(VTC News) - Các học giả quốc tế đã thể hiện sự phẫn nộ khi nhìn thấy những vết đâm của tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở Hoàng Sa.
Phẫn nộ trước hành động của Trung Quốc
Chiều 21/6, các học giả, các nhà nghiên cứu tham dự “Hội thảo Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử” đã có chuyến thực địa, tham quan tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng bị Trung Quốc đâm chìm.
Trả lời câu hỏi của các học giả, bà Huỳnh Thị Như Hoa (SN 1977, trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), chủ tàu cá ĐNa 90152 nói: “Chúng tôi là những dân thường, vì mưu sinh nên đã ra khơi đánh bắt cá. Và việc đánh bắt cá này đã diễn ra từ xa xưa bởi đây là vùng biển chủ quyền của Việt Nam, là ngư trường của cha ông chúng tôi để lại.
Còn việc Trung Quốc ra thông báo cấm đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền Việt Nam là vô lý, bởi họ không có quyền áp đặt lệnh cấm của họ trên biển của Việt Nam. Chúng tôi bị Trung Quốc đâm khi chúng tôi đang đánh bắt hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam, không hề xâm phạm vùng biển Trung Quốc, nên hành vi đâm chìm tàu chúng tôi là điều rất vô lý”.
“Với hành vi tấn công của Trung Quốc trên biển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngư dân chúng tôi. Trước đó, Trung Quốc cũng có những hành vi rượt đuổi, nhưng từ khi có giàn khoan, hành vi của Trung Quốc hung hăng hơn và họ không rượt đuổi nữa mà đâm luôn. Họ dùng tàu sắt các loại từ quân sự cải hoán, hải giám… để tấn công chúng tôi”, thuyền trưởng tàu ĐNa 90152 Đặng Văn Nhân nói.
Sau khi tận mắt chứng kiến hình ảnh tàu cá ĐNa 90152 bị đâm chìm và lắng nghe ý kiến của chủ tàu, các chuyên gia, học giả đều bày tỏ bức xúc và phẫn nộ.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu vấn đề Biển Đông đến từ Đại học New South Wales nói: "Hành vi tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam của Trung Quốc là không thể chấp nhận. Đây là những bằng chứng xác thực, cụ thể cho thấy hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Qua lời kể của các ngư dân, tôi không thể nghĩ rằng Trung Quốc có thể hành động như vậy và ngăn cản các ngư dân cứu nhau."
Tiến sỹ Patrick Cronin, chuyên gia cố vấn cao cấp, Giám đốc Chương trình an ninh Châu Á, Thái Bình Dương quan ngại: “Hành vi đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của Trung Quốc là hành động gây ra thảm kịch đối với con người. Hành vi này không chỉ làm ảnh hưởng đến chủ tàu cá này và ngư dân đánh bắt cá trên biển, mà còn gây lo ngại cho toàn bộ cộng đồng các quốc gia trên vùng biển Đông”.
Cần đưa vấn đề ra tài phán quốc tế
Sáng cùng ngày, sau Lễ khai mạc Triển lãm “Hoàng Sa - Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”, các đại biểu đã tham dự hai phiên tọa đàm về hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam.
Các học giả đều cho rằng, về mặt pháp lý thì nhìn từ bất kỳ góc độ nào, hành động hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc là bất hợp pháp.
Việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan là không phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và việc Trung Quốc cố gắng thay đổi nguyên trạng là vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà chính Trung Quốc đã ký với ASEAN năm 2002.
Về hướng giải quyết trước việc Trung Quốc ngoan cố không rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam, các diễn giả cho rằng giải pháp tốt nhất hiện nay là sử dụng các biện pháp pháp lý và các cơ chế tài phán quốc tế. Trước tiên, cần yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và sử dụng các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế.
Đánh giá ý đồ của Trung Quốc trong việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, các ý kiến cho rằng hành động này của Trung Quốc là bước leo thang mới nhằm hiện thực hoá yêu sách “đường lưỡi bò” và độc chiếm Biển Đông; hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã phá vỡ nguyên trạng ở Biển Đông, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông.
Cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm của Philippines trong việc sử dụng biện pháp đấu tranh pháp lý.
Các diễn giả cho rằng hành động hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc là nhằm khống chế Biển Đông. Với việc Trung Quốc khống chế bãi cạn Scarbourgh của Philippines năm 2012 phía Đông “đường lưỡi bò”; lần này hạ đặt giàn khoan 981 ở phía Tây “đường lưỡi bò” và Trung Quốc đã nhiều lần diễn tập quân sự ở bãi Tăng Mẫu, điểm cực Nam của “đường lưỡi bò”, rõ ràng mục tiêu của Trung Quốc là từng bước hiện thực hoá “đường lưỡi bò”.
Hành động hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.
Nhiều ý kiến đã đánh giá cao nỗ lực và thiện chí giải quyết hòa bình tranh chấp của Việt Nam, cho rằng Việt Nam cần tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong vấn đề này để tạo sức ép với Trung Quốc, ngăn cản những hành động leo thang mới.
Bửu Lân
Phẫn nộ trước hành động của Trung Quốc
Chiều 21/6, các học giả, các nhà nghiên cứu tham dự “Hội thảo Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử” đã có chuyến thực địa, tham quan tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng bị Trung Quốc đâm chìm.
Tàu cá ĐNa 90152 của ngư dân Đà Nẵng bị Trung Quốc đâm chìm |
Trả lời câu hỏi của các học giả, bà Huỳnh Thị Như Hoa (SN 1977, trú phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Đà Nẵng), chủ tàu cá ĐNa 90152 nói: “Chúng tôi là những dân thường, vì mưu sinh nên đã ra khơi đánh bắt cá. Và việc đánh bắt cá này đã diễn ra từ xa xưa bởi đây là vùng biển chủ quyền của Việt Nam, là ngư trường của cha ông chúng tôi để lại.
Còn việc Trung Quốc ra thông báo cấm đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền Việt Nam là vô lý, bởi họ không có quyền áp đặt lệnh cấm của họ trên biển của Việt Nam. Chúng tôi bị Trung Quốc đâm khi chúng tôi đang đánh bắt hợp pháp trên vùng biển của Việt Nam, không hề xâm phạm vùng biển Trung Quốc, nên hành vi đâm chìm tàu chúng tôi là điều rất vô lý”.
“Với hành vi tấn công của Trung Quốc trên biển sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngư dân chúng tôi. Trước đó, Trung Quốc cũng có những hành vi rượt đuổi, nhưng từ khi có giàn khoan, hành vi của Trung Quốc hung hăng hơn và họ không rượt đuổi nữa mà đâm luôn. Họ dùng tàu sắt các loại từ quân sự cải hoán, hải giám… để tấn công chúng tôi”, thuyền trưởng tàu ĐNa 90152 Đặng Văn Nhân nói.
Sau khi tận mắt chứng kiến hình ảnh tàu cá ĐNa 90152 bị đâm chìm và lắng nghe ý kiến của chủ tàu, các chuyên gia, học giả đều bày tỏ bức xúc và phẫn nộ.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu vấn đề Biển Đông đến từ Đại học New South Wales nói: "Hành vi tấn công tàu cá của ngư dân Việt Nam của Trung Quốc là không thể chấp nhận. Đây là những bằng chứng xác thực, cụ thể cho thấy hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Qua lời kể của các ngư dân, tôi không thể nghĩ rằng Trung Quốc có thể hành động như vậy và ngăn cản các ngư dân cứu nhau."
Theo Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu vấn đề biển Đông, Đại học New South Wales. |
Tiến sỹ Patrick Cronin, chuyên gia cố vấn cao cấp, Giám đốc Chương trình an ninh Châu Á, Thái Bình Dương quan ngại: “Hành vi đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 của Trung Quốc là hành động gây ra thảm kịch đối với con người. Hành vi này không chỉ làm ảnh hưởng đến chủ tàu cá này và ngư dân đánh bắt cá trên biển, mà còn gây lo ngại cho toàn bộ cộng đồng các quốc gia trên vùng biển Đông”.
Cần đưa vấn đề ra tài phán quốc tế
Sáng cùng ngày, sau Lễ khai mạc Triển lãm “Hoàng Sa - Trường Sa: Phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt Nam”, các đại biểu đã tham dự hai phiên tọa đàm về hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam.
Các học giả đều cho rằng, về mặt pháp lý thì nhìn từ bất kỳ góc độ nào, hành động hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc là bất hợp pháp.
Việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan là không phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế và việc Trung Quốc cố gắng thay đổi nguyên trạng là vi phạm luật pháp quốc tế và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà chính Trung Quốc đã ký với ASEAN năm 2002.
Theo các nhà nhà nghiên cứu, cần đưa hành vi của Trung Quốc trên biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế |
Về hướng giải quyết trước việc Trung Quốc ngoan cố không rút giàn khoan và các tàu hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam, các diễn giả cho rằng giải pháp tốt nhất hiện nay là sử dụng các biện pháp pháp lý và các cơ chế tài phán quốc tế. Trước tiên, cần yêu cầu Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế và sử dụng các cơ quan giải quyết tranh chấp quốc tế.
Đánh giá ý đồ của Trung Quốc trong việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, các ý kiến cho rằng hành động này của Trung Quốc là bước leo thang mới nhằm hiện thực hoá yêu sách “đường lưỡi bò” và độc chiếm Biển Đông; hành động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã phá vỡ nguyên trạng ở Biển Đông, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải ở Biển Đông.
Cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm của Philippines trong việc sử dụng biện pháp đấu tranh pháp lý.
Các học giả bức xúc và phẫn nộ khi được biết tàu Trung Quốc đã nhiều lần tấn công, cố đâm chìm tàu cá ĐNa 90152 và ngăn cản việc cứu ngư dân |
Các diễn giả cho rằng hành động hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc là nhằm khống chế Biển Đông. Với việc Trung Quốc khống chế bãi cạn Scarbourgh của Philippines năm 2012 phía Đông “đường lưỡi bò”; lần này hạ đặt giàn khoan 981 ở phía Tây “đường lưỡi bò” và Trung Quốc đã nhiều lần diễn tập quân sự ở bãi Tăng Mẫu, điểm cực Nam của “đường lưỡi bò”, rõ ràng mục tiêu của Trung Quốc là từng bước hiện thực hoá “đường lưỡi bò”.
Hành động hạ đặt giàn khoan của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Việt Nam- Trung Quốc.
Nhiều ý kiến đã đánh giá cao nỗ lực và thiện chí giải quyết hòa bình tranh chấp của Việt Nam, cho rằng Việt Nam cần tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong vấn đề này để tạo sức ép với Trung Quốc, ngăn cản những hành động leo thang mới.
Bửu Lân
Bình luận