(VTC News) – Lý Liên Kiệt từng 'làm mưa làm gió' với loạt phim Hoàng Phi Hồng, nhưng thực sự nhân vật Hoàng Phi Hồng là ai ngoài đời?
Nhưng có một điều không phải bàn cãi, Hoàng Phi Hồng là một trong những nhân vật võ thuật nổi tiếng nhất Trung Quốc.
Nhiều thế hệ người sinh năm 70, 80 ở Trung Quốc đều ít nhiều biết tới vị võ sư này qua loạt phim Hoàng Phi Hồng do Lý Liên Kiệt thủ vai.
Thậm chí cho tới hiện nay, trong các chương trình võ thuật quy mô lớn, người ta vẫn sử dụng bài hát “Nam nhi tự cường” trong phim Hoàng Phi Hồng, phiên bản do Lý Liên Kiệt thể hiện.
Theo báo chí chính thống Trung Quốc, cha của Hoàng Phi Hồng là Hoàng Kỳ Anh, là đệ tử đắc ý của với thiền sư Lục A Thái nổi tiếng trong chi phái Thiếu Lâm miền nam Trung Quốc (còn được gọi là Thiếu Lâm nam quyền).
Hoàng Phi Hồng tên thật là Hoàng Tích Dương, tên chữ là Đạt Vân. Ông sinh năm 1847 tại Phật Sơn, Quảng Đông – cái nôi võ thuật miền nam Trung Quốc. Giới nghiên cứu còn đang tranh cãi về xuất xứ của cái tên Phi Hồng, chưa ai rõ vì sao Hoàng Tích Dương lại được biết đến với cái tên Hoàng Phi Hồng.
Nhà của Hoàng Phi Hồng tại Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc |
Nhiều thế hệ người sinh năm 70, 80 ở Trung Quốc đều ít nhiều biết tới vị võ sư này qua loạt phim Hoàng Phi Hồng do Lý Liên Kiệt thủ vai.
Thậm chí cho tới hiện nay, trong các chương trình võ thuật quy mô lớn, người ta vẫn sử dụng bài hát “Nam nhi tự cường” trong phim Hoàng Phi Hồng, phiên bản do Lý Liên Kiệt thể hiện.
Lý Liên Kiệt thành danh với loạt phim Hoàng Phi Hồng |
Ca khúc Nam nhi tự cường trong loạt phim Hoàng Phi Hồng:
Công phu do Kỳ Anh truyền lại cho Phi Hồng chú trọng nhiều đến quyền pháp, đúng như giới võ thuật Trung Quốc xưa thường nói: nam quyền, bắc cước.
Theo cha từ năm 5 tuổi tập võ nghệ, năm 13 tuổi, Hoàng Phi Hồng cùng cha đi đến Quảng Châu - Phật Sơn để biểu diễn võ thuật và bán thuốc.
Quãng đời này về sau thường bị đem ra làm trò bêu riếu của các võ sư khác khi muốn hạ thấp tên tuổi Hoàng Phi Hồng.
Trên đường lưu lạc giang hồ, Hoàng Phi Hồng đã học thêm nhiều danh sư các môn võ khác nhau, do đó tài nghệ của ông còn nổi trội hơn cha mình.
Lý Liên Kiệt diễn lại tuyệt kỹ Vô ảnh cước của Hoàng Phi Hồng |
Trong đó, hai tuyệt kỹ thường được lên phim ảnh nhất là Hổ Hạc song hình quyền (quyền pháp mô phỏng thế tấn công, phòng thủ của Hổ và Hạc) và Vô ảnh cước.
Nhưng có một điều thường hay bị nhầm lẫn, Hoàng Phi Hồng không phải là một trong Quảng Đông thập hổ (10 con hổ Quảng Đông), chỉ có cha ông là Hoàng Kỳ Anh được xếp trong số đó.
Một số màn đánh đấm 'đã mắt' của 'Hoàng Phi Hồng' Lý Liên Kiệt:
“Kỹ nghệ giai tinh”
Báo chí Hong Kong nói Hoàng Phi Hồng khi còn sống không chỉ nổi tiếng với võ thuật xuất chúng, vô số lần đánh bại các cao thủ đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, phương Tây.
Ông còn có một tuyệt kỹ khác, điều quan trọng làm nên tên tuổi và tiền bạc, đó là tài chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền.
“Thời ấy, trên từ văn quan võ tướng, dưới từ học trò, nông dân, ai cũng bị bệnh cũng muốn được Hoàng sư phụ đích thân chẩn trị”, báo chí Hong Kong dẫn lời các nhân chứng sống cùng thời Hoàng Phi Hồng.
Một viên tướng nổi tiếng thời bấy giờ là Lưu Vĩnh Phúc (từng cầm quân Cờ đen đánh Pháp ở Việt Nam) viết tặng hiệu thuốc của Hoàng bốn chữ: Kỹ nghệ giai tinh (giỏi cả võ lẫn y thuật).
Báo chí Hong Kong nói Hoàng Phi Hồng khi còn sống không chỉ nổi tiếng với võ thuật xuất chúng, vô số lần đánh bại các cao thủ đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, phương Tây.
Ông còn có một tuyệt kỹ khác, điều quan trọng làm nên tên tuổi và tiền bạc, đó là tài chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền.
“Thời ấy, trên từ văn quan võ tướng, dưới từ học trò, nông dân, ai cũng bị bệnh cũng muốn được Hoàng sư phụ đích thân chẩn trị”, báo chí Hong Kong dẫn lời các nhân chứng sống cùng thời Hoàng Phi Hồng.
Một viên tướng nổi tiếng thời bấy giờ là Lưu Vĩnh Phúc (từng cầm quân Cờ đen đánh Pháp ở Việt Nam) viết tặng hiệu thuốc của Hoàng bốn chữ: Kỹ nghệ giai tinh (giỏi cả võ lẫn y thuật).
'Hoàng Phi Hồng' Lý Liên Kiệt trong màn đối đầu với cao bồi Mỹ:
Hoàng Phi Hồng để lại cho hậu thế một bài thuốc chữa bong gân, trật khớp khá nổi tiếng được giới y học Trung Quốc công nhận, nhưng nhiều bài thuốc khác của ông được cho là đã thất truyền.
Đặc biệt, những bài thuốc để luyện chưởng (giúp tay trở nên cứng cáp, chịu được lực tiếp xúc mạnh) giờ đây rất hiếm người được thấy.
Giới võ thuật ở Phật Sơn nói những bài thuốc đó giá trị không kém những tuyệt kỹ bí truyền, chỉ những cao thủ trong Hồng gia quyền (môn phái do Hoàng Phi Hồng sáng lập) mới được biết và dùng tới.
Chết trong nghèo khó
Trong loạt phim Hoàng Phi Hồng của Lý Liên Kiệt, có một phụ nữ nổi tiếng chỉ kém nhân vật chính, đó là Dì Mười Ba. Khán giả Việt Nam thời những năm 90 thế kỷ trước biết nhiều tới nhân vật xinh đẹp này qua diễn xuất của nữ minh tinh Quan Chi Lâm.
Trên thực tế, Hoàng Phi Hồng có 4 người vợ, và người vợ nào của ông cũng chết sớm. Do đó, có người nói Hoàng mang tướng sát vợ.
Chuyện gặp người vợ thứ tư được kể lại như một giai thoại: Năm đó Quế Lan 19 tuổi, một lần đi xem Hoàng Phi Hồng trình diễn võ thuật, không biết vì sao vị võ sư nổi tiếng lại làm văng chiếc giày vào mặt Quế Lan.
Quế Lan liền leo lên khán đài tát vào mặt Hoàng Phi Hồng một cái, nói: "Võ sư nổi tiếng như ông lại trình diễn võ thuật sơ ý thế à? Đây là chiếc giày, chứ nếu là vũ khí thì sao?". Sau đó ít lâu, Hoàng Phi Hồng xin cưới Quế Lan làm vợ, dù lúc đó ông đã 64 tuổi.
Năm 1924, thương đoàn Quảng Đông một tổ chức có sự ủng hộ của đế quốc Anh chống chính quyền Tôn Trung Sơn nổi lên ở Quảng Đông và đi cướp phá khắp nơi.
Đặc biệt, những bài thuốc để luyện chưởng (giúp tay trở nên cứng cáp, chịu được lực tiếp xúc mạnh) giờ đây rất hiếm người được thấy.
Giới võ thuật ở Phật Sơn nói những bài thuốc đó giá trị không kém những tuyệt kỹ bí truyền, chỉ những cao thủ trong Hồng gia quyền (môn phái do Hoàng Phi Hồng sáng lập) mới được biết và dùng tới.
Chết trong nghèo khó
Trong loạt phim Hoàng Phi Hồng của Lý Liên Kiệt, có một phụ nữ nổi tiếng chỉ kém nhân vật chính, đó là Dì Mười Ba. Khán giả Việt Nam thời những năm 90 thế kỷ trước biết nhiều tới nhân vật xinh đẹp này qua diễn xuất của nữ minh tinh Quan Chi Lâm.
Dì Mười Ba (trái) nổi tiếng không kém những nhân vật nam chính trong Hoàng Phi Hồng |
Chuyện gặp người vợ thứ tư được kể lại như một giai thoại: Năm đó Quế Lan 19 tuổi, một lần đi xem Hoàng Phi Hồng trình diễn võ thuật, không biết vì sao vị võ sư nổi tiếng lại làm văng chiếc giày vào mặt Quế Lan.
Quế Lan liền leo lên khán đài tát vào mặt Hoàng Phi Hồng một cái, nói: "Võ sư nổi tiếng như ông lại trình diễn võ thuật sơ ý thế à? Đây là chiếc giày, chứ nếu là vũ khí thì sao?". Sau đó ít lâu, Hoàng Phi Hồng xin cưới Quế Lan làm vợ, dù lúc đó ông đã 64 tuổi.
Năm 1924, thương đoàn Quảng Đông một tổ chức có sự ủng hộ của đế quốc Anh chống chính quyền Tôn Trung Sơn nổi lên ở Quảng Đông và đi cướp phá khắp nơi.
Hình tượng Hoàng Phi Hồng trong bộ phim How Wong Fei Hung Smashed The FIve Tigers (1960):
Hiệu thuốc nổi tiếng Bảo Chi Lâm cũng bị tổ chức này thiêu rụi.Quá uất ức, Hoàng Phi Hồng ngã bệnh rồi qua đời, hưởng thọ 78 tuổi.
Các tài liệu chính thức ở Trung Quốc cho biết, lúc lâm chung, Hoàng Phi Hồng cực kỳ nghèo khó, gần như không để lại di sản nào cho ‘dì Mười Ba’ Quế Lan.
Người vợ trẻ sau đó phải nhờ tới sự giúp đỡ của bạn bè, dắt díu hai đứa con trai riêng của chồng san Hong Kong sinh sống.
Lý Liên Kiệt và Chân Tử Đan đụng độ trong phim Hoàng Phi Hồng (1991)
Một điều nữa ít người biết, Hoàng Phi Hồng không dạy võ cho con là vì chuyện đau lòng thời trẻ.
Năm đó, Hoàng rất yêu thích đứa con tên Hoàng Hàn Sâm. Cậu bé này được cha chân truyền, lại có năng khiếu võ thuật cực cao nên Phi Hồng dốc tâm huyết để con trai nối nghiệp mình.
Thế nhưng, Hoàng Hàn Sâm lại bị những kẻ thù của Hoàng Phi Hồng ám toán bằng thủ đoạn tàn nhẫn nên đã bỏ mạng giữa lúc còn niên thiếu.
Từ đó về sau, Hoàng Phi Hồng giữ lời thề không dạy võ cho con cái. Hai người con sau này theo ‘dì Mười Ba’ Quế Lan sang Hong Kong dạy võ là do học lén từ những đệ tử của Hoàng Phi Hồng.
Văn Việt
Bình luận