Không thể phủ nhận, một số bé có trí nhớ tốt hơn một số bé khác. Nhưng nói như vậy không có nghĩa trí nhớ thuộc phạm trù bẩm sinh mà nó phụ thuộc phần nhiều vào quá trình cha mẹ giúp bé rèn luyện trí nhớ.
1. Nhớ chuỗi các chữ viết:
Trước tiên, bạn đưa cho bé một chữ cái trong danh sách (thường là 3-5 từ) các từ theo một chủ đề mà bạn đã chọn. Nhiệm vụ của bé là đặt câu có những chữ cái đó. Lấy ví dụ, nếu bạn nói: trời mưa – cái ô – bông hoa. Tiếp đến, bạn gợi ý để bé đặt câu tự do với 3 cụm từ mẹ vừa đưa ra.
2. Làm quen với dãy số:
Tùy từng độ tuổi, bé có thể nhớ được dãy số gồm 3-7 chữ số liên tiếp. Để giúp bé dễ nhớ hơn, nên có khoảng dừng giữa các con số thay vì bạn đọc một lượt toàn bộ dãy số. Ví dụ: với dãy số 120899, bạn có thể tách từng hai cặp số một khi đọc là 12 08 99. Để cho bé làm quen với các dãy số, nên bắt đầu cho bé học thuộc số điện thoại của gia đình, ngày tháng năm sinh của bé, địa chỉ nhà…
3. Thơ và bài hát:
Các bé có xu hướng dễ nhớ câu từ hơn nếu chúng đi kèm với vần điệu hoặc giai điệu. Vì thế, bạn có thể dạy bé học thuộc lòng những bài thơ ngắn hoặc những bài ca đơn giản. Cách này vừa giúp bé giải trí vừa kích thích vùng não ghi nhớ ở bé.
4. Phương pháp liên tưởng:
Cách này giúp bé ghi nhớ tốt lại có tư duy hiệu quả do danh sách câu trả lời (với mỗi câu hỏi của mẹ) được kéo dài ra. Hỏi chuyện bé về những đồ vật, hiện tượng bé nhìn thấy hàng ngày, trên đoạn đường từ nhà đến lớp, chẳng hạn. Sau đó, bạn gợi ý để bé tìm câu trả lời, giải thích hiện tượng bằng sự tư duy của bé.
Lấy ví dụ, bé kể về chiếc đèn đỏ bên đường, mẹ sẽ hỏi: “Vì sao đèn lại sáng được?” rồi hướng bé đến sự liên tưởng những bóng điện trong nhà. Cuối cùng, bé có thể tìm thấy câu trả lời: “Đèn sáng nhờ có điện”. Ví dụ khác, nếu bé kể chuyện: “Mẹ ơi, lá cây đang rơi”, mẹ có thể thắc mắc: “Vì sao lá cây lại rơi được?” và gợi ý để bé hình dung, câu trả lời có thể là: “Do gió mạnh quá nên thổi lá cây rơi”.
1. Nhớ chuỗi các chữ viết:
Trước tiên, bạn đưa cho bé một chữ cái trong danh sách (thường là 3-5 từ) các từ theo một chủ đề mà bạn đã chọn. Nhiệm vụ của bé là đặt câu có những chữ cái đó. Lấy ví dụ, nếu bạn nói: trời mưa – cái ô – bông hoa. Tiếp đến, bạn gợi ý để bé đặt câu tự do với 3 cụm từ mẹ vừa đưa ra.
2. Làm quen với dãy số:
Tùy từng độ tuổi, bé có thể nhớ được dãy số gồm 3-7 chữ số liên tiếp. Để giúp bé dễ nhớ hơn, nên có khoảng dừng giữa các con số thay vì bạn đọc một lượt toàn bộ dãy số. Ví dụ: với dãy số 120899, bạn có thể tách từng hai cặp số một khi đọc là 12 08 99. Để cho bé làm quen với các dãy số, nên bắt đầu cho bé học thuộc số điện thoại của gia đình, ngày tháng năm sinh của bé, địa chỉ nhà…
3. Thơ và bài hát:
Các bé có xu hướng dễ nhớ câu từ hơn nếu chúng đi kèm với vần điệu hoặc giai điệu. Vì thế, bạn có thể dạy bé học thuộc lòng những bài thơ ngắn hoặc những bài ca đơn giản. Cách này vừa giúp bé giải trí vừa kích thích vùng não ghi nhớ ở bé.
4. Phương pháp liên tưởng:
Cách này giúp bé ghi nhớ tốt lại có tư duy hiệu quả do danh sách câu trả lời (với mỗi câu hỏi của mẹ) được kéo dài ra. Hỏi chuyện bé về những đồ vật, hiện tượng bé nhìn thấy hàng ngày, trên đoạn đường từ nhà đến lớp, chẳng hạn. Sau đó, bạn gợi ý để bé tìm câu trả lời, giải thích hiện tượng bằng sự tư duy của bé.
Lấy ví dụ, bé kể về chiếc đèn đỏ bên đường, mẹ sẽ hỏi: “Vì sao đèn lại sáng được?” rồi hướng bé đến sự liên tưởng những bóng điện trong nhà. Cuối cùng, bé có thể tìm thấy câu trả lời: “Đèn sáng nhờ có điện”. Ví dụ khác, nếu bé kể chuyện: “Mẹ ơi, lá cây đang rơi”, mẹ có thể thắc mắc: “Vì sao lá cây lại rơi được?” và gợi ý để bé hình dung, câu trả lời có thể là: “Do gió mạnh quá nên thổi lá cây rơi”.
Theo Diendantretho
Bình luận