đông) ảnh hưởng không lớn đến vị trí đường biên giới; việc xác định đường cơ sở và tiêu chuẩn hoạch định ranh giới biển của các quốc gia cần phải thống nhất cùng nhau.
Cuộc đàm phán về phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ giữa hai nước Trung- Việt đã được khởi động nhiều năm qua không chỉ không đạt được tiến triển tích cực, mà hiện nay do vấn đề vị trí đặt giàn khoan (Hải Dương 981), đang diễn ra sự kiện xung đột...”.
Theo TPO
Bình luận