Tại hội thảo 'An ninh Biển Đông' ở Viện quan hệ quốc tế Na Uy, các học giả châu Âu cho rằng cái gọi là 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý.
Ngày 5/6, tại Viện quan hệ quốc tế Na Uy (NUPI) đã diễn ra hội thảo "An ninh biển ở Đông Á."
Ba diễn giả chính của hội thảo là giáo sư Geoffrey Till thuộc Khoa Nghiên cứu quốc phòng của trường King’s College London (Vương quốc Anh); tiến sỹ Sam Bateman thuộc Trung tâm quốc gia Australia về tài nguyên và an ninh biển, Đại học Wollongong; giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện nghiên cứu hòa bình Na Uy (PRIO).
Tham dự hội thảo có khoảng 30 đại biểu, gồm các học giả của NUPI, PRIO, Viện nghiên cứu quốc phòng Na Uy, đại diện Hiệp hội các chủ tàu biển Na Uy, đại diện một số Đại sứ quán các nước Đông Á…
Nội dung chính của hội thảo tập trung vào những thách thức đối với an ninh biển ở Đông Á, cụ thể là những căng thẳng mới có nguy cơ gây xung đột ở biển Hoa Đông và Biển Đông, nhu cầu cấp bách trong việc xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác an ninh biển ở châu Á-Thái Bình Dương.
Tại hội thảo, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy đã chuyển tới các đại biểu tham dự nhiều bản tin của Đại sứ quán với thông tin cập nhật, kèm theo phát biểu của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Đại diện Đại sứ quán Việt Nam cũng đã trao đổi với các học giả để làm rõ hơn các vấn đề họ quan tâm.
Về an ninh ở Biển Đông, các đại biểu đặc biệt lo ngại hành động đơn phương, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, cho rằng điều này đang gây lo ngại về an ninh và an toàn hàng hải quốc tế.
Một số học giả đã đề cập những biện pháp chính mà các nước lớn sử dụng hiện nay như tìm cách khống chế các đường biển quan trọng thông qua việc sử dụng sức mạnh hải quân hùng mạnh, làm phức tạp hóa các tranh chấp lãnh thổ, gia tăng các nguy cơ xung đột tiềm tàng ở khu vực do thiếu cơ chế hợp tác và cơ chế đàm phán hiệu quả.
Giáo sư Geoffrey Till nêu dẫn chứng việc thiếu tôn trọng và không thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được Trung Quốc và ASEAN ký năm 2002, thiếu quyết tâm chính trị khống chế xung đột tiềm tàng.
Đặc biệt, các đại biểu cũng thảo luận sôi nổi về hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như tác động của vấn đề này đối với an ninh và ổn định của Đông Á, vốn là điểm nóng của công luận thế giới hơn một tháng qua.
Giáo sư Stein Tonnesson và một số đại biểu nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Theo các đại biểu, cái gọi là 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, do đó không thể là cơ sở để đàm phán.
Các đại biểu kêu gọi Trung Quốc và các bên liên quan cần có cơ chế hiệu quả khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông và tiến hành đàm phán giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh khu vực.
Vietnam+
Ngày 5/6, tại Viện quan hệ quốc tế Na Uy (NUPI) đã diễn ra hội thảo "An ninh biển ở Đông Á."
Ba diễn giả chính của hội thảo là giáo sư Geoffrey Till thuộc Khoa Nghiên cứu quốc phòng của trường King’s College London (Vương quốc Anh); tiến sỹ Sam Bateman thuộc Trung tâm quốc gia Australia về tài nguyên và an ninh biển, Đại học Wollongong; giáo sư Stein Tonnesson thuộc Viện nghiên cứu hòa bình Na Uy (PRIO).
Đường lưỡi bò vô lý Trung Quốc vẽ trên Biển Đông |
Tham dự hội thảo có khoảng 30 đại biểu, gồm các học giả của NUPI, PRIO, Viện nghiên cứu quốc phòng Na Uy, đại diện Hiệp hội các chủ tàu biển Na Uy, đại diện một số Đại sứ quán các nước Đông Á…
Nội dung chính của hội thảo tập trung vào những thách thức đối với an ninh biển ở Đông Á, cụ thể là những căng thẳng mới có nguy cơ gây xung đột ở biển Hoa Đông và Biển Đông, nhu cầu cấp bách trong việc xây dựng lòng tin và tăng cường hợp tác an ninh biển ở châu Á-Thái Bình Dương.
Tại hội thảo, đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Na Uy đã chuyển tới các đại biểu tham dự nhiều bản tin của Đại sứ quán với thông tin cập nhật, kèm theo phát biểu của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Đại diện Đại sứ quán Việt Nam cũng đã trao đổi với các học giả để làm rõ hơn các vấn đề họ quan tâm.
Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc
|
Về an ninh ở Biển Đông, các đại biểu đặc biệt lo ngại hành động đơn phương, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc, cho rằng điều này đang gây lo ngại về an ninh và an toàn hàng hải quốc tế.
Một số học giả đã đề cập những biện pháp chính mà các nước lớn sử dụng hiện nay như tìm cách khống chế các đường biển quan trọng thông qua việc sử dụng sức mạnh hải quân hùng mạnh, làm phức tạp hóa các tranh chấp lãnh thổ, gia tăng các nguy cơ xung đột tiềm tàng ở khu vực do thiếu cơ chế hợp tác và cơ chế đàm phán hiệu quả.
Giáo sư Geoffrey Till nêu dẫn chứng việc thiếu tôn trọng và không thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được Trung Quốc và ASEAN ký năm 2002, thiếu quyết tâm chính trị khống chế xung đột tiềm tàng.
Video tàu kéo Trung Quốc đâm trực diện tàu Kiểm ngư Việt Nam
Đặc biệt, các đại biểu cũng thảo luận sôi nổi về hành động ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông, cũng như tác động của vấn đề này đối với an ninh và ổn định của Đông Á, vốn là điểm nóng của công luận thế giới hơn một tháng qua.
Giáo sư Stein Tonnesson và một số đại biểu nhấn mạnh rằng Trung Quốc cần phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Theo các đại biểu, cái gọi là 'đường lưỡi bò' của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, do đó không thể là cơ sở để đàm phán.
Các đại biểu kêu gọi Trung Quốc và các bên liên quan cần có cơ chế hiệu quả khống chế xung đột tiềm tàng ở Biển Đông và tiến hành đàm phán giải quyết tranh chấp một cách hòa bình, giữ gìn hòa bình, ổn định và an ninh khu vực.
Vietnam+
Bình luận